Bị Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Cách Trị

Ngày cập nhật: 04/04/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai là một tình trạng không hề hiếm, xuất hiện nhiều nhất ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Đây là một tình trạng gây ra nhiều lo lắng cho mẹ bầu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng dây thần kinh số 7 bị liệt trong giai đoạn mang thai.

Bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai do nguyên nhân gì?

Khi mang thai, phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến cả bản thân và thai nhi. Một trong những vấn đề phổ biến nhưng ít được nhắc đến là bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai. Mặc dù không phải tất cả phụ nữ mang thai đều mắc phải tình trạng này, nhưng tỷ lệ mắc bệnh vẫn khá đáng kể do cơ thể mang thai dễ bị tổn thương và sức đề kháng kém hơn. Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc phải liệt dây thần kinh số 7 cao gấp 3 lần so với những đối tượng khác.

Bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp
Bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp

Chị em phụ nữ bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Do dây thần kinh bị nhiễm lạnh: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là dây thần kinh số 7 bị nhiễm lạnh. Vì dây thần kinh này nằm trong ống xương đá mà không có sự bảo vệ của các bao cơ bọc, khi gặp lạnh, mạch máu có thể co thắt, làm giảm lưu lượng máu đến dây thần kinh, dẫn đến tình trạng tê liệt.
  • Bị chấn thương: Trong một số trường hợp, chấn thương vùng đầu hoặc các phẫu thuật liên quan đến tai, mặt, đầu có thể dẫn đến liệt dây thần kinh số 7. Một sơ xuất nhỏ trong các thủ tục hay phẫu thuật cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus: Các vi khuẩn, đặc biệt là virus cúm, có thể tấn công và gây tê liệt dây thần kinh số 7. Trong thai kỳ, nếu bà bầu mắc phải cúm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi mà còn có thể dẫn đến tình trạng liệt dây thần kinh số 7.

Việc hiểu rõ nguyên nhân là cơ sở quan trọng để phòng ngừa cũng như hỗ trợ quá trình điều trị tình trạng liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai một cách hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé.

Triệu chứng mẹ bầu bị liệt dây thần kinh số 7

 Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai:

  • Liệt nửa mặt: Một trong những dấu hiệu đặc trưng của liệt dây thần kinh số 7 là một bên khuôn mặt bị tê liệt, mất cảm giác hoặc khó kiểm soát. Điều này có thể làm cho nửa mặt trông méo mó và mất đi tính tự nhiên.
  • Méo miệng: Một phần miệng có thể bị méo mó hoặc không thể di chuyển đúng cách. Điều này có thể gây ra khó khăn khi nhai, nói chuyện và duy trì vệ sinh răng miệng.
  • Khó chớp mi mắt: Dây thần kinh số 7 cũng điều khiển cơ chuyển động của mí mắt, do đó khi bị liệt, có thể gây ra khó khăn trong việc chớp mi mắt hoặc làm tăng nguy cơ mắt bị khô và tổn thương.
  • Khó nuốt: Một số phụ nữ mang thai có thể gặp khó khăn trong việc nuốt, đặc biệt là khi cố gắng nuốt thức ăn lớn hoặc lỏng.
  • Gương mặt chảy xệ: Do một bên khuôn mặt bị tê liệt, có thể dẫn đến cảm giác mặt chảy xệ hoặc mất đi độ đàn hồi tự nhiên của da.
Một số triệu chứng dễ nhận biết khi liệt dây thần kinh số 7 ở mẹ bầu
Một số triệu chứng dễ nhận biết khi liệt dây thần kinh số 7 ở mẹ bầu

Việc nhận biết triệu chứng và điều trị kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ liên quan đến liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai, việc tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế là điều cần thiết.

Bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai không thường gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra những phiền toái và lo lắng cho các mẹ bầu.

Theo các bác sĩ, việc liệt dây thần kinh số 7 không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu trong lĩnh vực Y học đã chỉ ra rằng, mặc dù có thể gây ra một số biến chứng như méo miệng ở mẹ, nhưng tình trạng này không gây hại đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung.

Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nhưng tình trạng liệt dây thần kinh số 7 có thể làm cho phụ nữ mang thai cảm thấy không thoải mái. Cảm giác tê liệt và méo miệng có thể tạo ra sự không thoải mái và tăng cường cảm giác lo lắng, lo âu của chị em.

Ngoài ra, một số phụ nữ mang thai bị liệt dây thần kinh số 7 có thể trải qua những tình trạng tinh thần như buồn chán, mệt mỏi và chán ăn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người mẹ, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Như vậy,  dù không gây ra nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, song, bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng, đảm bảo mẹ và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh.

Cách điều trị liệt dây thần kinh số 7 an toàn cho phụ nữ đang mang thai

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai đòi hỏi sự cẩn trọng và chăm sóc đặc biệt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai, bao gồm sự kết hợp giữa Tây y, Đông y và vật lý trị liệu.

Nếu quyết định sử dụng phương pháp Tây y, phụ nữ mang thai cần tư vấn và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc cần được kiểm soát và giám sát chặt chẽ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn đối với thai nhi.

Trong Đông y, có một số phương pháp an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai, bao gồm:

  • Liệu pháp châm cứu: Kích thích các huyệt đạo trên cơ thể để khắc phục các vấn đề liên quan đến dây thần kinh. Châm cứu có thể mang lại cảm giác dễ chịu và giảm đau cho các mẹ bầu.
  • Cấy chỉ vào huyệt vị: Phương pháp này giúp tăng cường protein, hydratcarbon và chuyển hóa dinh dưỡng ở vùng mặt, từ đó khắc phục tình trạng liệt dây thần kinh số 7.
  • Truyền dịch: Truyền nhỏ giọt các chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ khắc phục và cải thiện tình trạng liệt dây thần kinh số 7. Đồng thời, giúp loại bỏ các độc tố không cần thiết và tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.
Các liệu pháp châm cứu, cấy chỉ huyệt vị thường được áp dụng
Các liệu pháp châm cứu, cấy chỉ huyệt vị thường được áp dụng

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, vì vậy phụ nữ mang thai không nên tự ý xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là về liệt dây thần kinh số 7. Để tránh các tác động không mong muốn đối với sức khỏe của cả mẹ và bé, khi điều trị dây thần kinh số 7 bị liệt, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ: Nếu phát hiện có dấu hiệu của liệt dây thần kinh số 7, hãy đi thăm bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị đúng cách.
  • Không tự điều trị: Tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ tiềm ấn nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Chấp nhận các phương pháp an toàn cho thai nhi: Nếu cần thiết, hãy chấp nhận sử dụng các phương pháp điều trị dù hiệu quả chậm hơn nhưng đảm bảo được an toàn cho thai nhi dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Chăm sóc tinh thần: Trong quá trình điều trị, hãy chăm sóc tinh thần của mình bằng cách thả lỏng, tập trung vào những hoạt động giảm căng thẳng như yoga, thiền hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Theo dõi sức khỏe sát sao: Trong quá trình áp dụng các phương pháp chữa liệt dây thần kinh số 7, mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe của bản thân sát sao. Nếu có thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để được xử lý và điều chỉnh phác đồ cho an toàn, hiệu quả, phù hợp.

Lưu ý phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai

Khi mang thai, việc phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 là rất quan trọng để hạn chế nguy cơ mắc phải và tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số lưu ý phòng ngừa để các mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Tránh tiếp xúc với lạnh đột ngột: Nhiễm lạnh có thể là nguyên nhân gây ra liệt dây thần kinh số 7, vì vậy hãy tránh tiếp xúc với lạnh đột ngột bằng cách mặc ấm khi ra ngoài, đặc biệt vào mùa đông. Ngoài ra, vào những ngày nắng nóng mùa hè, mẹ bầu cần lưu ý không đột ngột bước từ bên ngoài vào phòng có điều hòa hoặc đột ngột từ phòng điều hòa bước ra ngoài trời nắng. Hành động này sẽ gây sốc nhiệt và tăng nguy cơ liệt dây thần kinh số 7.
  • Bảo vệ da mặt: Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng da để bảo vệ da mặt khỏi tác động của thời tiết lạnh. Ngoài ra, nếu phải ra ngoài đường, mẹ bầu cần dùng các phụ kiện chống gió rét khác như khẩu trang, mũ len, khăn quàng cổ,…
  • Giữ gìn khỏe tổng thể: Duy trì một chế độ ăn uống cân đối, bổ sung đủ chất dinh dưỡng và duy trì lịch trình tập luyện nhẹ nhàng dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Hạn chế căng thẳng và stress: Hạn chế căng thẳng và stress bằng cách thực hiện các hoạt động giảm stress như yoga, thiền hoặc hỗ trợ tâm lý từ gia đình và bạn bè.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thăm bác sĩ thai kỳ định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện. Điều này sẽ giúp mẹ bầu chủ động nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân và được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe phù hợp cho từng giai đoạn trong thai kỳ.
Vận động thường xuyên như tập yoga bầu giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ
Vận động thường xuyên như tập yoga bầu giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ

Trong khi mang thai, việc bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai không chỉ là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp chị em phụ nữ nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và biết cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị an toàn và hiệu quả.

Xem Thêm: Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Bao Lâu Thì Khỏi? Điều Trị Thế Nào?

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

05/10

hôm nay

06/10

Ngày mai

07/10

Ngày kìa

+

Khác