Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Mất Ngủ Kinh Niên
Bệnh mất ngủ kinh niên là tình trạng bất cứ ai cũng có thể gặp phải không phân biệt già hay trẻ theo đó người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng khó đi vào giấc ngủ ngủ không sâu giấc dễ bị tỉnh lại giữa chừng về lâu dài bệnh sẽ khiến sức khỏe suy yếu rõ rệt dễ mắc thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Bị mất ngủ kinh niên là gì?
Chứng mất ngủ kinh niên là tình trạng bệnh nhân khó đi vào giấc hoặc đảm bảo một giấc ngủ sâu liền mạch tới sáng trong suốt thời gian dài. Thông thường, những người mất ngủ liên tục hơn 1 tháng sẽ được coi là mất ngủ kinh niên. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống, tác động rất nhiều tới việc sinh hoạt, học tập cùng lao động mỗi ngày.
Theo đó những người dễ bị chứng mất ngủ kinh niên phải kể tới là:
- Nữ giới có nội tiết tố rối loạn.
- Người cao tuổi.
- Các trường hợp có cơ thể ốm yếu tinh thần không được ổn định chịu nhiều căng thẳng stress.
- Những người bị lệch múi giờ.
Bệnh mất ngủ kinh niên xảy ra do nguyên nhân nào?
Các bác sĩ cho biết, có rất nhiều yếu tố tác động tới tình trạng mất ngủ lâu năm. Trong đó bao gồm cả yếu tố bệnh lý cũng như sinh lý, các thói quen sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng tới cơ thể. Bệnh nhân có thể gặp phải những nguyên nhân sau đây:
- Vấn đề bệnh lý: Có không ít chứng bệnh dẫn tới tình trạng mất ngủ kéo dài. Thường gặp nhất sẽ là các bệnh lý liên quan tới xương khớp, hệ tiêu hóa, hô hấp, tinh thần, tiết niệu và tim mạch. Cụ thể sẽ là tình trạng tiểu đêm nhiều lần, các bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khó thở, trào ngược,…
- Ăn uống không cân bằng: Khi có chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, não bộ không được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng để duy trì hoạt động, dễ xảy ra sự rối loạn chức năng. Lúc này, người bệnh có thể bị đau nhức đầu khá thường xuyên và gây ra tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, việc ăn quá no vào buổi tối trước lúc đi ngủ cũng là nguyên nhân thường gặp gây cản trở cho giấc ngủ.
- Tâm lý quá lo lắng: Những người thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng quá độ sẽ rất khó khăn để có một giấc ngủ chất lượng. Bệnh nhân thường sẽ khó vào giấc ngủ, hay bị mộng mị chập chờn và khi tỉnh giấc giữa chừng sẽ rất khó để có thể ngủ lại.
- Không gian nghỉ ngơi quá ồn ào: Khi không gian nghỉ ngơi của bạn bị pha tạp nhiều tiếng ồn, có những nguồn ánh sáng chói mắt chiếu vào sẽ rất khó để ngủ ngon giấc. Nếu như không có biện pháp khắc phục, tình trạng mất ngủ kinh niên sẽ xảy ra.
Triệu chứng mất ngủ kinh niên
Về cơ bản triệu chứng mất ngủ kinh niên ở các bệnh nhân sẽ giống nhau. Tuy nhiên, mức độ sẽ có sự khác biệt tùy vào nguyên nhân cũng như sức khỏe thực tế của mỗi người. Theo đó, việc phát hiện bệnh từ sớm sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc thăm khám cũng như áp dụng các biện pháp điều trị.
Dưới đây là những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh mất ngủ kinh niên:
- Bệnh nhân thường trằn trọc mất nhiều thời gian để có thể đi vào giấc ngủ.
- Ngủ không sâu thường bị tỉnh giấc giữa chừng và sẽ khó để ngủ trở lại.
- Đa số người bệnh sẽ tỉnh giấc vào khoảng 4 đến 5h sáng và sau đó không thể ngủ nữa. Lúc này, cơ thể có cảm giác mệt mỏi, uể oải, không có sức lực.
- Vào ban ngày, người bệnh sẽ luôn trong trạng thái lơ mơ, buồn ngủ, tinh thần kém tập trung, đồng thời sẽ có cảm giác bực bội, khó chịu và lo lắng.
Chẩn đoán mất ngủ lâu năm
Để có thể điều trị bệnh mất ngủ kinh niên đạt hiệu quả tốt, cho tác dụng nhanh chóng và rõ rệt nhất, bệnh nhân cần phải được thăm khám chi tiết bởi các bác sĩ. Hiện nay, khi đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được bác sĩ hỏi về tình trạng giấc ngủ hiện tại. Từ khi nào có các biểu hiện mất ngủ, khó ngủ. Ngoài ra bác sĩ cũng yêu cầu bệnh nhân cung cấp các thông tin liên quan tới chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng như vấn đề tâm lý.
Tiếp đó, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số loại xét nghiệm chiếu chụp, đặc biệt là xét nghiệm điện não nếu có các dấu hiệu rối loạn khả năng ghi nhớ, tập trung. Qua đây, có thể xác định được bệnh có yếu tố tác động từ vấn đề suy nhược thần kinh hay không.
Từ kết quả chẩn đoán cuối cùng, bệnh nhân sẽ có các phác đồ điều trị chi tiết được bác sĩ hướng dẫn tư vấn. Cần lưu ý rằng, người bệnh không thể tùy ý xin đơn thuốc điều trị của những người khác, vì mức độ bệnh lý, nguyên nhân cũng như sức khỏe của mỗi người sẽ khác nhau. Do đó, bắt buộc phải tới các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất.
Mất ngủ lâu năm có nguy hiểm gì không?
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân khi mất ngủ trong thời gian dài sẽ gặp phải rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Dù nguyên do bệnh lý hay yếu tố sinh lý cũng đều làm cơ thể có sự sụt giảm sức khỏe đáng kể. Đồng thời, kéo theo nhiều nguy cơ xảy ra các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Một số tác hại phải kể tới gồm:
- Bệnh nhân tăng nguy cơ đột quỵ do lượng cholesterol trong máu tăng cao.
- Giảm khả năng ghi nhớ, tập trung, trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả công việc cũng như học tập.
- Người bệnh dễ bị thừa cân, béo phì, cơ thể ngày càng ì ạch và lượng calo dư thừa không thể tiêu thụ hết.
- Mất ngủ kinh niên còn làm tăng nguy cơ trầm cảm cũng như dễ tạo điều kiện để hình thành bệnh ung thư vú ở nữ giới.
Kinh nghiệm chữa mất ngủ kinh niên hiệu quả cao
Mất ngủ là bệnh lý phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, mỗi người đều có cách chữa trị phù hợp tùy theo chứng trạng của mình. Vậy nên hiện nay cũng có khá nhiều phương pháp chữa bệnh để bệnh nhân chọn lựa, tiêu biểu có thể để đến một số cách phổ biến, có mang lại hiệu quả như:
Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính theo dân gian
Thông thường đây sẽ là cách mà người bệnh sẽ tìm đến khi có biểu hiện khó ngủ, mất ngủ bởi mẹo dân gian vốn rất quen thuộc, được lưu truyền nhiều đời, đây là cách chữa mất ngủ đơn giản và chi phí khá rẻ.
- Sử dụng lá dâu tằm: Theo kinh nghiệm chữa mất ngủ mãn tính từ nhiều người, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 300g lá dâu tằm tươi, phơi khô, rồi sao nóng. Bảo quản bằng lọ thủy tinh chôn dưới đất trong 15 ngày là có thể sử dụng được. Cách thực hiện là sắc khoảng 1 nắm nhỏ lá dâu tằm với 100ml nước, đến khi còn một nửa thì tắt bếp và chia lượng đó thành 2 phần để sử dụng 2 lần/ ngày..
- Sử dụng tim sen (tâm sen): Sử dụng từ 5-10g tim sen đã được rửa sạch, hãm chung với nước sôi trong 15 phút và uống trong ngày, tốt nhất là vào buổi trưa và chiều tối.
- Sử dụng củ gừng tươi: Chỉ cần 1 củ gừng tươi, thêm chút đường là bạn đã có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ. Cụ thể là đập dập gừng và đun sôi với 500ml nước, để sôi trong vòng 5 phút có thể thêm vài thìa đường, không nên cho nhiều đường. Sau đó chia lượng nước thu được thành 2 phần và uống 2 lần/ ngày, vào buổi trưa và buổi chiều.
Lưu ý: Đây là bài chữa mẹo, không có tác dụng đặc trị mất ngủ. Bệnh nhân có triệu chứng nặng nên tìm đến phương pháp đặc hiệu hơn trước khi bệnh trở nặng hơn.
Cách trị mất ngủ kinh niên bằng thuốc Tây nhanh chóng và hiệu quả
Tây y từ lâu đã có rất nhiều phương thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng mất ngủ kinh niên. Thuốc cho tác dụng nhanh chóng và mạnh mẽ, hỗ trợ an thần, tăng cường lưu thông máu và điều hòa hoạt động ở não bộ. Bệnh nhân khi sử dụng sẽ thấy giấc ngủ đến khá nhanh và ngủ sâu. Tuy vậy, cần lưu ý về liều lượng các loại thuốc sử dụng mỗi ngày.
Một số thuốc mất ngủ được dùng nhiều nhất phải kể tới là:
Thuốc ngủ Diazepam: Đây là một trong những loại thuốc ngủ được sử dụng rất nhiều hiện nay cho tác dụng nhanh chóng và đã có sự đánh giá ghi nhận hiệu quả từ không ít bệnh nhân.
- Thành phần:Diazepam.
- Công dụng: Thuốc giúp bệnh nhân chấm dứt tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc ,thường xuyên bị lo âu và kích động. Đồng thời, loại thuốc này cũng có thể dùng để điều trị bệnh trầm cảm, co cứng cơ do các bệnh lý liên quan tới não hoặc hệ thần kinh ngoại vi.
- Cách sử dụng: Người trưởng thành uống thuốc Diazepam mỗi ngày 5 tối đa 30mg. Trẻ nhỏ chỉ sử dụng tối đa 5mg/ngày.
Thuốc điều trị mất ngủ kinh niên Phamzopic: Khi chữa bệnh mất ngủ kinh niên, Nhiều bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Phamzopic. Đây cũng là dòng thuốc mang tới hiệu quả rất rõ rệt trong việc điều trị mất ngủ an thần.
- Thành phần: Zopiclone và một số tá dược khác.
- Công dụng: Thuốc ngủ Phamzopic giúp người bị bệnh mất ngủ kinh niên có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bệnh nhân không còn bị trằn trọc, mộng mị, tình trạng lo âu căng thẳng cũng thuyên giảm một cách rõ rệt.
- Cách sử dụng: Phamzopic uống một viên mỗi ngày trước lúc đi ngủ khoảng 30 phút.
Thuốc ngủ Olanzapine: Sử dụng thuốc Olanzapine cũng là cách chữa bệnh mất ngủ kinh niên được áp dụng rộng rãi hiện nay. Thuốc thuộc vào nhóm an thần và chống loạn thần, cho tác dụng điều tiết giấc ngủ, giúp người bệnh có được những giờ nghỉ ngơi tốt nhất.
- Thành phần: Olanzapine.
- Công dụng: Olanzapine chữa mất ngủ kinh niên, loại bỏ các biểu hiện ngủ chập chờn, mộng mị, khó vào giấc hoặc những trường hợp bị rối loạn hành vi, tâm lý không được ổn định.
- Cách sử dụng: Bệnh nhân dùng thuốc khoảng từ 5 đến 10 mg mỗi ngày tùy theo chỉ định cụ thể của các bác sĩ.
Chữa bệnh mất ngủ mãn tính không dùng thuốc
Thay vì sử dụng thuốc, hiện nay bệnh nhân bị mất ngủ đang có xu hướng tìm đến các giải pháp chữa bệnh nhờ cơ chế tự chữa lành, không phụ thuộc vào thuốc. Đây cũng được xem như một trong những hướng điều trị an toàn, lành tính và hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân.
Một số phương pháp chữa bệnh mất ngủ kinh niên không dùng thuốc điều trị bệnh mất ngủ mãn tính đang được áp dụng điều trị phổ biến như:
- Vật lý trị liệu: Châm cứu, Thủy châm, Xoa bóp bấm huyệt, Giác hơi, Cấy chỉ,…
- Liệu pháp kết hợp: Tâm lý, Âm nhạc trị liệu, Bài tập chuyên biệt, Dưỡng sinh, Yoga – thiền, Thảo dược, Hương dược,…
Các liệu pháp vật lý trị liệu sẽ tác động vào sâu bên trong cơ thể giúp lưu thông khí huyết, thư giãn thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, giúp bệnh nhân dễ ngủ, ngủ sâu giấc. Ngoài ra còn giúp đẩy lùi chứng đau đầu hiệu quả.
Còn đối với các liệu pháp kết hợp, sẽ có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, giúp bồi bổ hệ thần kinh, cải thiện giấc ngủ và đặc biệt giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mất ngủ kinh niên như thế nào đều đã được chia sẻ rất chi tiết trong bài viết này. Hi vọng qua đây, người bệnh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể chăm sóc, cải thiện tình trạng mất ngủ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có nhu cầu sử dụng bất cứ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn nhất
Triệu chứng:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn
Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.