Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Ngoại Biên
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh lý bất cứ ai cũng có thể gặp phải, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Vậy làm cách nào để chẩn đoán tình trạng này? Có nguy hiểm và điều trị khỏi được hay không? Cùng tìm hiểu những triệu chứng và các nguyên nhân gây bệnh trong bài viết dưới đây!
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là gì?
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên còn được gọi là liệt mặt hoặc liệt Bell là tình trạng một bên cơ mặt bất ngờ bị yếu dần hoặc chảy xệ xuống dẫn đến mất vận động do dây thần kinh mặt bị tổn thương hoặc mất chức năng. Đa số các bệnh nhân bị liệt cơ mặt đều có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện vài trường hợp phải mang di chứng suốt đời do chủ quan không điều trị hoặc không phát hiện kịp thời.
Một vài di chứng nặng nề có thể xảy ra sau khi bị liệt Bell gồm:
- Viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. Để phòng tránh các biến chứng này, người bệnh có thể dùng thuốc nhỏ mắt, khâu sụn mí một phần hoặc hoàn toàn và đeo kính bảo vệ mắt.
- Xuất hiện tình trạng co cơ không tự chủ hoặc mép bị kéo khi nhắm mắt.
- Trong trường hợp bị quá nặng, người bệnh có thể bị co thắt nửa mặt do dây thần kinh bị tổn thương cùng với phân bố lại thân kinh một phần.
- Thường xuyên xảy ra tình trạng chảy nước mắt khi ăn. Đây được gọi là hội chứng nước mắt cá sấu.
Nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt Bell nhưng đến nay vẫn chưa xác định được tác nhân cụ thể. Trong đó, nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió, thiếu máu cục bộ mạch máu hoặc nhiễm virus nhóm herpes là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến liệt mặt. Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác thường gặp phải kể đến như:
- Biến chứng của chấn thương sọ não vùng thái dương, xương nhũn,….
- Viêm tai mũi họng thường xuyên không được điều trị kịp thời.
- Xơ vữa động mạch.
- Có bệnh lý nền liên quan đến hộp sọ.
- Người có tiền sử tiểu đường hoặc huyết áp.
- Viêm màng não do Cryptococcus
- Pontine tegmental xuất huyết
Các phương pháp chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
Để chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, các bác sĩ thường dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, từ đó xác định được tình trạng bệnh và vị trí tổn thương để có phương án điều trị thích hợp. Ngoài ra, liệt mặt còn được chẩn đoán thông qua hình ảnh học, xét nghiệm,… Cụ thể:
Dấu hiệu lâm sàng
Bằng cách quan sát những biểu hiện sau trên cơ thể, bác sĩ dễ dàng xác định được tình trạng tạm thời của bệnh nhân:
- Sự đối xứng bất ổn trên khuôn mặt của người bệnh.
- Mắt bên mặt bị liệt khi nhắm không kín, nếp nhăn trên mũi và má bị mất, khóe miệng so với nửa mặt còn lại bị méo.
- Soi tai, sờ nắm các u, bướu khu vực hàm của người bệnh.
- Quan sát cơ mặt để phát hiện sự bất thường khi yêu cầu bệnh nhân nâng cao 2 lông mày, nhắm chặt 2 mắt, cười, phồng má, mím môi.
Thông qua hình ảnh
Đây là một trong những cách để chẩn đoán liệt nửa mặt nhưng không được khuyến khích sử dụng từ đầu. Theo các chuyên gia, phương pháp này chỉ dùng khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như liệt nửa người, chóng mặt kèm đi lại loạng choạng hoặc biến chứng do khối u gây ra. Đa số các trường hợp này được khuyến cáo chụp cộng hưởng từ (MRI).
Xét nghiệm
Để xác định tổn thương tại trung ương hay vùng ngoại biên, các bác sĩ có thể làm một vài xét nghiệm như: Xét nghiệm công thức máu, đường máu,…
Đo điện thần kinh – cơ ( EMG)
Nhắc đến phương pháp chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên thì không thể bỏ qua đo điện thần kinh – cơ (EMG. Nhờ EMG, các bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ tổn thương thần kinh và phục hồi. Thông thường, phương pháp này sẽ được thực hiện say khi phát hiện triệu chứng khoảng 1 tuần để tránh nhầm lẫn kết quả.
Cách điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng bệnh nhân mà các bác sĩ đưa ra phương pháp phù hợp, có thể điều trị nội khoa hoặc kết hợp thêm ngoại ngoại khoa để cải thiện tốc độ hồi phục. Với những người bị liệt mặt nặng, nếu không điều trị sớm sẽ rất khó khỏi. Có tới 80 – 90% người bệnh bị méo miệng lúc cười sau khi bị liệt Bell mà không điều trị sớm, thậm chí còn bị thoái hóa dây thần kinh hoặc tình trạng bệnh tiến triển xấu do điều trị sai cách.
Điều trị bằng nội khoa
Với cách điều trị này, người bệnh sẽ sử dụng nhiều nhóm thuốc khác nhau kết hợp cùng các biện pháp khác theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất, nâng cao tốc độ phục hồi của dây thần kình số 7 ngoại biên.
Một vài thuốc có thể dùng như: Corticosteroid, Các loại vitamin thuộc nhóm B, thuốc giãn mạch, kháng viêm,… Trong đó, Corticosteroid được khuyên sử dụng trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu các triệu chứng. Sau 72 giờ, các lợi ích của thuốc không còn rõ ràng. Người bị bệnh tiểu được hoặc phụ nữ có thai nên cân nhắc khi sử dụng Corticosteroi.
Điều trị bằng ngoại khoa
Điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bằng can thiệp ngoại khoa gồm có vật lý trị liệu, châm cứu, hồng ngoại, xoa bóp, sóng ngắn cùng với các bài tập vật lý trị liệu. Những biện pháp này sẽ mang đến hiệu quả toàn diện, tăng nhanh tốc độ hồi phục cho người bệnh.
Tùy vào mức độ bị bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Đa số những bệnh nhân phải can thiệp ngoại khoa đều bị nặng. Việc dùng phương pháp này giúp loại trừ nguyên nhân gây liệt mặt như áp xe não, u não, viêm tai xương chũm, xuất hiện khối máu tụ,….
Chính vì vậy, ngay khi nghi ngờ có biểu hiện bị liệt dây thần kinh số 7, người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị sớm, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng.
Biện pháp phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
Từ những nguyên nhân kể trên, có thể đưa ra một vài biện pháp phòng ngừa liệt mặt hiệu quả sau:
Giữ ấm cơ thể, không để lạnh đột ngột
Đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh là một trong những nguyên nhân làm chèn ép và liệt dây thần kinh dẫn đến liệt Bell. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng trên, mọi người không nên đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt hoặc để quạt, điều hòa thổi thẳng vào người (vào mùa hè).
Với những người có thói quen làm việc đêm, nên tránh ngồi gần cửa sổ hoặc nơi thoáng gió. Người cao tuổi không nên ra ngoài vào ban đêm.
Thường xuyên tập thể dục
Đây là một trong những biện pháp ngăn ngừa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao sẽ giúp tăng sức bền của cơ thể và tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, mọi người nên lựa chọn bài tập vừa với sức mình và nên tập ở không gian thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió mạnh lùa vào. Một số bài tập giúp cân bằng trạng thái của cơ thể bạn có thể áp dụng gồm đi bộ, yoga,…
Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng luôn cần thiết với tất cả mọi người. Việc ăn uống đủ chất, bổ sung trái cây, rau xanh, các loại nước uống như nước cam, nước chanh,… giúp phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 rất tốt. Bên cạnh đó, bổ sung thêm vitamin tổng hợp cũng rất quan trọng để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt với những ngày trời trở lạnh nên kết hợp nước gừng và massage mặt để tăng nhiệt độ, giữ ấm cho cơ thể.
Điều trị các bệnh dễ gây ra liệt mặt
Nếu đang bị viêm tai mũi họng, người bệnh nên tập trung điều trị dứt khoát để phòng chấn thương vùng xương chũm, vùng thái dương,… Đó chính là những nguyên nhân gây ra liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa liệt mặt ở trên chỉ phù hợp với những người khỏe mạnh, chưa mắc bệnh. Với những người đang bị liệt Bell phải đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng phương pháp chuyên khoa phù hợp.
Địa chỉ điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên uy tín
Hiện nay có nhiều cơ sở điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng người bệnh cần tỉnh táo để lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng. Dưới đây là danh sách một vài cơ sở y tế tốt chữa bệnh liệt mặt, bạn đọc có thể tham khảo.
Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
Địa chỉ: 78 đường Giải Phóng, Hà Nội.
Bệnh viện Bạch Mai được biết đến là nơi khám chữa bệnh thần kinh tuyến cao nhất miền Bắc. Đội ngũ y bác sĩ tại khoa Thần kinh của bệnh viện đều có chuyên môn cao và được bệnh nhân tin tưởng.
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài điều trị nội khoa, ngoại khoa, Bệnh viện Bạch Mai còn có thêm biện pháp kết hợp đông – tây y như châm cứu, laser châm,… ở Khoa Y học Cổ truyền.
Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Đại chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Nhiều người lầm tưởng bệnh viện chỉ dành cho người già nhưng thực tế tại đây còn nhận khám chữa bệnh cho người từ 16 tuổi trở lên. Đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên gia Thần kinh đầu ngành, trực tiếp thăm khám, điều trị cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị liệt mặt tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương gồm nội khoa, ngoại khoa và phục hồi chức năng.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 không chỉ điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên mà còn nhiều bệnh lý khác như loạn thần kinh chức năng, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, động kinh,…. Tùy vào tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị nội khoa, ngoại khoa, phục hồi chức năng,….
Với tất cả những thông tin ở trên hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn chính xác hơn về liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Mặc dù có thể khỏi nhưng bệnh lý này gây ra triệu chứng méo miệng và liệt mặt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng giao tiếp. Chính vì vậy, mọi người cần chú ý sức khỏe, nếu xuất hiện những biểu hiện của liệt mặt, phải đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Xem Thêm: Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Bao Lâu Thì Khỏi? Điều Trị Thế Nào?
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn
Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.