Đau lưng xuống chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày cập nhật: 28/05/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau lưng xuống chân đôi khi chỉ là biểu hiện của trạng thái lao động quá mức. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì người bệnh cần đi thăm khám sớm. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin chi tiết về triệu chứng này, mời bạn đọc theo dõi.

Đau lưng xuống chân là triệu chứng của bệnh gì?

Những cơn đau lưng xuống chân xảy ra đột ngột hoặc thường xuyên có thể là do chấn thương hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là là các căn bệnh dẫn đến tình trạng này.

Chấn thương

Những trường hợp làm việc nặng nhọc, tập thể thao với cường độ cao sẽ rất dễ gặp tình trạng chấn thương xương khớp hay giãn dây chằng. Nếu vị trí tổn thương ở vùng lưng và xương chậu, người bệnh có thể gặp tình trạng đau lưng lan xuống mông và chân. Hơn nữa, người từng bị chấn thương do tai nạn nghề nghiệp hay tai nạn giao thông cũng có thể gặp triệu chứng này.

Chấn thương là một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng lan xuống chân
Chấn thương là một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng lan xuống chân

Khi các yếu tố từ bên ngoài tác động mạnh tới cột sống có thể gây đau lưng lan xuống chân, đặc biệt trong trường hợp chơi thể thao hoặc ngã tiếp xúc vùng xương chậu mạnh. Trong hầu hết các trường hợp thì tổn thương chỉ gây bầm tím. Tuy nhiên, khi chấn thương nghiêm trọng có thể dẫn tới tình trạng trật khớp hoặc gãy xương.

Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau lưng xuống chân. Theo thống kê lâm sàng, có hơn 80% các trường hợp đau từ thắt lưng xuống hai chân có nguyên nhân là do bệnh về dây thần kinh tọa.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể, kéo dài từ tủy sống tới mặt sau của chân. Do vậy, bệnh xảy ra khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép gây nên các cơn đau tại những vị trí mà nó đi qua.

Cơn đau dây thần kinh tọa thường bắt đầu ở thắt lưng, sau đó lan truyền xuống mông, lan ra sau bắp chân, cuối cùng đến các ngón chân. Bệnh nhân có thể gặp triệu chứng này ở một bên trái hoặc phải, hoặc cả 2 bên.

Thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cũng gặp tình trạng đau lưng xuống chân. Bởi lẽ, các khối thoái vị lệch khỏi vị trí sẽ chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh gây đau. Tình trạng đau nhức xuất hiện thường xuyên khi bệnh nhân vận động mạnh hoặc mang vác nặng.

Thoát vị đĩa đệm không chỉ khiến người bệnh bị đau lưng lan xuống chân mà thậm chí gây cản trở hoạt động thường ngày, chỉ có thể nằm yên một chỗ. Từ thoát vị đĩa đệm cũng có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như bệnh lý về rễ dây thần kinh, đau dây thần kinh tọa,… khiến triệu chứng ngày càng trầm trọng.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Theo thời gian, xương khớp dần bị mài mòn và dễ tổn thương hơn.

Khi các xương khớp bị thoái hóa sẽ dần hình thành nên những gai cột sống, chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau lưng và tê bì từ lưng xuống đến 2 chân. Những cơn đau kéo dài, âm ỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Thoái hoá cột sống ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh
Thoái hoá cột sống ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh

Theo các nhà khoa học, khi bất kỳ bộ phận nào của cột sống bị thoái hóa thì khó có thể phục hồi trở lại như ban đầu, ngày cả đối với trường hợp người bệnh trẻ tuổi. Do vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cách điều trị tốt nhất cho tình trạng này.

Hội chứng viêm khớp cùng chậu

Hội chứng viêm khớp cùng chậu là tình trạng vùng xương chậu bị viêm nhiễm dẫn đến xơ cứng khớp. Đây là một hội chứng thường xuất hiện ở những phụ nữ sau sinh.

Xơ cứng khớp khiến các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến vùng xương chậu bị tê bì, đau nhức khó chịu. Các cơn đau sẽ nhanh chóng lan xuống vùng chân khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển.

Viêm khớp cùng chậu cần được kiểm soát kịp thời. Nếu không ngoài việc cơn đau lưng xuống chân ngày càng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể mắc phải các bệnh lý như hội chứng Fitz-Hugh-Curtis, ứ nước vòi trứng, làm tăng nguy cơ bị vô sinh.

Đau lưng xuống chân có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám?

Những cơn đau xuống chân sẽ có mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng này xảy ra do các chấn thương hoặc các tác động từ bên ngoài thì không gây quá nhiều nguy hiểm. Người bệnh chỉ cần điều trị đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý thì cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Tuy nhiên, khi tình trạng đau lưng xuống chân xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý về xương khớp, nhiễm trùng hoặc các khối u thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Để càng lâu, các biến chứng nguy hiểm càng có thể xảy ra. Biến chứng thường gặp là:

  • Khả năng vận động của bệnh nhân bị suy giảm nhanh chóng.
  • Rối loạn cảm giác tay chân và mất kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Xuất hiện tình trạng teo cơ, thậm chí là bại liệt.
  • Ngoài dấu hiệu đau lưng lan xuống, người bệnh cũng cần lưu ý khi xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như:
  • Cơn đau diễn ra thường xuyên với mức độ đau tăng dần hoặc xuất hiện khi vận động mạnh, đi lại nhiều.
  • Cơn đau kèm theo triệu chứng sốt cao trên 38 độ và đổ mồ hôi lạnh.
  • Xuất hiện tình trạng sưng đỏ khớp hoặc những vết loét.

Thông thường các dấu hiệu của bệnh lý gây đau lưng xuống chân thường khá giống nhau. Do vậy, người bệnh cần chú ý thêm các triệu chứng kèm theo để phân biệt. Tốt nhất, vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất.

Các phương pháp điều trị tình trạng đau lưng lan xuống chân

Trước khi lựa chọn các phương pháp điều trị, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng bệnh. Sau đó, tuỳ vào tình trạng bệnh và mức độ đáp ứng của mỗi người, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.

Trước khi lựa chọn bất kỳ cách điều trị nào, bệnh nhân nên thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân
Trước khi lựa chọn bất kỳ cách điều trị nào, bệnh nhân nên thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân

Sau đây là một số phương pháp điều trị đau lưng xuống chân phổ biến nhất.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Thuốc Tây y có tác dụng giảm đau nhanh và hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên áp dụng khi cơn đau dữ dội, không thể chịu đựng được và có chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nên người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng.

  • Thuốc kháng viêm Nsaids: Đây là loại thuốc giảm đau kháng viêm mà người bệnh có thể sử dụng mà không cần tới đơn của bác sĩ. Một số thuốc kháng viêm không chứa steroid phổ biến như aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen,…
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ giúp giảm đau, giảm hiện tượng co cứng khớp và các cơ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ quá trình tuần hoàn màu, giúp xương khớp hoạt động dẻo dai hơn. Cụ thể là prenuff, notrixum, acrium.

Phẫu thuật được chỉ định khi tình trạng đau lưng xuống chân do dây thần kinh bị chèn ép quá mức hoặc xuất hiện khối u tại vùng bị đau. Phẫu thuật giúp loại bỏ những xương và mô đang chèn ép lên phần dây thần kinh. Từ đó chữa lành các tổn thương xương khớp. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao nên không phải là biện pháp được ưu tiên.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Đau lưng xuống chân trong Đông y thuộc chứng tý. Để khắc phục tình trạng ngày, các bài thuốc sẽ được phối ngũ để giải quyết căn nguyên bệnh, tức là sẽ tập trung bổ thận, hoạt huyết, mạnh gân cốt,…

Bài thuốc 1

Bài thuốc gồm các vị thuốc sau:

  • Hy Thiêm, Huyết Đằng, Vòi voi, Củ khúc khắc: mỗi loại 16g.
  • Cỏ xước, Sinh địa: mỗi loại 12g.
  • Phát dụ, Cúc ảo (rễ), Nam độc lực, Cà gai leo (rễ): mỗi loại 10g.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc được cho đồng thời vào ấm sắc, thêm lượng nước vừa đủ.
  • Đun ấm sắc thuốc đến sôi, rồi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa và cần giữ lửa đều khi sắc.
  • Khi đun phải chú ý căn thời gian để thuốc không bị cạn hết nước, sắc lấy khoảng 1 bát thuốc thì dừng, để nguội bớt và sử dụng.

Cách sử dụng: Uống mỗi ngày một thang thuốc, 1 lần/ngày là tốt nhất, nên uống khi còn nóng.

Bài thuốc 2

Bài thuốc gồm các vị thuốc sau:

  • Hy thiêm thảo, Cỏ xước (rễ), Cỏ mực: mỗi loại 16g.
  • Khúc khắc (củ) 20g.
  • Ngải cứu, Thương nhĩ tử: mỗi loại 2g.
Điều trị đau lưng xuống chân bằng các thuốc Đông y là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn
Điều trị đau lưng xuống chân bằng các thuốc Đông y là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn

Cách thực hiện:

  • Đem các vị thuốc đã chuẩn bị trên lần lượt đi sao vàng.
  • Sao vàng xong, cho vào ấm sắc, thêm nước vừa đủ.
  • Đun ấm sắc thuốc đến sôi, khi sôi chuyển nhỏ lửa dần, lưu ý không đun quá lửa và cần giữ lửa đều khi sắc. Sắc đến khi còn khoảng 2 bát nước thuốc thì chắt ra một ấm khác.
  • Lặp lại quy trình sắc trên thêm 2 lần nữa, lưu ý các nước sắc sau 3 lần sẽ được chắt ra vào cùng một ấm thuốc khác.
  • Sau khi thu được nước sắc của cả 3 lần, đem sắc lần cuối đến khi còn khoảng 2 bát thuốc thì dừng để sử dụng.

Cách sử dụng: Uống mỗi ngày một thang thuốc, chia thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày, nên uống khi còn nóng.

Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý rằng các bài thuốc Đông y sẽ đem lại hiệu quả chậm hơn so với việc sử dụng thuốc Tây y. Bệnh nhân đau lưng xuống chân cần kiên trì sử dụng một số liệu trình mới thấy được hiệu quả rõ rệt.

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng nhằm mục đích giảm đau, giảm tê bì và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Bài tập vật lý trị liệu bao gồm những phương pháp khác nhau như: chườm nóng lạnh, vận động trị liệu chiếu tia hồng ngoại, kéo giãn cột sống…

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp các liệu pháp như: Bấm huyệt, châm cứu hay xoa bóp để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn.

Châm cứu chữa đau lưng lan xuống chân

Hiện nay, phương pháp châm cứu được nhiều bệnh nhân đau lưng lựa chọn. Châm cứu sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, đồng thời giảm thiểu các triệu chứng đau đớn một cách nhanh chóng.

Một số cách châm cứu cơ bản trị đau lưng lan xuống chân bao gồm:

Châm cứu chữa đau lưng lan xuống mông và chân cấp tính

Tình trạng đau nhức lưng cấp tính sẽ xảy ra khi người bệnh làm việc quá sức, chơi thể thao cường độ mạnh hoặc do xoay chuyển tư thế đột ngột. Những hành động này khiến cho lưng bị đau ê ẩm, cơn đau lan cả xuống chân khiến việc đi lại của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.

Lúc này, thầy thuốc sẽ day ấn và châm cứu tại các huyệt: Thận du, Trật biên, Hoàn khiêu.

Phương pháp châm cứu đau thần kinh tọa

Với bệnh đau thần kinh tọa, thầy thuốc sẽ châm cứu tại những vị trí mà dây thần kinh tọa chạy qua (từ vùng thắt lưng đến các ngón chân) gồm: Huyệt thận du, huyệt thừa phủ, huyệt đại trường du, huyệt ủy trung, huyệt thừa sơn.

Châm cứu có tác dụng rất tích cực đối với việc điều trị
Châm cứu có tác dụng rất tích cực đối với việc điều trị

Châm cứu chữa đau lưng lan xuống chân do đĩa đệm bị thoái hóa

Khi đĩa đệm bị thoái hóa, các dây thần kinh sẽ phải chịu áp lực lớn dẫn tới những cơn đau dữ dội ở vùng lưng lan xuống chân. Để khắc phục tình trạng này thì cần day nhẹ hoặc châm cứu tại các huyệt Mệnh môn và Đại trường du. Hai huyệt đạo này sẽ tác động trực tiếp tới đĩa đệm, giúp phần xương khớp này phục hồi dần.

Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ điều trị bệnh

Xoa bóp, bấm huyệt trị đau lưng xuống chân là liệu pháp sử dụng lực của bàn tay để thực hiện các kỹ thuật xoa, day, ấn. Từ đó, tạo ra những tác động lên hệ thống gân cơ, dây thần kinh để kích hoạt cơ chế tự chữa bệnh bên trong cơ thể. Bằng cách tác động như vậy, kinh lạc sẽ được đả thông, chức năng tạng phủ cũng sẽ được điều hoà và tăng cường.

Dưới đây là các huyệt đạo thường được sử dụng để điều trị đau lưng xuống chân:

  • Huyệt Đại trường du: nằm ở vị trí dưới gai sống thắt lưng thứ 4, đo ngang sang hai bên 1,5 thốn. Bấm huyệt đạo này có tác dụng điều trường vị, hóa trệ, lý khí trong điều trị đau lưng, liệt chi dưới, đau thần kinh tọa…
  • Huyệt Thận du: nằm dưới gai sống thắt lưng thứ hai, đo ngang sang hai bên 1,5 thốn. Bấm huyệt đạo này có tác dụng trị đau thắt lưng, đau lưng, kiện gân cốt,…
  • Huyệt Thiên khu: nằm ở vị trí bụng, đo từ rốn ngang ra 2 thốn. Bấm huyệt đạo này giúp khí huyết lưu thông, hóa thấp, tiêu trệ; áp dụng trong điều trị đau lưng và các bệnh đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, không nên xoa bóp, bấm huyệt khi đang quá no hay quá đói. Tốt nhất là thực hiện sau bữa ăn ít nhất 2 tiếng.

Vận động trị liệu

Ngoài các phương pháp kể trên thì vận động trị liệu cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị của bệnh nhân. Vận động đúng cách giúp cho gân cốt được thư giãn, đồng thời đem đến cho người tập cảm giác thư thái, vui vẻ.

Bài tập cúi đầu xuống dưới

Bài tập này có công dụng giảm toàn bộ áp lực cho cột sống, giúp giảm đau cho vùng lưng dưới và kéo giãn cơ nên rất thích hợp cho những người ngồi làm việc lâu trong thời gian dài.

Các bài tập vận động cũng là một biện pháp hỗ trợ trị liệu
Các bài tập vận động cũng là một biện pháp hỗ trợ trị liệu

Cách thực hiện như sau:

  • Trải thảm tập ra sàn, hai tay và hai chân chống thẳng cố định tạo thành hình tam giác.
  • Giữ cho vùng xương bả vai hướng xuống, sử dụng tất cả các nhóm cơ ở phần lưng.
  • Tư thế này đôi khi gây khó chịu cho người mới bắt đầu, nên bạn đọc có thể cong đầu gối một chút để làm quen rồi từ từ vào tư thế chuẩn.
  • Giữ nguyên trong 10 giây rồi thả lỏng và lặp lại 5 lần rồi kết thúc bài tập.

Bài tập xoay cột sống

Bài tập này sẽ giúp thư giãn tối đa phần cơ lưng trên và lưng dưới, giảm cứng cơ hiệu quả bằng cách xoay cột sống.

Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh nằm ngửa trên thảm tập, hai tay mở thẳng ra hai bên.
  • Co hai đầu gối lại và xoay toàn bộ phần hông sang một bên, phần thân trên thả tự nhiên.
  • Giữ tư thế này vài giây rồi trở về tư thế ban đầu và tiếp tục với phía còn lại.
  • Thực hiện động tác 5 lần rồi kết thúc bài tập.

Với những trường hợp đau lưng lan xuống chân do các bệnh lý xương khớp mãn tính, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia vật lý trị liệu trước khi quyết định tập luyện.

Một số biện pháp phòng ngừa đau lưng lan xuống chân

Không có phương pháp phòng ngừa hoàn toàn nào cho các cơn đau lưng xuống chân hay các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, bạn đọc có thể giảm thiểu nguy cơ gây ra tình trạng này thông qua các biện pháp sau đây:

  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp và cơ thể, đồng thời hạn chế việc hoạt động quá sức, mang vác vật nặng thường xuyên.
  • Duy trì mức cân nặng ở mức hợp lý, có biện pháp giảm cân với trường hợp béo phì để hạn chế các áp lực lên cột sống.
  • Đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng, không sử dụng các loại thực phẩm có hại cho cơ thể và bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu ở một vị trí, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn để tăng khả năng điều trị bệnh.

Có thể thấy rằng đau lưng xuống chân không phải là tình trạng có thể xem thường. Nếu xuất hiện những triệu chứng này, bạn đọc cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay để có được những phương pháp điều trị kịp thời, tránh bỏ lỡ thời điểm vàng trong trị liệu.

Thông tin tham khảo

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/12

hôm nay

09/12

Ngày mai

10/12

Ngày kìa

+

Khác