Các Loại Thuốc Điều Trị Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Ngoại Biên

Ngày cập nhật: 04/04/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Trước khi áp dụng các biện pháp trị bệnh không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt; bệnh nhân liệt mặt ngoại biên cần sử dụng các thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7 trong 1 tuần đầu. Thuốc chữa bệnh bao gồm cả Đông y và Tây y, người bệnh có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và bệnh trạng cụ thể.

Thuốc Tây y điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (liệt mặt Bell) xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương do lạnh, nhiễm trùng hoặc bị ảnh hưởng bởi chấn thương vùng hàm mặt, phẫu thuật vùng tai… Bệnh biểu hiện với các triệu chứng điển hình như méo miệng, mắt không khép kín được, ăn uống rơi vãi, đau trong tai…

Dù không gây nguy hiểm tính mạng nhưng liệt dây thần kinh số 7 gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của các bệnh nhiên. Nếu không được điều trị kịp thời thì khó có thể hồi phục hoàn toàn mà sẽ để lại những tổn thương vĩnh viễn cùng với các di chứng trên gương mặt.

Các triệu chứng liệt dây thần kinh số 7
Các triệu chứng liệt dây thần kinh số 7

Phác đồ điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên điển hình là sử dụng thuốc trong 7-10 ngày đầu, sau đó kết hợp phục hồi chức năng bằng các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp bấm huyệt, châm cứu.

Các loại thuốc Tây y điều trị liệt dây thần kinh số 7 thường được sử dụng nhất bao gồm:

  • Thuốc chống viêm Corticosteroids: điều trị sớm bằng Corticosteroids trong 48 giờ đầu sau khi bệnh khởi phát giúp phục hồi nhanh hơn và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, cần loại trừ các trường hợp chống chỉ định như bệnh lao, đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tâm thần…
  • Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: có tác dụng phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện nhanh triệu chứng liệt mặt. Loại thuốc tăng dẫn truyền thần kinh điển hình nhất là gentamicin, đòi hỏi cần sử dụng với liều cao, kéo dài từ 7-10 ngày. Sử dụng bằng phương pháp điện di nivalin sẽ giúp thuốc ngấm nhanh và mạnh hơn.
  • Thuốc giãn mạch: có tác dụng chống co mạch và rối loạn vận mạch, làm mạch máu giãn ra và tăng cường nuôi dưỡng cho vùng thiếu máu; bên cạnh đó còn có khả năng chống viêm (nhưng yếu). Cần thận trọng khi sử dụng thuốc giãn mạch, chỉ nên chọn các loại thuốc chẹn canxi có ưu thế trên mạch máu của hệ thống đầu mặt cổ (điển hình nhất như vinpocetine).
Các thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7 thường được sử dụng trong 7-10 ngày đầu, với liều giảm dần khi triệu chứng được cải thiện
Các thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7 thường được sử dụng trong 7-10 ngày đầu, với liều lượng giảm dần.

Ngoài ra, quá trình điều trị liệt dây thần kinh số 7 cũng có thể dùng thêm 1 vài loại thuốc khác như:

  • Thuốc tăng tái tạo bao thần kinh.
  • Các vitamin nhóm B (đặc biệt là B1).
  • Các chất chống gốc tự do.
  • Kháng sinh bổ trợ (trong trường hợp nhiễm khuẩn).
  • Thuốc lợi tiểu nhẹ (nếu người bệnh có phù rõ).

Việc sử dụng loại thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7 nào, với liều lượng ra sao và trong thời gian bao lâu cần tuân thủ đúng theo phác đồ do bác sĩ chỉ định.

Các bài thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên của Đông y

Ngoài hướng điều trị bằng Đông Tây y kết hợp, bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên còn có thể được chữa trị hiệu quả chỉ bằng các biện pháp của YHCT, bao gồm dùng thuốc Đông y kết hợp xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu.

Đông y mô tả liệt dây thần kinh số 7 trong phạm vi chứng Khẩu nhãn oa tà. Và dựa trên nguyên nhân khởi phát, phân chia thành 3 thể bệnh chính là phong hàn, phong nhiệt và huyết ứ. Tùy thuộc vào thể bệnh mà Đông y sẽ áp dụng các bài thuốc chữa và kết hợp huyệt trị bệnh khác nhau.

Tùy vào thể bệnh mà Đông y sẽ áp dụng các bài thuốc trị liệt mặt ngoại biên khác nhau
Đông y áp dụng các bài thuốc trị liệt dây thần kinh số 7 khác nhau tùy vào thể bệnh.

Dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc các bài thuốc tiêu biểu và các huyệt chủ đạo được sử dụng trong điều trị từng thể bệnh.

Bài thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7 do lạnh (Thể phong hàn)

Liệt dây thần kinh 7 do lạnh được YHCT gọi là trúng phong hàn ở kinh lạc. Các triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi đi mưa, gặp gió lạnh bao gồm: mắt không nhắm kín được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước trào ra, rêu lưỡi trắng, mạch phù, toàn thân sợ lạnh.

Phương pháp điều trị thể liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên này là khu phong, tán hàn, hoạt huyết, hành khí. Các bài thuốc điển hình có thể áp dụng như:

  • Bài thuốc 1: ké đầu ngựa, tang ký sinh, huyết đằng, ngưu tất 12g mỗi loại; quế chi, bạch chỉ, hương phụ, uất kim, trần bì 0,8g mỗi loại. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
  • Bài thuốc 2: ngưu tất, thục địa, đảng sâm, bạch truật 12g mỗi loại; khương hoạt, độc hoạt, bạch chỉ, tần giao, đương quy, xuyên khung, phục linh, hoàng cầm 8g mỗi loại; cam thảo 6g và bạch thược 0,8g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Kết hợp day ấn hoặc châm cứu các huyệt mặt:

  • Dương bạch: nằm trên đường thẳng đi qua chính giữa mắt, phía trên lông mày 1 thốn (xác định độ dài 1 thốn bằng cách đo bề ngang ngón tay cái người bệnh)
  • Ế phong: nằm phía sau dái tai, tại chỗ lõm giữa gai xương chũm và góc hàm dưới.
  • Toản trúc (Toàn trúc): nằm thẳng trên góc mắt trong, tại chỗ lõm đầu trong lông mày.
  • Tình minh: trên góc khóe mắt trong 0,1 thốn.
  • Đồng tử liêu: tại chỗ lõm cách góc ngoài mắt 0.5 thốn.
  • Ty trúc không: chỗ lõm phía ngoài đuôi lông mày, ở bờ ngoài cơ vòng mi.
  • Thừa khấp: nằm trên bờ hốc mắt dưới, thẳng dưới đồng tử 0,7 thốn.
  • Nghinh hương: điểm gặp nhau giữa rãnh mũi miệng và đường ngang qua chân cánh mũi, cách cánh mũi 0,5 thốn.
  • Giáp xa: nằm phía trên trước góc hàm dưới, nơi cơ nổi lên khi cắn chặt răng lại.
  • Nhân trung: nằm giữa mũi và miệng. Tại vị trí chia đường rãnh mũi môi thành ⅓ trên và ⅔ dưới.
  • Địa thương: từ mép miệng đo ngang ra 0,5 thốn.
  • Thừa tương: trên đường bổ dọc giữa hàm dưới, tại đáy chỗ lõm dưới môi dưới.
Các huyệt mặt trị liệt dây thần kinh 7
Các huyệt mặt trị liệt dây thần kinh số 7.

Toàn thân bấm thêm các huyệt:

  • Phong trì: nằm phía sau gáy, tại chỗ lõm tạo nên bởi bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
  • Hợp cốc: tại điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ – ngón cái khi khép hai ngón tay này lại.

Bài thuốc trị liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm trùng (Thể phong nhiệt)

YHCT gọi liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nhiễm trùng là chứng trúng phong nhiệt ở kinh lạc. Thể bệnh này biểu hiện với các triệu chứng điển hình như méo miệng, không nhắm mắt được, toàn thân sốt, sợ nóng, sợ gió, rêu lưỡi trắng, dày, mạch phù sác.

Với thể liệt dây thần kinh số 7 này, khi bệnh nhân có sốt sẽ điều trị bằng phương pháp khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết; khi hết sốt thì áp dụng phương pháp khu phong, bổ huyết , hoạt lạc.

Bài thuốc đặc trị: kim ngân hoa, bồ công anh 16g mỗi loại và thổ phục linh, ké đầu ngựa, đan sâm, xuyên khung, ngưu tất 12g mỗi loại. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Kết hợp châm cứu, bấm huyệt: sử dụng các huyệt mặt tương tự như điều trị thể phong hàn. Ở phạm vi toàn thân, day ấn thêm các huyệt Khúc trì (gập cẳng tay lại, huyệt nằm ở điểm lõm tại mép ngoài nếp gấp khuỷu tay) và Nội đình (nằm ở khe giữa xương đốt 1 ngón chân 2 và 3).

Điện châm điều trị liệt mặt
Điện châm điều trị liệt dây thần kinh số 7.

Bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do sang chấn (Thể huyết ứ)

Y học cổ truyền xếp trường hợp này vào thể bệnh ứ huyết ở kinh lạc. Nguyên nhân gây bệnh là do các sang chấn sau ngã, tai nạn, sau phẫu thuật vùng hàm mặt, mổ xương chũm… gây nên. Phương pháp điều trị là hoạt huyết, hành khí.

Bài thuốc áp dụng: đan sâm, ngưu tất, xuyên khung 12g mỗi loại; tô mộc, uất kim 8g mỗi loại; chỉ xác, trần bì, hương phụ 6g mỗi loại. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Kết hợp châm cứu, bấm huyệt: tác động các huyệt mặt tương tự như trong điều trị 2 thể bệnh phía trên. Phạm vi toàn thân dùng thêm huyệt Huyết Hải (từ bờ trên xương bánh chè đo lên 2 thốn rồi đo ngang vào 1 thốn) và Túc tam lý (dưới lõm khớp gối 3 thốn).

Lưu ý khi điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Bên cạnh dùng thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc dưới đây để hạn chế những tác động sức khỏe do liệt mặt gây nên cũng như hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi:

  • Sử dụng nước ấm trong sinh hoạt và vệ sinh cá nhân, giữ ấm mặt, kiêng gió, kiêng lạnh.
  • Áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt như nhỏ nước mắt nhân tạo để chống khô mắt và tránh bội nhiễm do mắt không nhắm được, sử dụng kính khi đi ra ngoài, dùng khăn mềm kéo mi mắt khép lại hoặc lấy gạc sạch che mắt khi ngủ, hạn chế tiếp xúc với màn hình tivi, máy tính.
  • Cơ 1 bên mặt bị liệt khiến việc nhai nuốt khó khăn và dễ bị ứ đọng thức ăn nên người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ để tránh gây viêm nhiễm răng miệng.
  • Tự tập luyện các bài tập qua gương với các động tác như nhắm mắt, thổi lửa, huýt sáo, ngậm chặt miệng, nhăn trán, mỉm cười, tập phát âm những từ có âm môi (B, P, I, U…)
  • Tự xoa bóp vùng mặt với các động tác đơn giản như xoa vuốt vùng trán, miết lông mày, xoa vuốt má và cằm để gia tăng tuần hoàn máu, giảm đau và đơ vùng mặt.

Phát hiện và điều trị sớm có vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Nếu để lâu (trên 1 tháng kể từ khi phát bệnh), người bệnh sẽ khó có cơ hội hồi phục lại hoàn toàn và có thể phải đối mặt với những di chứng nặng nề. Do vậy, ngay khi nhận thấy các biểu hiện đặc trưng của bệnh như méo miệng, không nhắm được mắt, ăn uống rơi vãi… hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và tiến hành điều trị kịp thời.

Người bệnh không nên tin tưởng áp dụng các biện pháp điều trị dân gian như dùng máu lươn hay đắp thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7 vì thực tế đây chỉ là các mẹo truyền miệng chưa được kiểm chứng. Quá lệ thuộc vào cách chữa bệnh này có thể khiến bệnh nhân bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị và làm giảm khả năng hồi phục hoàn toàn.

Trên đây là thông tin giới thiệu về các loại thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên của Đông y và Tây y. Bất kể lựa chọn hướng điều trị nào, người bệnh hãy đi khám sớm và tuân thủ phác đồ chữa bệnh để sớm cải thiện được tình trạng liệt mặt và phòng tránh được những di chứng không mong muốn.

Xem Thêm: Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Bao Lâu Thì Khỏi? Điều Trị Thế Nào?

Array

Cách chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác