Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
3 Cách Chữa Méo Miệng Ở Trẻ Em Do Liệt Dây Thần Kinh Số 7
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, trong đó các ca mắc ở trẻ em ngày càng tăng cao. Bệnh gây méo miệng, liệt nửa mặt và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho trẻ. Bài viết dưới đây, chuyên gia Thần kinh tại Đông Phương Y Pháp sẽ hướng dẫn 3 cách chữa méo miệng ở trẻ em do liệt dây thần kinh số 7 được áp dụng phổ biến hiện nay.
Nguyên nhân méo miệng ở trẻ nhỏ là gì?
Méo miệng là dấu hiệu biểu hiện trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 – dây thần kinh ngoại biên có nhiệm vụ chi phối và kiểm soát hoạt động cơ mặt. Có rất nhiều nguyên do dẫn tới tình trạng này bao gồm:
- Trẻ bị nhiễm lạnh: Tắm nước lạnh, trúng gió, lạm dụng điều hòa và quạt khi nắng nóng, mặc phong phanh vào mùa đông,….
- Mắc các bệnh như viêm tai giữa, viêm xương chúm,… dai dẳng gây biến chứng ảnh hưởng dây thần kinh số 7.
- Do bị nhiễm virus như rubella, herpes hoặc mắc bệnh vô căn như đái tháo đường.
- Một số trường hợp trẻ bị méo miệng liệt dây thần kinh số 7 do di truyền qua gen.
Ngoài méo miệng, khi bị liệt dây thần kinh số 7, trẻ còn có một số biểu hiện khác như:
- Mặt bị xệ, nhân trung lệch sang 1 bên.
- Mắt không thể nhắm kín.
- Một số trẻ còn cảm giác bị tê và yếu hẳn 1 bên mặt.
- Trẻ khó cười nói hoặc biểu lộ cảm xúc.
- Mất vị giác, chảy nước mắt không tự chủ, tiết nhiều nước bọt.
- Đau tai, đau quanh hàm.
Ngay khi trẻ có dấu hiệu trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành chẩn đoán, áp dụng cách chữa méo miệng và các triệu chứng khác của liệt dây thần kinh số 7 dứt điểm.
3 cách chữa méo miệng ở trẻ em do liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả
Dưới đây là những phương pháp chữa méo miệng ở trẻ em do liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả, được áp dụng phổ biến hiện nay.
Sử dụng thuốc Tây y
Phương pháp dùng thuốc Tây y được áp dụng phổ biến nhất nhờ hiệu quả tốt, cải thiện các triệu chứng méo miệng, liệt cơ mặt trong thời gian ngắn.
- Thuốc chống viêm corticoid: Thuốc được chỉ định sử dụng trong vòng 48 giờ đầu sau khi phát hiện trẻ bị bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này chống chỉ định cho trẻ đang bị loét dạ dày, bị lao hoặc tiểu đường.
- Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: Loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ phục hồi khả năng dẫn truyền thần kinh, cải thiện tình trạng méo miệng hiệu quả. Loại thuốc tăng dẫn truyền thần kinh được sử dụng phổ biến nhất là gentamicin.
- Thuốc giãn mạch: Thuốc giúp chống co mạch và rối loạn vận mạch, đồng thời làm mạch máu giãn ra và thúc đẩy khí huyết lưu thông. Đồng thời thuốc cũng chống viêm mức nhẹ.
Ngoài ra, bác sĩ chỉ định thêm loại thuốc khác như trong quá trình chữa méo miệng ở trẻ em:
- Các vitamin nhóm B.
- Các chất chống gốc tự do.
- Kháng sinh bổ trợ.
- Thuốc lợi tiểu nhẹ.
- Thuốc tăng nhanh tái tạo bao thần kinh.
Việc sử dụng thuốc uống trị liệt dây thần kinh số 7 với liều lượng và liệu trình ra sao sẽ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách xoa bóp vùng mặt chữa méo miệng
Y học cổ truyền có 2 phương pháp được ứng dụng trong điều trị liệt dây thần kinh số 7 là châm cứu và bấm huyệt. Tuy nhiên, trẻ nhỏ sức khỏe còn yếu nên phương pháp châm cứu không được khuyến khích áp dụng.
Chuyên gia cho biết, xoa bóp huyệt đạo tại nhà đều đặn hằng ngày sẽ giúp thúc đẩy phục hồi, cải thiện méo miệng và ngăn ngừa biến chứng thứ cấp của liệt dây thần kinh số 7 cho trẻ.
- Bước 1: Dùng lòng bàn tay đặt lên mặt, miết từ cằm lên má, rồi lên thái dương và miết từ lông mày lên đến 2 bên chân tóc. Lặp lại động tác này từ 5 – 7 lần và gia tăng thêm 3 lần ở bên mặt bị méo.
- Bước 2: Đặt đầu ngón trỏ lên đầu cung mày ở 2 bên, vuốt từ từ trán sang 2 bên theo đường sát cung mày. Lặp lại động tác này 5 – 7 lần và cũng gia tăng thêm 3 lần ở bên mặt bị méo.
- Bước 3: Tiếp tục dùng đầu ngón tay trỏ miết theo đường vòng cung ở dưới mắt, hướng thực hiện từ trên xuống dưới, sau đó ra ngoài và vòng lên trên.
- Bước 4: Ở bên mặt bị liệt, phụ huynh dùng 1 ngón tay day ấn các vùng cơ gồm phía ngoài cánh mũi, cơ ở góc hàm, thái dương, đầu trong và đầu ngoài cung mày, cơ vùng trán (vị trí nằm tại giữa cung mày đo lên 2cm). Mỗi vị trí day ấn từ 60 – 100 nhịp.
- Bước 5: Dùng ngón tay đặt vào giữa cằm, miết sang hai bên hướng hơi chếch lên phía trên. Lặp lại động tác này 5 – 7 lần, sau đó lặp lại 3 lần ở nửa bên mặt bị bệnh.
Cần thực hiện xoa bóp từ 10 – 15 phút/lần và lặp lại 1 – 2 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Cách chữa méo miệng ở trẻ em bằng bài tập cơ mặt
Ngoài xoa bóp, cha mẹ cho bé chủ động luyện bài tập cơ mặt dưới đây để cải thiện tình trạng méo miệng hiệu quả hơn. Thứ tự tập luyện như sau:
Bài 1: Vận động cơ mặt bằng cách rướn mày, nhắm chặt mắt, há miệng rộng.
Bài 2: Chu môi và giữ nguyên trong 5 giây. Sau đó di chuyển môi từ bên này sang bên kia (chú ý không được di chuyển lưỡi). Lặp lại 10 lần.
Bài 3: Luyện nói chữ:
- Mím chặt môi lại và nói: “m, p, b”.
- Mở tròn miệng, ẩn răng dưới môi tạo thành hình chữ “o”.
- Tập nói chữ A: Hạ miệng rộng nhất có thể rồi phát âm chữ A kéo dài. Dùng ngón tay đẩy nhẹ cơ mặt góc hàm bên bị bệnh lên cao cho cân với bên còn lại.
- Tập nói chữ I: Để trẻ cắn chặt 2 làm răng, nhe răng và căng miệng sang hai bên rồi phát âm “I” kéo dài. Lặp lại 5 lần.
Để trẻ luyện tập 2 – 3 lần/ngày cho đến khi phục hồi hoàn toàn.
Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa tình trạng méo miệng ở trẻ nhỏ
Chuyên gia hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 gây méo miệng như sau:
- Trò chuyện và đồng hành cùng con: Khi con có dấu hiệu bị bệnh, cha mẹ cần trò chuyện, giải thích cho con hiệu về căn bệnh, đồng thời động viên con thực hiện điều trị để bệnh nhanh khỏi. Việc sát cánh động viên tinh thần giúp tránh tình trạng con tự tư, e ngại khi giao tiếp cùng người xung quanh.
- Tránh gió lạnh: Trẻ nhỏ cần được giữ ẩm cơ thể, đặc biệt vùng mặt, đầu và cổ. Khi trời lạnh tránh để gió tạt vào mặt con, hạn chế cho con ra ngoài vào buổi tối. Nếu cần ra ngoài cần mặc ấm như đeo khăn, mặc đồ dài tay, đội mũ,…
- Tắm cho trẻ đúng cách: Khi trời lạnh, cha mẹ cho con tắm, rửa mặt, vệ sinh răng miệng bằng nước ấm. Thời điểm tắm cho trẻ là buổi sáng (từ 10 – 11 giờ) hoặc buổi chiều (15 – 16 giờ). Tuyệt đối không tắm quá sớm hoặc quá muộn vì sẽ khiến trẻ bị ốm sốt, cảm lạnh. Ngoài ra, chú ý thời gian tắm gội cho bé khoảng 5 – 10 phút.
- Chăm sóc bảo vệ mắt: Liệt dây thần kinh số 7 gây ra nhiều vấn đề về mắt. Do đó cha mẹ cần thực hiện các biện pháp bảo vệ mắt cho con như đeo kính tránh bụi bẩn, nhỏ nước mắt nhân tạo.
- Vệ sinh răng miệng: Tình trạng méo miệng khiến quá trình ăn uống khó khăn, thức ăn dễ đọng lại trong miệng gây viêm lợi, sâu răng, hôi miệng. Do đó, trẻ nhỏ cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng chỉ nha khoa, kem đánh răng, nước súc miệng và dùng nước muối sinh lý rửa mũi.
- Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu lứa tuổi, đảm bảo đầy đủ các nhóm chất như vitamin, protein, chất béo, khoáng chất, carbohydrate. Đồng thời, giai đoạn này cha mẹ tránh cho trẻ ăn các đồ ăn lạnh (kem, nước đá,…), đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Thăm khám định kỳ: Cha mẹ cần đưa con thăm khám bác sĩ định kỳ theo lịch đã được sắp xếp để bác sĩ đánh giá kết quả điều trị. Nếu bệnh có xu hướng thuyên giảm hoặc nguy cơ xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ chủ động điều chỉnh phác đồ chữa trị phù hợp nhất.
Trên đây là thông tin về cách chữa méo miệng ở trẻ em do liệt dây thần kinh số 7. Bệnh lý này có thể gây cho trẻ nhiều cảm xúc tiêu cực, do đó một điều quan trọng là cha mẹ cần luôn bên cạnh và đồng hành giúp con vượt qua giai đoạn này. Nếu trong quá trình chăm sóc phục hồi, cha mẹ thấy các triệu chứng bệnh của trẻ không thuyên giảm, thậm chí nghiêm trọng hơn, hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện uy tín thăm khám.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn
Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.