Tổng Quan Về Huyệt Đại Chùy, Cách Ứng Dụng Và Phối Huyệt

Ngày cập nhật: 26/07/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Trong y học cổ truyền, Huyệt Đại Chùy được coi là rất quan trọng, có khả năng chữa trị đau cổ, vai, gáy, giảm mệt mỏi và phong hàn hiệu quả. Ngoài ra, tác động lên huyệt này còn giúp tăng cường sức đề kháng và lưu thông khí huyết. Để tìm hiểu thêm về cách ứng dụng huyệt trong Y học, mời bạn tham khảo các thông tin chi tiết dưới đây.

Huyệt Đại Chùy là gì?

Huyệt Đại Chùy, còn được gọi là huyệt Đại Bao, Thượng Phủ hoặc Bách Lao, là một trong những huyệt đạo quan trọng trong y học cổ truyền. Tên gọi “Đại Chùy” xuất phát từ hai từ Hán Việt: “Đại” nghĩa là to lớn và “Chùy” nghĩa là khối xương liền nhau, nổi lên giống như chiếc chùy, ám chỉ cột số thứ 7 ở cổ.

Đây là huyệt thứ 14 của Mạch Đốc và cũng là huyệt hội của Mạch Đốc với 6 Kinh Dương. Do đó, huyệt đạo Đại Chùy đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh mạch, có liên quan mật thiết đến chức năng của não bộ và hệ cơ xương khớp quanh vùng cổ, vai và gáy.

Xác định vị trí của huyệt

Vị trí của huyệt đạo này nằm tại chỗ lõm ngay đầu mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7. Việc xác định vị trí của huyệt này khá đơn giản, bạn có thể làm theo các bước dưới đây:

  • Đứng thẳng hoặc ngồi thẳng: Đảm bảo lưng và cổ của bạn thẳng.
  • Xác định đốt sống cổ thứ 7: Dùng tay sờ từ phần sau gáy xuống, bạn sẽ cảm nhận được mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7. Đây là đốt sống nổi rõ nhất khi bạn cúi đầu xuống.
  • Tìm chỗ lõm: Ngay đầu mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7, bạn sẽ thấy một chỗ lõm, đây chính là vị trí của huyệt.

Lợi ích của huyệt đạo Đại Chùy đối với sức khỏe

Như đã đề cập trước đó, Đại Chùy là một trong những huyệt vị quan trọng trên cơ thể con người với nhiều công dụng đa dạng. Cụ thể như sau:

  • Tác dụng cục bộ: Giúp giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, đau vai gáy, cứng cổ, căng cơ ở vai, cánh tay và lưng.
  • Tác dụng toàn thân: Kích thích huyệt này có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề như mệt mỏi, sốt cao, cảm mạo, ho có đờm nhiều và tình trạng tiết dịch ở phế quản.
  • Chủ trị: Được sử dụng chính để điều trị các triệu chứng như đau cứng cổ gáy, sốt rét, ho, đau nhức vùng sườn ngực, đờm dãi nhiều và tình trạng phế quản tiết ứ dịch.
Hình ảnh huyệt Đại Chùy
Hình ảnh huyệt Đại Chùy

Ứng dụng huyệt trị bệnh

Dưới đây là cách tác động lên huyệt để trị một số bệnh thường gặp, cụ thể như sau:

Vỗ huyệt trị nhức mỏi vai gáy

Nhức mỏi vai gáy là tình trạng phổ biến, thường do các bệnh xương khớp vùng vai gáy hoặc do mang vác nặng, tư thế hoạt động không đúng, gối đầu quá cao,… Dưới đây là cách vỗ huyệt để giảm nhanh triệu chứng nhức mỏi:

  • Chuẩn bị: Đan hai bàn tay lại với nhau sao cho hai đoạn xương đốt bàn và đốt thứ nhất của ngón tay cái tạo thành bản chùy.
  • Tư thế: Người bệnh đứng thẳng, lưng thẳng, hai chân khép lại, cổ hơi cúi.
  • Thực hiện: Đưa nắm chùy lên thẳng đỉnh đầu, sau đó sử dụng lực cơ của cẳng tay vỗ nhẹ xuống vị trí huyệt Đại Chùy, kết hợp với động tác nhún gối. Lặp lại động tác vỗ này 4 lần, mỗi lần 8 nhịp, vừa vỗ vừa hô. Khi kết thúc, đưa thẳng hai tay lên đỉnh đầu và vỗ tay 3 lần.

Thực hiện vỗ huyệt thường xuyên giúp cải thiện các vấn đề vùng vai cổ, thông huyệt khí huyết vùng này, từ đó hỗ trợ trị chứng mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiền đình và tăng cường trí nhớ.

Bấm huyệt đại chùy để giảm đau vai gáy

Đau vai gáy thường phát sinh do một số nguyên nhân như: Tư thế hoạt động sai lệch, các bệnh lý về cơ xương khớp tại đốt sống cổ, khớp vai, dây thần kinh hoặc chấn thương ở cổ, vai, gáy. Ngoài việc sử dụng các bài thuốc, y học cổ truyền còn áp dụng phương pháp xoa bóp và bấm huyệt để giảm triệu chứng đau nhức.

Phương pháp bấm huyệt không chỉ giúp giảm đau nhức, tê cứng cổ mà còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu. Giúp cơ được thư giãn, giải phóng ứ trệ ở kinh lạc, giảm đau nhức, tê bì và cứng cổ, đồng thời phục hồi xương khớp. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xác định các huyệt vị Phong Phủ, Phong Trì, Thiên Trụ và Đại Chùy.
  • Bước 2: Sử dụng ngón tay cái để day ấn tại các huyệt vị, mỗi huyệt khoảng 30 giây.
  • Bước 3: Thực hiện bấm huyệt mỗi ngày khoảng 2 lần để giảm nhanh triệu chứng đau vai gáy.
Vỗ huyệt Đại Chùy là cách giảm đau mỏi vai gáy mang lại hiệu quả tức thì
Vỗ huyệt Đại Chùy là cách giảm đau mỏi vai gáy mang lại hiệu quả tức thì

Bấm huyệt trị viêm họng

Đại Chùy huyệt thường được sử dụng để điều trị viêm họng do cảm cúm, tiết nhiều đờm và cảm giác ớn lạnh. Khi kích thích huyệt này, nó giúp giải biểu, khai thông phế khí, tăng cường sức đề kháng, thanh tâm, điều hòa kinh mạch và chữa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

Cách bấm huyệt để giảm triệu chứng viêm họng như sau:

  • Cúi đầu xuống và xác định chính xác vị trí huyệt Đại Chùy.
  • Dùng ngón tay cái nhấn và day nhẹ huyệt trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Người bệnh nên thực hiện phương pháp này 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả trị liệu tốt nhất.

Bấm huyệt điều trị cảm mạo

Cảm mạo thường biểu hiện qua các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, đau đầu, sợ gió, mệt mỏi, ăn uống kém và chân tay lạnh. Để giảm bớt các triệu chứng này, có thể áp dụng phương pháp bấm các huyệt vị sau:

  • Huyệt Phong Phủ: Nằm ở chỗ lõm giữa gáy, trên chân tóc phần gáy 1 thốn, giữa khe xương chẩm và đốt sống cổ thứ I. Khi cúi đầu, gân cơ thang nổi lên ở chỗ bám vào hộp sọ, còn khi ngửa đầu, khe xương lõm xuống, có thể sờ được đáy hộp sọ. Huyệt này nằm giữa hai cơ thang, ngang với đáy hộp sọ.
  • Huyệt Đại Chùy: Dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út chà xát huyệt này cho đến khi cảm thấy nóng lên. Có thể kết hợp xát huyệt Kiên Ngung để tăng hiệu quả điều trị.
  • Huyệt Nhân Trung: Nằm tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân Trung, giữa đáy rãnh. Đây là huyệt kết thúc của Đốc Mạch, nơi Đốc Mạch, Thủ Dương minh Đại tràng kinh và Túc Dương minh Vị kinh giao nhau. Tác động lên huyệt này giúp bổ trợ dương khí và khí huyết, đồng thời tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi hàn khí.

Châm cứu huyệt trị cảm mạo

Để điều trị cảm mạo, ngoài phương pháp day ấn huyệt, người bệnh có thể sử dụng châm cứu. Khi áp dụng châm cứu cho chứng bệnh này, nên kết hợp với các huyệt như Phong Trì, Liệt Huyết, Ngoại Quan, Phế Du và Nghinh Hương.

Thực hiện châm cứu mỗi ngày một lần trong khoảng 10 – 15 phút. Sau 2 – 3 lần thực hiện, các triệu chứng cảm mạo sẽ giảm dần và có thể khỏi hoàn toàn.

Lưu ý: Để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh có thể kết hợp châm cứu với việc dùng thuốc và bấm huyệt.

Bấm các huyệt Phong Phủ, Đại Chùy, Nhân Trung giúp giảm triệu chứng cảm mạo hiệu quả
Bấm các huyệt Phong Phủ, Đại Chùy, Nhân Trung giúp giảm triệu chứng cảm mạo hiệu quả

Cách phối huyệt trị bệnh theo y học cổ truyền

Dưới đây là các huyệt đạo có thể kết hợp với huyệt đạo Đại chuỳ để chữa bệnh hiệu quả, cụ thể như sau

  • Điều Trị Sốt Rét: Kết hợp với huyệt Yêu Du (Đốc.2) theo phương pháp Tư Sinh Kinh. Sử dụng cùng huyệt Gian Sử (Tâm bào.5) và huyệt Nhũ Căn (Vi.18) theo hướng dẫn của Châm Cứu Đại Thành.
  • Chữa Mồ Hôi Trộm: Phối với huyệt Âm Khích (Tm.6), huyệt Hậu Khê (Ttr.3) và huyệt Quan Nguyên (Nh.4) theo sách Trung Hoa Châm Cứu Học.
  • Điều Trị Viêm Tĩnh Mạch: Phối với huyệt Kiên Tĩnh (Đ.21), huyệt Mệnh Môn (Đốc.4), huyệt Thân Trụ (Đốc.12) và quanh vùng bệnh theo phương pháp Tân Châm Cứu Học.
  • Chữa Cảm Phong Nhiệt: Phối huyệt Ngoại Quan (Tam tiêu.5), huyệt Hợp Cốc (Đại trường .4), huyệt Thiếu Thương (P.11) và huyệt Phong Trì (Đ.20) theo Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu.
  • Điều Trị Ho Suyễn: Phối với huyệt Đàn Trung (Nh.17), huyệt Phong Môn (Bàng quang.12), huyệt Phế Du (Bàng quang.13) theo Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học.
  • Điều Trị Giảm Bạch Cầu: Phối huyệt Tam Âm Giao (Ty.6), huyệt Tỳ Du (Bàng quang.20), huyệt Khúc Trì (Đại trường.11) và huyệt Túc Tam Lý (Vi.36).
  • Chữa Cảm Cúm: Phối với huyệt Khúc Trì (Đại trường.11) và huyệt Phong Trì (Đ.20) theo Châm Cứu Học Thượng Hải.
  • Điều Trị Viêm Khí Quản: Phối với huyệt Phong Long (Vi.40) và huyệt Trung Quản (Nh.12).
  • Chữa Tâm Thần Phân Liệt: Phối với huyệt Đào Đạo (Đốc.13), huyệt Thân Trụ (Đốc.12) và huyệt Vô Danh (dưới đốt sống lưng 2) theo Châm Cứu Học Thượng Hải.
  • Điều Trị Sốt Rét: Phối với huyệt Chí Dương (Đốc.10) và huyệt Gian Sử (Tâm bào.5) thực hiện thoe Châm Cứu Học Thượng Hải.
Có thể phối huyệt với các huyệt xung quanh để tăng hiệu quả trị bệnh
Có thể phối huyệt với các huyệt xung quanh để tăng hiệu quả trị bệnh

Lưu ý khi chữa bệnh bằng huyệt Đại Chùy

Khi áp dụng phương pháp bấm huyệt, chấm cứu để chữa bệnh, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Đại Chùy huyệt nằm ở vị trí đốt sống cổ thứ 7. Đảm bảo xác định đúng vị trí để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Sử dụng ngón tay cái hoặc các ngón tay khác để day ấn với lực vừa phải, khoogn tác động lực quá mạnh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực.
  • Mỗi lần bấm huyệt nên kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút. Thực hiện từ 1-2 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Tránh bấm huyệt khi bệnh nhân đang trong tình trạng mệt mỏi quá độ, đói bụng hoặc sau khi ăn no.
  • Không bấm huyệt khi có vết thương hở hoặc nhiễm trùng tại khu vực huyệt.
  • Quan sát kỹ phản ứng của cơ thể sau mỗi lần bấm huyệt. Nếu xuất hiện tình trạng đau nhức, chóng mặt hoặc buồn nôn, nên dừng lại và tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Tránh bấm huyệt quá nhiều lần trong ngày để không gây tổn thương da và cơ bắp.
  • Trước khi áp dụng phương pháp bấm huyệt, nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y học cổ truyền hoặc các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Đảm bảo tay người bấm huyệt luôn sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng cho vùng da bấm huyệt.

Thông tin trên đã cung cấp cho bạn về huyệt Đại Chùy, bao gồm vị trí, tác dụng và phương pháp châm cứu, bấm huyệt để điều trị các bệnh thường gặp. Hy vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh