Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Ngoại Quan Là Gì? Cách Châm Cứu, Bấm Huyệt Chi Tiết
Huyệt Ngoại Quan (TE5) – một trong những huyệt đạo quan trọng trên kinh Tam Tiêu. TE5 không chỉ giúp điều hòa khí huyết mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề như đau đầu, đau khớp và căng thẳng thần kinh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về vị trí, cách xác định và tác dụng của huyệt TE5 trong Y học cổ truyền.
Huyệt Ngoại Quan là gì? Ý nghĩa tên gọi
Xét theo nghĩa, “Ngoại” là bên ngoài, “Quan” có nghĩa là cửa, ải. Tên gọi “Ngoại Quan” được hiểu là vị trí của huyệt đạo này nằm ở bên ngoài cổ tay, giống như một “cửa ải” quan trọng của cơ thể.
Đây là huyệt thứ 5 trong kinh Tam Tiêu có nguồn gốc từ Thiên Kinh Mạch và là huyệt Lạc trong Bát Hội Huyệt. Theo các ghi chép được lưu lại, huyệt vị này có giao với Dương Duy Mạch nên khi tác động có thể hỗ trợ các bệnh xương khớp ở tay rất hiệu quả.
Vị trí huyệt Ngoại Quan
Vị trí huyệt Ngoại Quan rất dễ xác định, huyệt nằm ở mặt sau cẳng tay, cách đường lằn chỉ cổ tay 2 thốn, tại chỗ lõm giữa xương quay và xương trụ. Cách xác định huyệt Ngoại Quan đơn giản nhất là tìm đến huyệt Nội Quan ở mặt trước cẳng tay. Sau đó lấy đối diện ra phía mặt sau cẳng tay chính là điểm huyệt mà bạn cần tìm.
Theo giải phẫu, dưới vùng huyệt vị này chính là khe giữa các cơ duỗi dài riêng ngón tay cái và các cơ duỗi chung ngón tay út, cơ duỗi riêng ngón tay trỏ ở trong, màng gian cốt. Các nhánh của dây thần kinh quay đóng vai trò là dây thần kinh vận động cơ và tiết đoạn thần kinh C7 chi phối vùng da huyệt.
Tác dụng của huyệt Ngoại Quan
Huyệt Ngoại Quan có nhiều tác dụng quan trọng nhờ vị trí đặc biệt của nó trên kinh Tam Tiêu và sự giao hội với Dương Duy Mạch:
- Giảm đau đầu: TE5 giúp hỗ trợ điều trị chứng đau đầu và căng thẳng.
- Trị liệt và đau mỏi cánh tay: Hữu ích cho những người bị liệt tay, đau khớp khuỷu tay, nhức mỏi cánh tay, run tay, khó cầm nắm.
- Chữa ù tai và điếc tai: Phối hợp với các huyệt khác giúp điều trị chứng ù tai và mất thính lực.
- Thanh nhiệt và giảm ngoại cảm: Huyệt có khả năng thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị các triệu chứng sốt, cảm lạnh.
- Chữa đau thần kinh liên sườn: Giảm đau, căng tức ở vùng ngực và liên sườn.
Phương pháp tác động lên huyệt Ngoại Quan
Dưới đây là hai phương pháp tác động lên huyệt TE5 thường được áp dụng phổ biến nhất. Chi tiết như sau:
Biện pháp bấm huyệt
Chuẩn bị:
- Rửa tay sạch sẽ.
- Xác định vị trí huyệt.
Thực hiện:
Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt Ngoại Quan với lực vừa phải, cảm nhận thấy hơi tê tức. Có thể phối hợp các động tác bấm huyệt như:
- Ấn nhả: Ấn huyệt trong 2 – 3 giây, sau đó nhả ra, lặp lại khoảng 10 – 20 lần.
- Xoa bóp: Dùng ngón tay cái xoa bóp huyệt theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ khoảng 1 – 2 phút.
- Bấm du: Sử dụng ngón tay cái bấm huyệt và di chuyển dọc theo kinh tuyến tương ứng khoảng 1 – 2 phút.
Lưu ý, dùng lực bấm vừa phải, tránh bấm quá mạnh hoặc quá nhẹ. Nên bấm huyệt khi cơ thể đang thư giãn, thoải mái và nếu bệnh nhân cảm thấy đau nhức, cần ngừng bấm huyệt ngay.
Biện pháp châm cứu
Chuẩn bị:
- Sát trùng vị trí huyệt TE5 cần châm cứu và tay của người thực hiện..
- Sử dụng kim châm cứu chuyên dụng, đã được tiệt trùng.
Thực hiện:
- Châm kim thẳng đứng vào huyệt Ngoại Quan, độ sâu khoảng 0,5 – 1 thốn.
- Bạn có thể tiến hành châm tả (dùng tay vặn kim theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ để tăng cường tác dụng) hoặc châm cứu điện (sử dụng máy châm cứu điện để kích thích huyệt đạo).
Được biết mỗi lần châm cứu hoặc bấm huyệt Ngoại Quan thường kéo dài khoảng 5 – 10 phút. Nên thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phối cùng các huyệt đạo khác
Có thể phối huyệt TE5 với các huyệt vị sau đây:
- Phối cùng huyệt Khúc Trì, huyệt Phong Thị, huyệt Thủ Tam Lý, huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Tam Âm Giao để trị tay chân đau do phong thấp.
- Phối với huyệt Hợp Cốc, huyệt Đại Chùy, huyệt Khúc Trì trị cảm mà không sốt.
- Trị đau đầu, đau mắt bằng cách phối cùng huyệt Hậu Khê.
- Điều trị quai bị khi phối cùng huyệt Ế Phong, huyệt Khúc Trì, huyệt Hợp Cốc, huyệt Giáp Xa.
- Trị hông sườn đau khi phối với huyệt Tả Ngoại Quan.
- Phối cùng huyệt Đại Lăng, huyệt Chi Câu trị bụng bí kết.
- Phối với huyệt Dương Phụ, huyệt Nội Quan trị hông ngực đau nhói.
- Hỗ trợ điều trị ngoại cảm bằng cách phối với huyệt Hợp Cốc, huyệt Bách Hội.
- Phối với huyệt Dưỡng Lão, huyệt Nội Quan để trị khớp cổ tay bị đau.
- Làm giảm tình trạng tay cứng đờ thông qua việc kết hợp với huyệt Khúc Trì.
- Điều trị miệng không mở được khi phối với huyệt Thương Khâu, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Nội Đình và huyệt Khúc Trì.
- Phối cùng huyệt Hội Tông trị ù tai.
Huyệt Ngoại Quan không chỉ là một điểm châm cứu đơn thuần mà còn là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện. Việc áp dụng đúng cách huyệt Ngoại Quan có thể mang lại hiệu quả điều trị cao cho các vấn đề về cơ xương khớp, thần kinh và tuần hoàn. Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp tự nhiên để cải thiện sức khỏe, đừng bỏ qua lợi ích của huyệt Ngoại Quan. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để sử dụng đúng cách và tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
Xem Thêm:
- Huyệt Tiểu Hải Là Gì? Vị Trí, Cách Xác Định Và Vai Trò Cụ Thể
- Huyệt Phục Lưu Là Gì? Vị Trí Và Cách Tác Động Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!