Uống Thuốc Giảm Đau Nhiều Có Hại Không? Cách Dùng An Toàn

Ngày cập nhật: 06/05/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh

Thuốc giảm đau có tác dụng loại bỏ nhanh chóng cảm giác đau sau thời gian ngắn sử dụng. Do đó, loại thuốc này đang dần bị người bệnh lạm dụng mỗi khi cơ thể xuất hiện cơn đau. Vậy uống thuốc giảm đau nhiều có hại không? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sức khỏe tại Đông Phương Y Pháp sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này và hướng dẫn chi tiết các nguyên tắc dùng thuốc an toàn.

Các thuốc giảm đau phổ biến

Trước khi giải đáp “uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?”, chuyên gia sẽ cung cấp thông tin chính về loại thuốc này. Thuốc giảm đau là loại thuốc được sử dụng với mục đích giảm bớt những cơn đau như: Đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau lưng, đau bụng kinh, chấn thương vật lý,…

Hiện nay, thuốc giảm đau được phân chia thành 2 loại:

Thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc được sử dụng trong điều trị các cơn đau nhẹ đến trung bình như đau đầu, cảm cúm, đau răng, đau bụng kinh,… Thuốc không có chất dẫn thuốc phiện và không gây ngủ. Trong nhóm thuốc giảm đau không kê đơn cũng chia thành 2 loại:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAID): Gồm Piroxicam, Meloxicam, Diclofenac, Aspirin, Indomethacin,… Dùng để điều trị nhức đầu, hạ sốt, trị cảm lạnh và viêm xoang.
  • Thuốc giảm đau paracetamol: Thuốc có tác dụng điều trị cơn đau từ nhẹ đến trung bình, đặc biệt là hạ sốt.

Thuốc giảm đau kê đơn

Thuốc hoạt động bằng cách tác động lên não, tuỷ sống và ống tiêu hoá giúp người bệnh bớt cảm giác đau. Thuốc này bao gồm: Morphine, Oxycodone, Codeine, Hydrocodone.

Có rất nhiều loại thuốc giảm đau được sử dụng hiện nay
Có rất nhiều loại thuốc giảm đau được sử dụng hiện nay

Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không? Cảnh báo 7 hậu quả

Thuốc giảm đau giúp loại bỏ nhanh cảm giác đau sau thời gian ngắn sử dụng. Do đó, thuốc dần bị người bệnh lạm dụng mỗi khi cơ thể xuất hiện cơn đau. Rất nhiều người lo lắng “Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?”. Chuyên gia khẳng định có. Việc dùng thuốc giảm đau nhiều và dùng trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ rõ ràng trong ngắn cả ngắn hạn và dài hạn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Cụ thể, chuyên gia cảnh báo 7 hậu quả nghiêm trọng khi uống thuốc giảm đau nhiều như sau:

Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa

Một trong những tác hại đầu tiên người bệnh phải đối mặt khi sử dụng nhiều thuốc giảm đau là ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đây thường là tác dụng phụ của nhóm thuốc NSAIDs. Lúc này, người bệnh có thể bị tiêu chảy, đầu hơi, buồn nôn, táo bón, thậm chí viêm loét dạ dày và chảy máu đường tiêu hóa. Các tác dụng phụ này sẽ biểu hiện nặng hơn ở các đối tượng có nhiều nguy cơ như người bệnh lớn tuổi, người có sức khỏe yếu, người sử dụng nhiều rượu bia và thuốc lá.

Tuy nhiên, so với thuốc NSAIDs, thuốc giảm đau paracetamol sẽ ít gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài với liều cao, thuốc vẫn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trên và gây triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, đau bụng.

Vô tình giấu triệu chứng bệnh

Một số bệnh lý phức tạp như viêm thận, viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, viêm phúc mạc ruột thừa,… gây đau lưng, đau bụng, đau ngực. Nếu sử dụng thuốc giảm đau nhiều sẽ vô tình che lấp triệu chứng bệnh, trong khi bệnh vẫn tiến triển. Điều này khiến người bệnh chậm trễ trong điều trị, gây ra những nguy hiểm khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

Ảnh hưởng đến tim mạch

Uống thuốc giảm đau nhiều sẽ gây hại cho hệ tim mạch, khiến người dùng bị tăng huyết áp, đau tim, đột quỵ. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra thuốc nhóm NSAIDs (trừ aspirin) sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch như đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, suy tim và đột quỵ. Bởi NSAIDs làm thay đổi nồng độ các chất trong máu, dẫn đến máu dễ đông và làm tắc nghẽn động mạch ở tim, gây cơn đau tim. NSAIDs cũng làm thay đổi lưu lượng máu tới thận, khiến cơ thể giữ lại nhiều muối và nước, làm huyết áp tăng cao, tăng nguy cơ đột quỵ.

Tuy nhiên, paracetamol được đánh giá an toàn hơn nhóm NSAIDs và có thể được chỉ định giảm đau cho người bị bệnh tim mạch.

Gây tổn thương gan

Những loại thuốc giảm đau có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng nếu dùng sai cách. Triệu chứng người bệnh sẽ gặp khi lá gan bị tổn thương bao gồm buồn nôn, chán ăn, vàng da,… Nếu không được điều trị sớm sẽ làm suy gan, thậm chí tử vong.

Những loại thuốc giảm đau có thể làm tổn thương gan
Những loại thuốc giảm đau có thể làm tổn thương gan

Giảm chức năng thận

Sau những nghiên cứu và phân tích chuyên sâu, chuyên gia cho biết sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề như viêm thận, suy thận cấp tính. Đặc biệt, với những người bị huyết áp thấp hoặc mất nước, hậu quả có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn, phát triển thành bệnh thận mãn tính hoặc suy thận giai đoạn cuối.

Dễ gãy xương trên người lớn tuổi

Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không? Chuyên gia cho biết sử dụng nhiều thuốc giảm đau, đặc biệt là nhóm thuốc opioid có thể làm tăng tỷ lệ gãy xương ở người lớn tuổi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng opioid với liều lượng trên 50mg thì tác dụng phụ gãy xương càng gia tăng.

Nghiện thuốc

Những trường hợp đau mãn tính hoặc cơn đau kéo dài, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau nặng như hydrocodone, codein, morphin, tramadol. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây nghiện nếu sử dụng trong thời gian dài. Điều này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ngừng thuốc.

Tác dụng phụ khác

Ngoài gây hại đến hệ tiêu hóa, gan và thận, tim mạch, xương khớp, người uống nhiều thuốc giảm đau có thể gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, dị ứng, chóng mặt, phát ban da, ngứa,…

Nguyên tắc an toàn khi uống thuốc giảm đau

Chuyên gia cho biết, uống thuốc giảm đau nhiều sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nhìn chung sẽ đảm bảo an toàn nếu sử dụng đúng cách. Dưới đây, chuyên gia hướng dẫn chi tiết những nguyên tắc khi uống thuốc giảm đau:

Sử dụng theo hướng dẫn

Dù thuốc giảm đau không kê đơn hay thuốc giảm đau kê đơn, người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng theo hướng dẫn về liều lượng, cách dùng, liệu trình. Không tự ý tăng thuốc, ngừng thuốc đột ngột vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng, khiến người bệnh dễ bị nhờn thuốc hoặc nghiện thuốc.

Sử dụng theo hướng dẫn bác sĩ để đảm bảo an toàn
Sử dụng theo hướng dẫn bác sĩ để đảm bảo an toàn

Trao đổi về tiền sử bệnh lý với bác sĩ

Người bệnh cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ về tiền sử bệnh lý, các vấn đề sức khỏe hiện tại (viêm loét dạ dày, bệnh gan thận, cao huyết áp, dị ứng với chất gì,… ) và những loại thuốc trị bệnh đang sử dụng. Điều này nhằm cung cấp thông tin để bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp, không gây tương tác thuốc hoặc ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý khác.

Đặc biệt, đối với các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, naproxen, cần trao đổi với bác sĩ nếu bạn bị chảy máu, xuất huyết, bị bệnh hen suyễn, sắp phẫu thuật hay đã phẫu thuật gần đây, bị rối loạn chức năng gan hoặc thận, bệnh ung nhọt hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc NSAID khác.

Ngừng khi xuất hiện tác dụng phụ

Nếu sau khi sử dụng thuốc, người bệnh xuất hiện triệu chứng bất thường như đau bụng, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,… hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ để được thăm khám và đưa ra phương pháp xử lý an toàn, đồng thời thay loại thuốc phù hợp hơn.

Kết hợp các phương pháp giảm đau không sử dụng thuốc

Ngoài sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh nên tìm hiểu và áp dụng các phương pháp giảm đau không sử dụng thuốc như xoa bóp, massage, châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng – chườm lạnh, rèn luyện vận động hoặc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Các phương pháp này sẽ giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả giảm đau. Tuy nhiên, trước khi áp dụng vẫn cần thảo luận cùng bác sĩ để được tư vấn và tìm ra phương pháp phù hợp nhất.

Bảo quản thuốc đúng cách

Các loại thuốc giảm đau nói riêng và thuốc Tây y nói chung đều cần bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng. Nên lưu trữ thuốc tại những nơi mát mẻ, khô ráo, tránh ánh mặt trời trực tiếp. Đồng thời, để thuốc giảm đau tránh xa tầm tay của trẻ em.

Bài viết giúp giải đáp chi tiết câu hỏi uống thuốc giảm đau nhiều có hại không. Có thể thấy, việc sử dụng thuốc nhiều sẽ tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và nhiều cơ quan chức năng khác trong cơ thể. Do đó, trước khi sử dụng loại thuốc nào, người bệnh cần tìm hiểu thuốc và tuân thủ theo đúng hướng dẫn về liều lượng, liệu trình bác sĩ, dược sĩ đã hướng dẫn.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

18/10

hôm nay

19/10

Ngày mai

20/10

Ngày kìa

+

Khác