Dây Thần Kinh Số 7

Ngày cập nhật: 04/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Chúng ta thường được biết về nguy cơ liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm lạnh, chấn thương, bệnh về tim mạch,… Tuy nhiên, không nhiều người biết dây thần kinh số 7 là gì, nằm ở đâu, chi phối cơ quan nào, đối tượng nào có nguy cơ bị mắc bệnh cao?,… Để giải đáp cho tất thảy những thắc mắc này, bạn đọc không nên bỏ qua bài viết dưới đây. 

Dây thần kinh số 7 là gì? Nằm ở vị trí nào?

Dây thần kinh số 7 hay còn gọi là dây thần kinh mặt, là một hệ thống dây hỗn hợp với đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi. Chúng cho phép con người cảm giác, vận động, dinh dưỡng, thực vật và phản xạ. Dây thần kinh số 7 phụ trách việc vận động các cơ bám trên da mặt, da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa. 

Bên cạnh đó, dây 7 còn đảm nhận thêm sợi phó giao cảm của các tuyến nước mắt, tuyến hàm dưới, tuyến niêm dịch của mũi, tuyến dưới lưỡi và cho phép con người cảm nhận vị giác ở ⅔ phần lưỡi trước, cảm giác vòm miệng, cảm giác nông vùng ống tai ngoài và khu vực vùng da nhỏ phía sau vành tai. 

Dây thần kinh số VII hay còn gọi là dây thần kinh mặt
Dây thần kinh số VII hay còn gọi là dây thần kinh mặt

Nhìn chung, dây số 7 là một dây thần kinh hỗn hợp vừa điều khiển vận động, vừa là dây thần kinh cảm giác. Chúng xuất phát từ trong hộp sọ não thoát ra nền sọ rồi đi cùng dây thần kinh 7I qua tai trong, sau đó thần kinh số 7 chui qua một ống hẹp gọi là ống Fallop, thoát ra ngoài nền sọ qua lỗ trâm chũm. 

Như vậy, tổn thương dây thần kinh số VII phía trước ống Fallop trở ra thì gọi là tổn thương thần kinh số 7 trung ương. Còn tổn thương từ đoạn ống Fallop trở ra thì gọi là tổn thương thần kinh số VII ngoại biên. 

Trong trường hợp tổn thương đè nén vào vùng xương hàm dưới có thể gây tổn thương nhánh xương hàm dưới. Nhánh xương hàm dưới với chức năng điều phối các cơ của môi dưới nên khi bị tổn thương các ảnh hưởng xấu cũng tác động nhiều tới vùng môi dưới gây ra tình trạng khó khăn trong việc ăn và nói chuyện. Tuy nhiên, ở các vị trí khác cũng có thể bị ảnh hưởng tùy theo nhánh nào của dây thần kinh số 7 bị ảnh hưởng. 

Dựa theo cấu tạo giải phẫu học của dây thần kinh số VII, chúng sẽ được chia làm 2 loại:

  • Liệt mặt thể trung ương: Hình thành do tổn thương phía trên nhân của dây số 7, thường kèm theo tình trạng liệt nửa người. Bệnh nhân lúc này không có dấu hiệu Charles Bell và không tiến triển sang thể co cứng. 
  • Liệt mặt thể ngoại biên: Được hình thành do tổn thương nhân nằm trong cầu não hoặc ở đoạn tận cùng phía ngoài. Tình trạng này sẽ gây liệt cả mặt trên và mặt dưới, có dấu hiệu Charles Bell và có thể tiến triển thành thể cứng. 

Dây thần kinh số 7 chi phối cơ nào?

Dây thần kinh số 7 chi phối cơ nào? Theo thông tin đã được chia sẻ phía trên, dây số 7 chi phối nhiều vận động ở mặt, thái dương và tuyến mang tai. Cụ thể:

  • Chi phối tuyến lệ.
  • Có tác động chi phối tới các cơ vận động ở mặt.
  • Tuyến vị giác ở lưỡi.
  • Cơ nhỏ trong mang tai đóng vai trò làm giảm âm lượng và bảo vệ tai trong.
  • Chi phối cảm giác một phần của tai. 
Các bộ phận, nhóm cơ mà dây số 7 chi phối
Các bộ phận, nhóm cơ mà dây số 7 chi phối

Chính bởi thế, việc tổn thương dây thần kinh số VII sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến vận động vùng đầu – mặt – cổ. Tuy nhiên mức độ tổn thương này sẽ có sự khác nhau giữa từng người. 

Nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 khá đa dạng, đó là thể là do yếu tố bẩm sinh, do bệnh lý hoặc có liên quan đến sai sót trong quá trình phẫu thuật, thủ thuật y tế,… Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản gây tổn thương dây thần kinh số 7 được ghi nhận tính tới thời điểm hiện tại.

Liệt nửa mặt do bẩm sinh

Trên thực tế, có một số trẻ vừa sinh ra đã bị liệt nửa mặt bẩm sinh và điều này thường không rõ nguyên nhân. Theo đó, mọi người thường lý giải cho điều này là do việc sử dụng phương pháp trợ sinh bằng kẹp qua đường âm đạo gây tổn thương dây thần kinh số 7. Hoặc do khi mang thai xảy ra một số rối loạn trong cơ thể của người mẹ. 

Bị nhiễm virus gây tổn thương dây thần kinh số 7

Một trong những nguyên nhân gây liệt dây số 7 phổ biến nhất là nhiễm virus. Các chủng virus có liên quan tới bệnh lý này gồm có:

  • Virus tăng bạch cầu đơn thân.
  • Virus Herpes Zoster gây ra bệnh thủy đậu (đậu mùa) và bệnh zona.
  • Virus Herpes Simplex gây ra mụn rộp môi + mụn rộp sinh dục.
  • Nhiễm trùng Cytomegalovirus. 
  • Virus gây bệnh Rubella, quai bị, sởi.
  • Virus cúm B.
  • Virus Coxsackievirus gây ra bệnh lý về chân tay miệng. 
  • Adenovirus gây ra bệnh hô hấp.
Bị nhiễm virus gây tổn thương dây thần kinh số 7
Bị nhiễm virus gây tổn thương dây thần kinh số 7

Do khối u

Ung thư biểu mô xâm lấn, u dây thần kinh âm thanh,… là những khối u mặt khá phổ biến. Triệu chứng mất khả năng vận động cơ mặt sẽ chuyển dần từ liệt cấp tính không cải thiện trong vài tháng tới liệt tiến triển chậm thường kèm theo hiện tượng co giật mặt.

Khi phẫu thuật loại bỏ khối u dây thần kinh mặt, rất dễ gây liệt nửa mặt nên việc chẩn đoán sớm khối u là điều vô cùng cần thiết. Dựa theo kết quả chẩn đoán, các bác sĩ có thể đưa đến quyết định điều trị bằng xạ trị, phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai, sao cho có lợi nhất cho người bệnh.

Do nhiễm lạnh đột ngột

Dây thần kinh số VII chia thành 3 đoạn nằm tại 3 vị trí khác nhau, trong đó có vị trí tại xương đá là lạnh nhất. Vậy nên, khi bị lạnh đột ngột phần dây thần kinh tại đây rất dễ bị ảnh hưởng gây phù mạch máu, chèn ép dây thần kinh tới một mức độ nào đó và dẫn tới bị liệt. 

Do quá trình phẫu thuật/thủ thuật y tế

Nguyên nhân gây liệt dây số 7 có thể vô tình được tạo ra từ một cuộc phẫu thuật tai hoặc khu vực lân cận. Cụ thể, liệt dây thần kinh số 7 có thể có mối liên hệ tới những ca phẫu thuật/thủ thuật y tế lên vùng sau:

  • Thủ thuật thẩm mỹ, chỉnh hình.
  • Thủ thuật nha khoa.
  • Phẫu thuật tuyến vú, tuyến mang tai.
  • Giải phẫu nền sọ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u dây thần kinh ở mặt. 

Trong trường hợp bị liệt nửa mặt là do thuốc gây mê, tình trạng này sẽ dần được cải thiện sau vài tháng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình phẫu thuật đã cắt bỏ dây thần kinh số 7 thì cần khâu lại hoặc thay thế dây thần kinh mới để khôi phục lại khả năng vận động của cơ mặt. 

Chấn thương nội sọ gây liệt dây thần kinh số 7

Dây thần kinh mặt (Dây thần kinh số 7) sẽ đi qua một hành lang xương hẹp ở thái dương để có thể tới mặt nên bất cứ tác động vật lý nào tới thái dương gây ra tổn thương xương thái dương đều có nguy cơ gây liệt nửa mặt

Chấn thương nội sọ gây liệt dây thần kinh số 7
Chấn thương nội sọ gây liệt dây thần kinh số 7

Nếu tình trạng tê liệt mặt xảy ra ngay sau khi bạn gặp tai nạn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật giải nén dây thần kinh nền sọ nhằm khôi phục lại chức năng vận động của cơ mặt. 

Chấn thương ngoại sọ

Bên cạnh các nguyên nhân do nội sọ thì chấn thương thường xuyên hơn sẽ xảy ra ở phần ngoại sọ. Đó có thể là do dao cắt, đạn bắn, các thủ thuật nha khoa hoặc khối u dây thần kinh chèn ép,… 

Phần lớn, liệt dây thần kinh số 7 do chấn thương ngoại sọ sẽ tự khỏi mà không cần tiến hành điều trị nhưng nếu chấn thương quá nặng, các bác sĩ sẽ cần chỉ định phẫu thuật nhằm sửa chữa dây thần kinh trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi gặp chấn thương. 

Hội chứng Moebius

Đây là hội chứng gây liệt cả hai bên mặt khá hiếm gặp, trong đó ngoài việc bị liệt dây thần kinh số VII thì dây thần kinh số 6 cũng gặp vấn đề. Nguyên nhân gây ra hội chứng Moebius không rõ ràng và hội chứng này cũng biểu hiện rất đa dạng. Vậy nên chúng ta rất khó để chẩn đoán khi mới sinh. 

Những dây thần kinh sọ chi phối tứ chi cũng có thể bị ảnh hưởng ở những người không may mắc phải hội chứng Moebius. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân khỏe mạnh và không có bất cứ biểu hiện bất thường nào ở tứ chi. 

Hội chứng Moebius gây liệt cả 2 bên mặt
Hội chứng Moebius gây liệt cả 2 bên mặt

Biến chứng từ bệnh lý khác

Bên cạnh những nguyên do trên, liệt dây thần kinh số 7 còn có thể hình thành từ biến chứng của bệnh u dây thần kinh ngoại biên, tụ máu nền hộp sọ, u vòm họng,… hoặc bệnh lý liên quan tới tiểu đường, viêm quanh động mạch,… Vậy nên khi không may gặp phải các vấn đề trên, các bạn cần tới bệnh viện thăm khám, điều trị tích cực theo đúng phác đồ được yêu cầu để tránh các biến chứng có thể xảy ra với dây thần kinh số VII. 

 

Triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7

Triệu chứng của bệnh liệt dây thần kinh số 7 rất dễ nhận biết, cụ thể như sau:

  • Mặt người bệnh không được tự nhiên, có sự mất đối xứng, mặt đơ cứng, khó biểu hiện trên cảm xúc trên nửa khuôn mặt. 
  • Không thể nhắm mắt chặt, mắt bị đơ cứng, chỉ nhìn thấy lòng trắng do nhãn cầu bị đẩy lên trên. Do không thể kiểm soát được việc tiết nước mắt nên mắt thường khô và khó khăn trong việc cử động. 
  • Miệng méo xệ gây ảnh hưởng tới việc giao tiếp, phát âm. 
  • Bị đau quanh vùng góc hàm, xương chũm và thái dương, tai.
  • Đau tai, âm thanh 2 bên tai không đồng đều và rất nhạy cảm.
  • Mất cảm giác vị giác, tăng tiết nước bọt trong miệng khi thực hiện ăn uống hay nói chuyện. 
  • Bên mặt bị liệt dễ bị đọng thức ăn, khi uống nước hay bị trào ra ngoài.
  • Đau dữ dội, nổi mụn nước ở lưỡi, vòm miệng nếu bị liệt dây số 7 sau đợt nhiễm trùng Zoster hay Herpes Simplex. 
Triệu chứng nhận biết khi bị liệt dây thần kinh số 7
Triệu chứng nhận biết khi bị liệt dây thần kinh số 7

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị liệt dây thần kinh số 7

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng liệt dây thần kinh số VII gồm có:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Người hay uống rượu bia.
  • Nhóm người có hệ miễn dịch suy giảm và sức khỏe yếu.
  • Đối tượng thường xuyên bị căng thẳng, hay thức khuya.
  • Trường hợp có tiền sử với bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp.
  • Người hay phải dậy sớm, thức khuya, làm việc ban đêm trong môi trường lạnh. 
  • Đối tượng có tiền sử với bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp. 

Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?

Mặc dù liệt dây thần kinh số 7 có thể tự khỏi nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Nếu bị tổn thương nặng hoặc không được can thiệp xử lý kịp thời, tình trạng liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các di chứng nặng nề như:

  • Biến chứng về mắt: Người bệnh có thể phải đối diện với tình trạng viêm giác mạc, viêm kết mạc, loét giác mạc, lộn mí. Những biến chứng này có thể phòng tránh bằng việc nhỏ thuốc bảo vệ mắt, đeo kính, khâu sụn mí một phần hoặc hoàn toàn. 
  • Đồng vận: Có biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo khi nhắm mắt. 
  • Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: Đây là biến chứng thường gặp ở thể nặng do tổn thương dây thần kinh. 
  • Hội chứng nước mắt cá sấu: Tình trạng này khá hiếm gặp, hội chứng cá sấu sẽ có biểu hiện chảy nước mắt khi người bệnh ăn uống. 
Hội chứng nước mắt cá sấu
Hội chứng nước mắt cá sấu

Cách chẩn đoán liệt thần kinh số 7

Trước tiên, muốn biết được mình có bị liệt dây thần kinh số 7 hay không, các bạn nên trực tiếp tới gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Theo đó, việc chẩn đoán tình trạng liệt dây số 7 sẽ dựa trên những yếu tố sau:

Thăm khám lâm sàng

Biểu hiện liệt dây thần kinh số 7 thường rất rõ ràng, dựa theo những bất thường trên khuôn mặt thì bất cứ ai cũng có thể nhận diện. Do đó, việc thăm khám lâm sàng chính là cách đơn giản và phổ biến nhất trong chẩn đoán liệt dây thần kinh. 

  • Khám tai: Nhằm tìm kiếm các nốt phỏng vùng cửa tai, kiểm tra tình trạng màng nhĩ. 
  • Khám họng, cổ: Kiểm tra vùng cổ, mặt, họng để lại trừ khối u do tuyến mang tai gây nên.
  • Khám thần kinh: Nhằm loại bỏ tình trạng tổn thương dây thần kinh do bệnh phối hợp. 

Kiểm tra cận lâm sàng

Việc thăm khám lâm sàng chỉ kiểm tra được những bất thường từ phía bên ngoài và chỉ cho kết quả chẩn đoán đạt hiệu quả chính xác khoảng 60%. Muốn xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, thì cần tiến hành kiểm tra cận lâm sàng bằng cách:

  • Chụp cộng hưởng từ: Giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra liệt dây thần kinh tại vị trí ngoại biên hay trung tâm. Mức độ tổn thương cụ thể cũng như các biến chứng đi kèm.
  • Xét nghiệm công thức máu: Để loại trừ các khả năng khác, như bệnh bị tiểu đường. 
Xét nghiệm công thức máu để chẩn đoán bệnh chính xác hơn
Xét nghiệm công thức máu để chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Liệt dây thần kinh số VII bao lâu thì khỏi?

Theo các chuyên gia, liệt dây thần kinh số 7 thường xuất hiện đột ngột và trở nên tồi tệ trong vòng 48 giờ đầu tiên. Người bệnh sẽ có cảm giác đau, tê liệt cơ mặt thường xảy ra ở một bên khuôn mặt. Thông thường, đây là tình trạng chỉ xảy ra tạm thời nhưng trong một số trường hợp chúng có thể gây liệt mặt và không hồi phục.

Trong trường hợp có thể hồi phục, triệu chứng của dây thần kinh số VII sẽ cải thiện dần sau khoảng 2 tuần. Để những cơ trên mặt phục hồi, triệu chứng biến mất hoàn toàn cần thời gian từ 2 tuần – 6 tháng. Phần lớn các trường hợp, sự phục hồi khả năng cử động và chức năng của cơ mặt sẽ mất khoảng 3 tháng. Thời gian hồi phục càng kéo dài sẽ kèm theo một vài triệu chứng bất thường liên quan tới chức năng trên khuôn mặt. 

Thắc mắc liệt dây thần kinh số 7 bao lâu thì khỏi sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Nếu cảm thấy mình có những dấu hiệu bất thường ở dây thần kinh này, các bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Việc điều trị liệt dây thần kinh số 7 trong vòng 72 giờ đầu sẽ cho kết quả tốt, bệnh nhân cũng nhanh chóng phục hồi hoàn toàn. 

Điều trị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 như nào?

Phần lớn các trường hợp bị liệt dây thần kinh đều có thể chữa khỏi sau 3 tuần thăm khám, điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu bệnh đã trở nên nghiêm trọng thì thời gian hồi phục có thể kéo dài trong nhiều tháng. Các biện pháp điều trị lúc này cũng trở nên phức tạp và gây tốn kém hơn.

Được biết, các phương pháp trị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 sẽ được tiến hành theo các cách sau đây: 

Điều trị nội khoa

Nội khoa là phương pháp dùng thuốc Tây để làm giảm nhanh các triệu chứng đau, viêm nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những trường hợp bị liệt dây thần kinh do các bệnh viêm nhiễm hay cảm lạnh.

Điều trị nội khoa với những trường hợp bị liệt dây thần kinh nhẹ
Điều trị nội khoa với những trường hợp bị liệt dây thần kinh nhẹ

Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây không thể dùng tùy tiện trong thời gian dài. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng cách dùng, liều lượng được bác sĩ kê đơn. Đồng thời tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng khiến thuốc mất tác dụng. 

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp phục hồi chức năng dựa trên hiệu ứng vật lý được nhiều người áp dụng nhờ vào ưu điểm không cần sử dụng thuốc hay tiến hành làm phẫu thuật. 

Vật lý trị liệu chủ động

Ở những vùng cơ yếu chức năng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập luyện các bài tập phục hồi phù hợp. Người bệnh có thể tự mình thực hiện các bài tập tại phòng khám hoặc có thể kết hợp tập luyện thêm tại nhà để mang lại hiệu quả điều trị nhanh. 

Vật lý trị liệu bị động

Đây là phương pháp điều trị liệt dây thần kinh có sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại nhằm tăng cường tuần hoàn máu, tái tạo các mô đang bị tổn thương. Bên cạnh đó chúng còn giúp phục hồi khả năng vận động của các nhóm cơ yếu.

Một số phương pháp vật lý trị liệu bị động đang được áp dụng rộng rãi gồm có:

  • Cấy chỉ chữa liệt dây thần kinh số 7: Đây là phương pháp sẽ thực hiện cấy chỉ vào huyệt thái dươnghuyệt ngư yêuhuyệt quyền liêuhuyệt phong trìhuyệt thừa tươnghuyệt giáp xahuyệt nhân trung,…
  • Điện châm không dùng kim Pointron 802: Là phương pháp có sự kết hợp đồng bộ giữa massage và kích thích sâu giúp người bệnh bị liệt dây thần kinh giảm bớt cảm giác đau đớn. Đồng thời việc điện châm không dùng kim Pointron 802 còn kích thích các nhóm dây thần kinh, hồi phục chức năng của chúng. 
  • Nhiệt trị liệu IR2014: Dưới tác động của nguồn nhiệt, hoạt động lưu thông máu sẽ được tăng cường. Từ đó giúp hỗ trợ giảm viêm, giảm đau, hạn chế các cơn co thắt. Bên cạnh đó, khi áp dụng nhiệt trị liệu IR2014 còn giúp tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, giúp nhanh chóng hồi phục các tổn thương. 
  • Điện kích thích thần kinh cơ Funring: Dưới tác động của sóng điều trị sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm đau, cắt đứt cơn đau. 
Các bạn có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện khuôn mặt
Các bạn có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện khuôn mặt

Mắc dù phần lớn trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ hồi phục trở lại chứ không tồn tại mãi mãi nhưng đó vẫn là một trải nghiệm đầy ám ảnh khi bạn nhận thấy một bên mặt bị méo đi và không thể cử động được. Việc trang bị cho bản thân những kiến thức để giúp bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng liên quan là điều quan trọng mà bạn nên làm lúc này. Cụ thể:

  • Cần bắt đầu điều trị sớm, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Việc điều trị liệt dây thần kinh số VII sớm sẽ mang lại kết quả tốt, đặc biệt là trong vòng 3 ngày đầu tiên. Bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn dùng thuốc kháng viêm Corticosteroid đường uống để làm giảm sưng xung quanh dây thần kinh trên mặt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được chỉ định dùng thêm một số loại thuốc khác để giảm đau, kháng virus nếu có. 
  • Chú ý trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt: Liệt dây thần kinh số 7 khiến người bệnh không thể cử động các cơ trên mặt, gồm cả việc chớp mắt hay nhắm mắt. Vậy nên, việc bảo vệ mắt ở phần mặt bị liệt là vô cùng quan trọng để tránh bị trầy xước giác mạc. Bác sĩ sẽ thường xuyên khuyến cáo bạn dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ để giữ ẩm cho mắt. Bên cạnh đó, các bạn nên dùng miếng che mắt hoặc dán mắt lại khi ngủ để bảo vệ mắt tốt hơn.
  • Chủ động tập luyện, chăm sóc bản thân tại nhà: Ngoài việc điều trị bằng thuốc, các bạn có thể thực hiện thêm một số bài tập chữa liệt dây thần kinh tại nhà theo hướng dẫn từ chuyên gia vật lý trị liệu. Việc làm này sẽ giúp các cơ mặt được thư giãn cũng như giúp chúng kích hoạt lại các chức năng vốn có.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Các bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen,…. trong trường hợp bị các cơn đau làm ảnh hưởng tới công việc, sức khỏe. Nếu không muốn sử dụng thuốc, các bạn cũng có thể dùng khăn ấm chườm lên mặt để làm giảm cảm giác đau đớn. 
Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng đau đớn
Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng đau đớn

Cách phòng tránh tình trạng liệt dây thần kinh số VII

Mặc dù liệt dây thần kinh số 7 dễ mắc nhưng cũng rất dễ để phòng tránh. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, các bạn có thể tham khảo một vài lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe như sau:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào thời điểm chuyển lạnh. Nếu có việc phải ra ngoài trong điều kiện thời tiết lạnh giá, các bạn nên đeo khẩu trang, quàng khăn và mặc thật ấm nhất là vùng cổ, bàn chân.
  • Không nằm ngủ hoặc để nhiệt độ trong phòng có điều hòa quá lạnh. 
  • Tuyệt đối không ngâm mình dưới nước quá lâu để tránh nguy cơ bị nhiễm lạnh.
  • Cần duy trì thói quen tập luyện thể thao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tới bệnh viện ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, đặc biệt là những bất thường trên khuôn mặt.

Trên đây là những thông tin về dây thần kinh số 7 nằm ở đâu, chi phối những cơ nào, liệt dây thần kinh do đâu và có những biểu hiện gì. Mong rằng, các bạn đã nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, các biến chứng và cách phòng ngừa để có được sức khỏe tốt. 

Xem Thêm: Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Bao Lâu Thì Khỏi? Điều Trị Thế Nào?

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết