Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
8 Bài Tập Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Cho Hiệu Quả Cao Nhất
Dây thần kinh số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối chức năng vận động và cảm giác ở vùng cơ mặt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà có không ít người bị liệt vùng cơ mặt. Thực tế hiện nay, đã có nhiều bài tập liệt dây thần kinh số 7 được ứng dụng và cho hiệu quả cao, chúng giúp các cơ trên mặt được cải thiện sức mạnh và nâng cao phạm vi chuyển động. Trong chủ đề lần này, chúng tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn 8 bài tập điều trị liệt vùng cơ mặt được đánh giá cao nhất.
Bài tập liệt dây thần kinh số 7 đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Cách gọi khác của tình trạng liệt dây thần kinh số 7 là liệt Bell, biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là một bên mặt bị yếu cơ, dẫn đến liệt và bệnh nhân có thể nhận thấy rõ bằng mắt thường. Với tình trạng liệt nửa mặt, mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến tính mạng, nhưng chúng làm suy giảm chất lượng cuộc sống, tác động lớn đến thẩm mỹ và các mối quan hệ xung quanh.
Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ rất dễ bị trầm cảm và stress.
Dựa theo phân tích, liệt dây thần kinh số 7 được phân thành 2 dạng chính, bao gồm: Ngoại biên và trung ương. Điểm giống nhau của 2 loại này là khiến cơ mặt của người bệnh bị lệch, nhân trung về bên lành, không cử động được cơ mặt và thường ăn uống rơi vãi.
Về đặc điểm của từng loại rất khác nhau, cụ thể:
- Bị liệt trung ương: Những bệnh nhân bị đột quỵ, áp xe, viêm màng não, u não,… thường mắc phải tình trạng liệt trung ương. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là 2 mắt nhắm kín và bị lệch khoảng ¼ ở dưới bên lành.
- Bị liệt mặt ngoại biên: Khác với liệt trung ương, khi người bệnh bị liệt mặt ngoại biên sẽ không nhắm mắt và nhăn trán được. Ngoài ra, bằng mắt thường sẽ thấy rõ bị lệch ⅔ mặt ở bên lành. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như do bệnh lý, chấn thương hoặc ngoại cảnh,…
Nếu bị liệt dây thần kinh số 7 mà không điều trị sớm sẽ dẫn đến một số di chứng như: Viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí, bị co thắt nửa mặt, đồng vận hoặc mắc phải hội chứng nước mắt cá sấu,…
Thực tế hiện nay, nhiều người đã ứng dụng các bài tập liệt dây thần kinh số 7 và cho hiệu quả cao. Phương pháp này có nhiệm vụ giúp người bệnh phục hồi lại hoạt động và cảm giác của vùng cơ mặt. Xuyên suốt thời gian tập luyện, dần dần phương pháp sẽ tác động tích cực đến chức năng của khuôn mặt, từ đó ngăn chặn xảy ra di chứng và kích thích quá trình phục hồi sức khoẻ của người bệnh.
Ngoài ra, vùng cơ mặt sẽ được tăng cường sức mạnh cũng như cải thiện khả năng nhận diện của não, để có thể điều phối hoạt động của các cơ quan trên mặt. Áp dụng phương pháp này trong một thời gian dài, cơ mặt của bệnh nhân sẽ có sự biến chuyển tích cực và trở lại trạng thái bình thường.
Phương pháp này thích hợp sử dụng với mọi cấp độ bệnh, bao gồm cấp tính, trung bình và mãn tính. Với những người bị liệt dây thần kinh số 7 cấp tính, nên áp dụng phương pháp này từ sớm để cải thiện tình trạng hiệu quả cũng như rút ngắn thời gian hồi phục.
TOP 8 bài tập liệt dây thần kinh số 7 mà bạn cần tham khảo
8 bài tập chữa liệt cơ mặt sắp được chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ giúp cơ mặt nhanh chóng hồi phục, trở lại trạng thái bình thường. Bên cạnh đó, cách thực hiện của chúng khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao mà bạn có thể áp dụng tại nhà. 8 bài tập chữa liệt cơ mặt bao gồm:
Bài tập liệt dây thần kinh số 7 thứ nhất
Đối với bài tập thứ 1 – Bài tập liệt dây thần kinh số 7, cách thực hiện khá đơn giản:
- Ở vùng thái dương, bạn dùng ngón tay giữa và ngón trỏ để massage nhẹ nhàng rồi dịch chuyển từ từ lên vùng trán.
- Thực hiện cùng một lúc 2 bên thái dương và thực hiện đều cả 2 tay.
- Duy trì thực hiện bài tập này trong vòng 15 giây để chúng phát huy hiệu quả tối đa, rồi mới chuyển sang bài tập mới.
Bài tập thứ 2
Ở bài tập này, tất cả những gì bạn cần thực hiện là:
- Đối với bài tập thứ 2, dùng 2 đầu ngón tay massage đều ở 2 bên má, sau đó từ từ di chuyển đến vị trí cánh mũi để massage.
- Cần thực hiện một cách nhẹ nhàng và làm đều cả hai tay.
- Bạn cần duy trì thực hiện trong khoảng 15 giây mới có thể chuyển sang động tác mới.
Bài tập liệt dây thần kinh số 7 thứ 3
Những động tác cần thực hiện ở bài tập này là:
- Vị trí cần thực hiện massage là ở vùng má, sau đó di chuyển từ từ đến khoé miệng.
- Ở bài tập này, bạn cũng cần thực hiện nhẹ nhàng và đều tay.
- Thực hiện động tác này trong khoảng thời gian 15 giây.
Bài tập thứ 4
Bài tập chữa liệt dây thần kinh số VII tiếp theo sẽ được thực hiện như sau:
- Vị trí cần massage tiếp theo là bộ phận cằm ở cả 2 bên.
- Trong quá trình massage, cần phải đảm bảo dùng lực đều ở hướng đối xứng nhau.
- Ở bài tập này, bạn cần dùng lực massage đều ở cả 2 bên để đạt kết quả tối ưu nhất.
Bài tập thứ 5
Cách thực hiện bài tập liệt dây thần kinh thứ 7 như sau:
- Ở vị trí trung tâm của cằm, bạn cần dùng ngón tay để massage thật nhẹ nhàng.
- Vẫn giữ nguyên lực massage, sau đó di chuyển dần dần đến các vị trí xung quanh cằm.
- Tương tự như các bài tập trên, bạn cần massage trong khoảng 15 giây rồi sau đó chuyển sang bài tập mới.
Bài tập liệt dây thần kinh số 7 thứ 6
Đối với bài tập thứ 6, cách thực hiện cụ thể dưới đây:
- Ở vị trí mang tai dưới, cần dùng một bên tay để massage. Giữ nguyên lực massage như vậy và từ từ dịch chuyển sang vùng gáy và vùng cổ dưới.
- Với 3 vị trí mang tai dưới, vùng cổ dưới và vùng gáy, bạn cần thực hiện đều tay.
- Tương tự như các bài tập trên, bạn cần thực hiện đủ 15 giây thì mới có thể chuyển sang bên còn lại.
Bài tập thứ 7
Khi thực hiện bài tập liệt dây thần kinh số 7 này, bạn cần tuân thủ theo các quy trình thực hiện dưới đây:
- Từ vị trí cánh mũi, bạn sử dụng ngón giữa và ngón trỏ để massage và kéo căng cơ mặt đến vị trí trán.
- Lặp lại động tác như vậy nhưng theo chiều ngược lại, sau đó dịch chuyển dần dần và kéo dãn cơ xuống má dưới.
- Duy trì lực massage như vậy và thực hiện đều đặn, nhẹ nhàng ở hai vị trí.
- Thời gian thực hiện tối đa của bài tập thứ 7 là 15 giây.
Bài tập thứ 8
Những gì bạn cần thực hiện ở bài tập thứ 8 là:
- Sử dụng lòng bàn tay để kéo cơ má dãn ra, sau đó dịch chuyển dần dần lên vị trí của thái dương. Lặp lại thao tác này với tần suất từ 3-4 lần.
- Massage theo dạng hình tròn đối với vùng má rồi di chuyển dần dần lên vùng thái dương bằng lòng bàn tay.
- Với động tác như vậy, bạn cần massage đều ở hai bên má.
- Thời gian massage trong khoảng 15 giây.
Nên và không nên làm gì khi thực hiện bài tập liệt dây thần kinh số 7?
Khi đang trong quá trình thực hiện bài tập liệt dây thần kinh số 7, để tăng tốc độ phục hồi của cơ mặt và đạt được hiệu quả như ý, người bệnh cần nắm rõ những việc mình cần làm và không nên làm dưới đây:
Những việc người bệnh nên làm
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, những gì người bệnh cần lưu ý là:
- Để thực hiện đúng động tác và đúng cách, người bệnh cần làm trước gương nhằm tiện theo dõi quá trình thực hiện.
- Thực hiện massage và vận động cơ mặt một cách thật nhẹ nhàng, cần duy trì đều đặn thì bài tập mới phát huy tác dụng.
- Tần suất thực hiện các bài tập liệt dây thần kinh số 7 là 3 lần/ngày.
- Bạn nên hiểu rõ tình trạng và mức độ bệnh của mình để điều chỉnh tần suất thực hiện bài tập một cách hợp lý.
- Thời gian thực hiện chỉ trong vòng 15 giây, tuy nhiên bạn có thể lặp lại nhiều lần. Lưu ý, chỉ thực hiện khi bạn cảm thấy thoải mái nhất và không nên gắng tập khi cảm thấy cơ thể không đủ sức.
Những việc người bệnh hạn chế làm
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý một số việc không nên làm dưới đây:
- Tuyệt đối không được dồn lực massage quá mức lên cơ mặt, để tránh ảnh hưởng đến vùng cơ lân cận.
- Khi tập, bạn không cần chú trọng việc mình có hoàn thành tốt những bài tập trên hay không.
Trên đây là 8 bài tập chữa dây thần kinh số 7 mà người bệnh có thể tham khảo và thực hiện. Với những bài tập mà chúng tôi đã liệt kê, hy vọng bạn đọc sẽ thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả như mong đợi.
Xem Thêm: Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Bao Lâu Thì Khỏi? Điều Trị Thế Nào?