Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Có Chữa Được Không? 5 Cách Hiệu Quả
Bị liệt dây thần kinh số 7 có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân và người nhà. Trong bài chia sẻ dưới đây, chuyên gia Thần kinh tại Đông Phương Y Pháp sẽ phân tích, giải đáp cho câu hỏi này, đồng thời đưa ra những kiến thức thực sự hữu ích xoay quanh bệnh liệt dây thần kinh số 7. Từ đó giúp độc giả chủ động có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Bị liệt dây thần kinh số 7 có chữa khỏi được không?
Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh có tác dụng chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt ngoại biên) là tình trạng tổn thương dây thần kinh gây mất vận động hoàn toàn hoặc một phần các cơ mặt.
Vậy bị liệt dây thần kinh số 7 có chữa khỏi được không? Chuyên gia Thần kinh tại Đông Phương Y Pháp cho biết có thể chữa được nếu phát hiện kịp thời và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả.
Tỷ lệ điều trị thành công và tốc độ phục hồi cũng người bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sức khỏe người bệnh, khả năng tiếp nhận điều trị, phương pháp chăm sóc hỗ trợ,… Theo thống kê, khoảng 80% người bệnh liệt dây thần kinh số 7 điều trị khỏi sau 1 – 3 tháng mà không để lại biến chứng nào.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến những dị chứng nghiêm trọng như co cứng nửa mặt, co giật cơ mặt, viêm loét giác mạc.
Cách điều trị liệt dây thần kinh số 7 an toàn, hiệu quả
Y học ngày càng phát triển và nghiên cứu ra nhiều cách điều trị liệt dây thần kinh số 7. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến trong các phác đồ chữa bệnh hiện nay.
Sử dụng thuốc Tây
Đây là phương pháp được ưu tiên áp dụng nhờ hiệu quả nhanh chóng và phù hợp cho nhiều đối tượng người bệnh. Các loại thuốc được dùng trong điều trị liệt dây thần kinh số 7 bao gồm:
- Thuốc kháng viêm corticosteroid: Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm tại dây thần kinh số 7 và thúc đẩy phục hồi chức năng cơ mặt nhanh hơn. Thuốc được sử dụng theo đường uống, mỗi ngày uống 1 lần và liệu trình điều trị trong 10 – 14 ngày. Cần lưu ý thuốc phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dụng ngay trong vòng 48 tiếng kể từ thời điểm bị liệt.
- Thuốc kháng virus: Thuốc được sử dụng nhằm mục dịch giảm sự nhân lên của virus herpes. Liệu trình dùng thuốc cũng 1 lần/ngày và kéo dài trong vòng 10 – 14 ngày. Hiệu quả của thuốc kháng virus được phát huy tốt hơn khi kết hợp cùng corticoid đường uống.
- Thuốc chống co giật: Một số trường hợp liệt dây thần kinh số 7 gây ra cơn co giật cơ mặt, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống co giật như carbamazepine hoặc gabapentin.
Các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,… do đó, nếu trong quá trình sử dụng thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngưng thuốc và báo cho bác sĩ để được kiểm tra và xử lý an toàn.
Phẫu thuật điều trị
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng thuốc hoặc xuất hiện biến chứng nghiêm trọng sẽ cần can thiệp phẫu thuật ngoại khoa. Dưới đây là giới thiệu về một số phương pháp phẫu thuật chữa liệt dây thần kinh số 7:
- Phẫu thuật Schmidt Lanterman: Phương pháp này sử dụng một đoạn dây thần kinh tự thân trong cơ thể để thay thế đoạn thần kinh số 7 bị tổn thương, từ đó khôi phục chức năng của dây thần kinh này.
- Vi phẫu nối dây thần kinh: Bác sĩ sẽ tiến hành nối lại các đoạn dây thần kinh bị tách rời hoặc hư hỏng do chấn thương.
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Những trường hợp liệt dây thần kinh số 7 do bị khối u chèn ép sẽ cần phẫu thuật thuật cắt bỏ khối u để khôi phục chức năng của dây thần kinh.
- Tiêm botulinum toxin (botox): Phương pháp này sẽ được chỉ định cho các bệnh nhân bị di chứng co thắt cơ mặt, cơ mặt sau liệt, tiết nước mắt quá nhiều,…
- Phẫu thuật nâng cơ mặt: Những trường hợp khuôn mặt bị lệch sau khi liệt dây thần kinh số 7 sẽ cần can thiệp phẫu thuật nâng cơ mặt để lấy lại sự cân đối. Một số bệnh nhân bị hở mi sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật khâu mi vĩnh viễn.
Phương pháp phẫu thuật cần được thực hiện tại bệnh viện lớn, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Điều này nhằm đảm bảo kết quả cuối cùng tốt nhất, không để lại biến chứng không mong muốn.
Châm cứu
Liệt dây thần kinh số 7 có chữa được không khi áp dụng châm cứu? Chuyên gia khẳng định có. Cơ chế của phương pháp châm cứu chữa liệt dây thần kinh số 7 là đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết và phục hồi hệ thần kinh. Từ đó thúc đẩy tái tạo các sợi thần kinh đang tổn thương, hình thành nhánh dẫn truyền phụ và tăng cường khả năng dẫn truyền. Vì vậy, tình trạng liệt dây thần kinh số 7 được cải thiện và phục hồi rõ rệt. Phác đồ châm cứu chữa liệt thần kinh ngoại biên như sau:
Công thức huyệt:
- Huyệt chính: Thái dương, Tình minh, Đồng tử liêu, Toản trúc, Ty trúc không, Ngư yêu, Thính hội, Hoàn cốt, Dương bạch, Ế phong, Hạ quan, Giáp xa, Cự liêu, Nhân trung, Quyền liêu, Địa thương, Thừa tương, Hợp cốc (ở bên đối diện), Nội đình (ở cùng bên bị liệt).
- Huyệt phối hợp: Thái xung, Dương lăng tuyền, Phong trì, Khúc trì, Ngoại quan, Tam dương lạc.
Cách châm cứu:
- Mỗi lần châm sẽ chọn 1 – 2 huyệt của từng nhóm huyệt mắt, miệng, má và huyệt ở xa. Ngoài châm thẳng, có thể áp dụng châm xuyên huyệt để tăng hiệu quả điều trị như huyệt Địa thương châm xuyên sang huyệt Giáp xa, từ huyệt Toản trúc châm xuyên Tình minh,…
- Đối với người bị liệt dây thần kinh số 7 do phong hàn, khí huyết ứ trệ kinh lạc và những bệnh nhân đến chữa muộn nên kết hợp châm kim với cứu ngải hoặc ôn châm từ lần chữa đầu tiên.
Liệu trình:
- Mỗi ngày châm cứu 1 lần, mỗi lần 20 – 30 phút, liệt trình kéo dài từ 10 ngày.
- Sau mỗi liệu trình sẽ 2 – 3 ngày và có thể lặp lại 2 – 3 liệu trình phụ thuộc vào kết quả cải thiện của người bệnh.
Một số phương pháp châm cứu cải tiến có thể được áp dụng trong phác đồ điều trị bao gồm:
- Điện châm: Là dùng dòng điện nhất định để tác động lên các huyệt châm cứu, thời gian mỗi lần điện châm kéo dài khoảng 30 phút. Ngày 1 lần và liệu trình 10 – 15 ngày. Áp dụng công thức huyệt như phương pháp châm cứu truyền thống.
- Thuỷ châm: Dùng dung dịch vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12, Mecobalamin tiêm vào các huyệt Giáp xa, huyệt Phong trì, huyệt Túc tam lý và các huyệt như trên. Mỗi lần thủy châm thường dùng từ 2 – 5 huyệt.
- Nhĩ châm: Nhĩ châm là phương pháp châm cứu tác động vào vùng loa tai hai bên để đạt được tác dụng phòng và chữa bệnh. Một số điểm phổ biến trong điều trị liệt dây thần kinh số 7 gồm các điểm trán, thái dương, hàm, mũi, miệng, mắt, mặt, thần môn, giao cảm.
Bài thuốc Đông y điều trị tình trạng liệt dây thần kinh số 7
Các bài thuốc Đông y chữa liệt dây thần kinh số 7 được kết hợp nhiều dược liệu mang lại tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, phục hồi thương tổn tại dây thần kinh, thúc đẩy cải thiện chức năng cơ mặt. Đặc biệt, các bài thuốc phân chia theo từng nguyên nhân bệnh lý nên mang lại hiệu quả điều trị rất tốt:
Nguyên nhân do nhiễm khuẩn
- Phương pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt, bổ huyết, hoạt huyết, hoạt lạc.
- Bài thuốc: Kim ngân hoa 16gam, bồ công anh mỗi loại 16gam, ké đầu ngựa 12gam, thổ phục linh 12gam, xuyên khung 12gam, đan sâm 12gam, ngưu tất 12gam. Sắc các dược liệu trên với nước và uống hằng ngày.
Liệt dây thần kinh số 7 nguyên nhân do lạnh
- Phương pháp điều trị: Hoạt lạc, khu phong, tán hàn.
- Bài thuốc 1: Ké đầu ngựa 12gam, tang ký sinh 12gam, bạch chỉ 0,8gam, ngưu tất 12gam, kê huyết đằng 12gam, quế chi 0,8gam, hương phụ 0,8gam, uất kim 0,8gam, trần bì 0,8gam. Sắc dược liệu trên lấy nước để uống.
- Bài thuốc 2: Khương hoạt 8gam, độc hoạt 8gam, hoàng cầm 8gam, tần giao 8gam, phục linh 8gam, đương quy 8gam, xuyên khung 8gam, bạch chỉ mỗi 8gam, ngưu tất 12g, thục địa 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 12g, bạch truật 12g, bạch thược 0,8g. Cho dược liệu trên vào ấm sắc uống hằng ngày.
Sang chấn gây liệt dây thần kinh số 7
- Phương pháp điều trị: Hành khí và hoạt huyết.
- Bài thuốc: Đan sâm 12gam, xuyên khung 12gam, ngưu tất 12gam, tô mộc 8gam, uất kim 8gam, chỉ xác 6gam, trần bì 6gam, hương phụ 6gam. Cho dược liệu vào nồi sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Không tác dụng nhanh như thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y cần kiên trì thực hiện đều đặn hằng ngày và kéo dài vài tháng (1 – 3 tháng) để thấy rõ hiệu quả. Vậy nên, người bệnh tuyệt đối không bỏ giữa chừng mà cần thực hiện theo liệu trình đã được thầy thuốc hướng dẫn.
Các bài tập chữa liệt dây thần kinh số 7
Để cải thiện các biến chứng sau khi liệt dây thần kinh số 7, người bệnh nên thực hiện các bài tập chữa dây thần kinh số 7 dưới đây hằng ngày.
Bài tập nhắm mắt
- Bước 1: Đưa mắt theo chiều nhìn xuống dưới, sau đó dùng ngón tay trỏ phải đặt lên mắt nhẹ nhàng và giữ cho mắt nhắm lại.
- Bước 2: Dùng ngón tay kéo căng lông mày để mí mắt được thư giãn, đồng thời cải thiện độ linh hoạt.
- Bước 3: Nhắm mắt càng lâu càng tốt, trong lúc đó dùng ngón tay ấn nhẹ để 2 mí mắt khép lại với nhau.
Bài tập mở miệng
- Bước 1: Mở miệng rộng, cố gắng kéo góc miệng càng lên cao càng tốt. Giữ nguyên tư thế ngày trong 10 giây rồi trở về trạng thái lúc đầu.
- Bước 2: Lặp lại động tác trên trong 15 lần, những lần tập luyện sau có thể thực hiện lâu hơn để tăng hiệu quả cải thiện.
Bài tập nhấn cánh mũi
- Bước 1: Dùng ngón tay ấn nhẹ vào cánh mũi theo chiều từ dưới lên trên.
- Bước 2: Giữ tư thế này trong 10 giây rồi thả tay ra. Sau đó lặp lại 15 lần liên tục.
Massage mặt
- Bước 1: Dùng toàn bộ các đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng lên mặt theo hình vòng tròn.
- Bước 2: Sau mỗi khi kết thúc 1 vòng tròn sẽ dùng đầu ngón tay cái ấn 1 lực mạnh xuống, sau đó thực hiện vòng tiếp theo.
Chuyên gia cho biết, để hiệu quả đạt mức tốt nhất, người bệnh nên bắt đầu từ các bài tập bản thân cảm thấy đơn giản nhất rồi dần dần thực hiện bài tập khó hơn. Kiên trì thực hiện đều đặn hằng ngày, sau 3 – 5 tuần sẽ thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt.
Dự phòng và chăm sóc người bệnh liệt dây thần kinh số 7
Dưới đây là hướng dẫn về phương pháp dự phòng và chăm sóc cho người bệnh liệt dây thần kinh số 7.
- Tránh gió, tránh lạnh: Cần đảm bảo giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào mùa đông. Nếu cần phải ra ngoài, bạn cần mắc quần áo đủ dài và đủ dày, đeo khăn quàng cổ, đeo khẩu trang, đội mũ, đi tất.
- Chăm sóc, bảo vệ mắt: Những người đã hoặc đang bị liệt dây thần kinh ngoại biên thường mắt có đề kháng kém. Vậy nên khi đi ra ngoài cần đeo kính tránh bụi, tránh gió. Đồng thời sử dụng nước mắt nhân tạo vào thời điểm ban ngày và dùng thuốc mỡ giữ ẩm cho mắt vào thời điểm ban đêm.
- Vệ sinh răng miệng: Thông thường những người sau khi bị liệt dây thần kinh số 7 có biến chứng khiến cơ mặt không giữ được nước và thức ăn đọng lại trong miệng. Lâu dần sẽ dễ gây viêm lợi, viêm họng,… Do đó cần đảm bảo giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, rửa mũi bằng nước muối sinh lý,…
- Điều chỉnh nhiệt độ: Mùa hè nếu bật điều hòa cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, không quá thấp so với nhiệt độ ngoài môi trường. Mùa đông khi thức dậy nên ngồi lại trong chăn vài phút để giúp cơ thể thích nghi với mức nhiệt bên ngoài.
- Tập thể dục hằng ngày: Để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bị liệt dây thần kinh số 7 hoặc nhiều bệnh lý khác, bạn cần tập luyện thể dục thể thao hằng ngày nhằm nâng cao đề kháng cho cơ thể. Trung bình mỗi ngày nên dành ra 30 – 45 phút cho các hoạt động như chạy bộ, đạp xe, tập gym,…
- Ăn đủ chất dinh dưỡng: Chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất như vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrate, chất béo theo nhu cầu từng lứa tuổi. Tránh đồ ăn sống lạnh, hạn chế đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ như ớt, hạt tiêu,…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để chủ động kiểm soát tình hình sức khỏe của bản thân, đặc biệt phát hiện sớm những bệnh làm tăng nguy cơ liệt dây thần kinh số 7 như cảm cúm, bệnh tai mũi họng,…
Giải đáp câu hỏi liên quan
Ngoài câu hỏi “liệt dây thần kinh số 7 có chữa được không?”, dưới đây là những giải đáp về vấn đề liên quan đến bệnh lý này được nhiều người quan tâm.
Điều trị liệt dây thần kinh số 7 muộn có nguy hiểm không?
Khi bị liệt dây thần kinh số 7 nếu không điều trị sớm sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: mất vận động cơ mặt, gây co thắt nửa mặt, biến chứng bệnh về mắt (viêm kết mạc, viêm giác mạc, lộn mí), hội chứng nước mắt cá sấu,…
Chi phí chữa liệt dây thần kinh số 7 hết bao nhiêu?
Trên thực tế chi phí chữa liệt dây thần kinh số 7 không có con số cụ thể bởi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng của người bệnh hiện tại và phương pháp điều trị sẽ áp dụng.
Thông thường nếu châm cứu sẽ có chi phí dao động 100k/lần châm cứu, thực hiện đều đặn mỗi ngày và liệu trình từ 2 – 3 tháng (tương đương 6 – 10 triệu). Nhưng nếu điều trị bằng phẫu thuật sẽ có chi phí dao động từ 20 – 60 triệu, những cuộc phẫu thuật lớn sẽ lên đến 100 triệu.
Phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7 để lại sẹo không?
Phương pháp phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7 chỉ giúp lấy lại chức năng, không mang tính thẩm nên vẫn để lại sẹo. Vậy nên, để da nhanh lành và giảm sẹo thâm, sau khi phẫu thuật người bệnh hạn chế ăn thực phẩm như thịt gà, rau muống, đồ nếp và sử dụng các loại kem bôi trị sẹo theo hướng dẫn của bác sĩ.
Liệt dây thần kinh số 7 tái phát không?
Liệt dây thần kinh số 7 có thể tái phát nhưng rất ít trường hợp gặp tình trạng này. Nếu có sẽ tái xuất hiện trong vòng hai năm sau lần bị đầu tiên.Tuy nhiên, những di chứng do bệnh gây ra có thể tái phát thường xuyên nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Trên đây là giải đáp của chuyên gia Đông Phương Y Pháp cho câu hỏi “liệt dây thần kinh số 7 có chữa được không?”. Một lần nữa khẳng định bệnh này hoàn toàn có thể chữa được nhưng cần đảm bảo phát hiện điều trị sớm, áp dụng phương pháp phù hợp và có phương pháp chăm sóc nghiêm ngặt để người bệnh nhanh phục hồi.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn
Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.