Đau Đầu Mất Ngủ: Các Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 04/04/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Đau đầu mất ngủ không còn là bệnh lý chỉ xảy ra ở người cao tuổi, hiện nay cũng có rất nhiều người trẻ đang mắc phải tình trạng này. Khi kéo dài, sức khỏe tổng thể của người bệnh sẽ giảm sút rõ rệt, tâm lý dễ dàng thay đổi và còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Do đó, cần tìm hiểu chi tiết về bệnh để có cách điều trị cũng như phòng ngừa tốt nhất.

Đau đầu mất ngủ là gì?

Thiếu ngủ đau đầu là tình trạng bệnh nhân mất ngủ, khó ngủ về đêm, tâm lý và tinh thần luôn căng thẳng khó chịu. Cùng với đó là các cơn đau nhức đầu với mức độ nặng nhẹ khác nhau, đau ở nửa đầu hoặc lan ra khắp đầu, đau nhói theo từng cơn hoặc kéo dài dai dẳng không dứt.

Theo đó, về lâu dài, khi bệnh nhân vừa đau đầu, vừa mất ngủ, cơ thể sẽ yếu đi rõ rệt, suy nhược và giảm khả năng đề kháng cũng như miễn dịch. Sức khỏe kém làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

 

Tìm hiểu về chứng đau đầu mất ngủ
Tìm hiểu về chứng đau đầu mất ngủ

Nguyên nhân gây đau đầu thiếu ngủ thường gặp

Việc xác định được nguyên nhân đau đầu mất ngủ cụ thể sẽ giúp chúng ta có thể điều trị bệnh dễ dàng hơn. Theo đó, bệnh nhân có thể bị khó ngủ, mất ngủ và đau nhức đầu bởi các yếu tố bệnh lý cũng như việc sinh hoạt nghỉ ngơi hàng ngày gây ra. Cụ thể như sau:

  • Não bộ không được cung cấp đủ máu và oxy: Não bộ khi bị thiếu lượng máy và oxy cần thiết sẽ xảy ra nhiều trục trặc, làm giảm hoạt động của hệ thần kinh. Theo đó, bệnh nhân cao tuổi thường bị đau đầu mất ngủ do nguyên nhân này. Khi đó, các triệu chứng thường thấy là đau đầu, khó vào giấc, ngủ không sâu và chóng mặt, ù tai thường xuyên.
  • Bệnh đau nửa đầu Migraine: Với những ai có bệnh lý nền đau nửa đầu Migraine sẽ khó tránh khỏi tình trạng đau đầu mệt mỏi mất ngủ. Các tổn thương lúc này thường ở trạng thái khá nặng, dễ kéo dài trong nhiều ngày, làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh.
  • Hạ đường huyết: Một trong những nguyên do thường gặp của chứng đau đầu mất ngủ đó là cơ thể bị hạ đường huyết. Bệnh nhân không bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ thường xuyên xảy ra thiếu ngủ nhức đầu
  • Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Những người thường xuyên thức khuya, lạm dụng chất kích thích, ít vận động đều dễ bị đau đầu mất ngủ hơn so với bình thường. Theo đó, tình trạng này sẽ không thể thuyên giảm tốt nếu bạn không cân bằng lại nhịp sinh học cho cơ thể, dù đã dùng nhiều loại thuốc giảm đau và trị mất ngủ.
Những nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu mất ngủ
Những nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu mất ngủ

Các dấu hiệu thường gặp của đau đầu khó ngủ

Đau đầu mất ngủ có rất nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo nguyên nhân khởi phát. Bên cạnh đó, các cơn đau còn tùy theo tình trạng sức khỏe mỗi người sẽ có mức nặng hoặc nhẹ. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, bệnh nhân bị nhức đầu không ngủ được thường sẽ có những dấu hiệu thường gặp nhất gồm:

Đau đầu bởi căng thẳng

Bệnh nhân bị đau đầu không ngủ được với các cơn đau thường tăng dần từ nhẹ tới nặng, thể hiện rõ rệt nhất vào thời điểm cuối ngày. Theo đó, bệnh nhân càng căng thẳng tâm lý, càng stress càng thấy biểu hiện của bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn. Vào buổi đêm, các cơn đau đầu sẽ làm cản trở giấc ngủ.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ tùy từng lúc, các cơn đau lan từ đầu xuống cả khu vực cổ, vai và gáy. Vùng ở trán và sau tai cũng chịu không ít ảnh hưởng.

Đau đầu từng cụm

Mất ngủ đau đầu từng cụm thường xảy ra khá thường xuyên, có thể xuất hiện hàng tuần hoặc hàng tháng. Bệnh nhân luôn trong trạng thái mất ngủ, khó ngủ, các cơn đau nhói quanh vùng mắt nhưng bị kim đâm. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thêm một số dấu hiệu khá rõ rệt khác như:

  • Các cơn đau đầu xảy ra với mức độ dữ dội, đau lan khắp quanh mắt vô cùng khó chịu.
  • Bệnh nhân bị sụp mí, chảy nước mắt thường xuyên.
  • Thi thoảng sẽ xuất hiện tình trạng khó thở về đêm, nghẹt mũi.
  • Làn da của người bệnh nhợt nhạt, kém sắc, không có sức sống.

Đau nửa đầu

Đối với những ai bị đau đầu mất ngủ do bệnh đau đầu gây ra, các triệu chứng thường thể hiện rất mạnh, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Thông thường, đau nửa đầu có sự liên quan khá chặt chẽ đối với nội tiết tố, sự thay đổi của thời tiết cũng như tư thế nằm ngủ của bệnh nhân. Những dấu hiệu đi kèm phải kể tới gồm:

  • Cảm giác buồn nôn xuất hiện nhiều lần trong ngày.
  • Dễ nhạy cảm hơn với các loại ánh sáng cùng tiếng ồn xung quanh.
  • Bệnh nhân bị suy giảm thị lực tạm thời.

Đau khu vực hạ thần kinh

Với nhóm đau hạ thần kinh, bệnh nhân có các dấu hiệu thường gặp là đau đầu mất ngủ, đặc biệt rất dễ xảy ra vào cùng một khung giờ mỗi ngày. Chủ yếu những người trên 50 tuổi sẽ gặp phải thể đau đầu này. Về mức độ, cơn đau có thể bắt đầu từ âm ỉ, sau đó ngày càng dữ dội và lan rộng hơn.

Một số dấu hiệu kèm theo như:

  • Bệnh nhân bị nôn, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, uể oải và cảm giác đau nhức toàn thân.
  • Khi vừa ngủ dậy sẽ thấy đầu đau nhức, choáng váng khó chịu.

Tình trạng thiếu ngủ bị đau đầu có nguy hiểm không?

Tình trạng đau đầu mất ngủ có gây ra tác hại gì cho cơ thể hay không là vấn đề bạn không nên bỏ qua. Từ chia sẻ của các chuyên gia, khi cơ thể bị mất ngủ và đau đầu diễn ra trong thời gian ngắn, mức độ nhẹ và không có sự liên quan tới bệnh lý sẽ không đáng lo ngại. Nhưng với người bị liên tục trong thời gian dài, dù đã thay đổi cách ăn uống ngủ nghỉ nhưng không thuyên giảm, rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đặc biệt, khi người bệnh gặp phải những dấu hiệu dưới đây, nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám:

  • Bệnh nhân rơi vào trạng thái đau đầu mất ngủ khó thở, thường có sự tác động bởi hệ thần kinh, các bệnh lý về mạch vành, van tim, thiếu máu cơ tim,…
  • Đau nhức nặng ở vùng sau gáy, có thể bởi áp lực nội sọ bị gia tăng, huyết áp tăng cao mất kiểm soát.
  • Đau đầu mất ngủ kèm ù tai: Cho thấy bệnh nhân rất có thể bị rối loạn tiền đình, mắc u não hoặc vùng đầu xảy ra chấn thương.
  • Choáng váng liên tục: Có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đã bị u não, xơ vữa động mạch, thiếu máu hoặc những bệnh lý về tim mạch khác.
  • Giảm trí nhớ: Đau đầu mất ngủ và giảm trí nhớ có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm, các dây thần kinh đang bị tổn thương, thiếu máu não và huyết áp mất cân bằng.
Đau đầu mất ngủ gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống
Đau đầu mất ngủ gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống

Đau đầu mất ngủ phải làm sao để trị dứt điểm?

Chứng bệnh này gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn, thậm chí có những hệ quả vô cùng nguy hiểm. Vì thế, nhiều người luôn đặt câu hỏi đau đầu ùa tai mất ngủ uống gì cho hết, chữa bệnh đau đầu gây khó ngủ ở đâu mang lại hiệu quả,… Chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp chữa nhức đầu gây mất ngủ sau đây:

Đau đầu mất ngủ uống thuốc gì hiệu quả?

Thuốc Tây là phương pháp được nhiều người sử dụng vì tính tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng. Sau đây là những loại thuốc thường được người bệnh dùng để chữa đau đầu gây mất ngủ:

  • Thuốc bình thần (Diazepam, Rotunda, Clonazepam, Bromazepam,… ): Có tác dụng gây buồn ngủ ngay lập tức. Chỉ nên áp dụng cho bệnh nhân mất ngủ không quá trầm trọng. Vì dùng lâu sẽ gây giảm trí nhớ.
  • Thuốc ngủ (Phenobarbital, Zolpidem…) Có tác dụng mạnh nên chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Uống quá 3 ngày có thể gây chóng mặt, rối loạn tiêu hóa…
Sử dụng thuốc ngủ là biện pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng
Sử dụng thuốc ngủ là biện pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng
  • Thuốc an thần (Olanzapine, Amisulpride…) gây ngủ mạnh. Tác dụng không mong muốn chính là gây béo vì thuốc làm người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Thuốc được dùng cho người mất ngủ do trầm cả, lo âu,…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc đa vòng: Đau đầu mất ngủ uống thuốc gì hiệu quả thì loại thuốc này chính là câu trả lời. Dù sử dụng lâu dài cũng không bị quen thuốc. Sau 3 – 4 tuần giấc ngủ mẽ cải thiện rõ rệt. 

Đông y trị đau đầu khó ngủ hiệu quả

Phương pháp đông y khá an toàn vì sử dụng các loại thảo dược tự nhiên trong điều trị. Nhiều người vẫn luôn tìm kiếm địa chỉ y học cổ truyền chữa bệnh đau đầu khó ngủ ở đâu uy tín và đạt kết quả như ý. Sau đây là một vài bài thuốc Đông y điều trị mất ngủ được ghi nhận lại:

  • Sắc uống ngày 1 thang thuốc gồm: bạch truật 10g, 15g mỗi loại: đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, phục thần, long nhãn, dạ giao đằng, táo nhân 3g và viễn chí 8g.
  • Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc: hoàng liên 6g, nhục quế 3g, 12g các loại: mạch môn, thiên môn, phục thần, 10g các loại sinh địa, huyền sâm, viễn chí, 15g các loại đơn sâm, đương quy, ngũ vị tử, bá tử nhân, toan táo nhân.
  • Đầu tiên, sắc riêng 30g từ thạch và 30g long cốt. Sau đó, sắc các nguyên liệu 12g phụ linh, 10g các loại: Hoàng liên, chi tử, trần bì, bán hạ, trúc nhự 10g, chỉ xác. Cuối cùng, cho bột hổ phách vào uống kèm với thuốc.
Bài thuốc Đông y có tác dụng chậm nên cần kiên trì áp dụng
Bài thuốc Đông y có tác dụng chậm nên cần kiên trì áp dụng

Phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu khó ngủ

Người bệnh hoàn toàn có thể không cần dùng đến thuốc để chữa đau đầu khó ngủ. Hiện nay, các phương pháp vật lý trị liệu cũng mang đến kết quả vô cùng đáng kinh ngạc.

  • Châm cứu: Nhờ tác động trực tiếp vào huyệt đạo, kích thích hệ thần kinh sản xuất ra hormone và endorphin. Các chất này giúp máu tuần hoàn lên não tốt hơn, làm dịu thần kinh, thư giãn cơ bắp, từ đó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Những huyệt đạo chính gồm: Huyệt Tam âm giao, huyệt Chương môn, huyệt Thái xung, huyệt  Thái khê, huyệt Bách hội, huyệt nội quan, huyệt thần môn,…
  • Chườm nóng: Chườm đá nóng ở khu vực liên sườn phải giúp tăng cường tuần hoàn máu. Cơ thể trở nên ấm áp, thư giãn, bạn sẽ ngủ ngon hơn. Cách này chỉ hiệu quả với người thân nhiệt thấp. 
  • Xoa bóp bấm huyệt: Tương tự như châm cứu, bấm huyệt tác động đến huyệt đạo và cải thiện khả năng lưu thông máu. Các huyệt chữa mất ngủ đau đầu như: huyệt thần môn, huyệt tam âm giao, huyệt dũng tuyền, huyệt phong trì,…
  • Thủy châm: Tiêm thuốc vào huyệt vị hỗ trợ giấc ngủ như huyệt tâm du, thận du, can du,… Theo ghi nhận có đến 90% trường hợp đã được cải thiện giấc ngủ. Một liệu trình kéo dài từ 10 đến 15 lần, 1 lần/ngày và 2 – 3 huyệt/lần. 
Không cần dùng thuốc vẫn có thể trị đau đầu gây khó ngủ hiệu quả
Không cần dùng thuốc vẫn có thể trị đau đầu gây khó ngủ hiệu quả

Áp dụng một số mẹo dân gian

Các mẹo trong dân gian luôn là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân để có thể cải thiện tốt tình trạng đau đầu mất ngủ. Khi này, các phương pháp dùng những nguyên liệu tự nhiên khá dễ kiếm, chi phí không tốn kém. Hơn nữa, hiệu quả đạt được khá tốt và cũng an toàn, lành tính nên ngày càng có nhiều người sử dụng. Những mẹo thường dùng nhất là:

  • Ngâm chân với gừng: Tính ấm của gừng kết hợp với nước ấm sẽ giúp thư giãn cơ thể rất tốt, tạo cảm giác dễ chịu, thư thái. Từ đó, bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ, giảm tải các căng thẳng, cơn đau đầu biến mất khá nhanh chóng.
  • Trà thảo mộc: Uống trà thảo mộc cũng là lựa chọn tốt cho những ai đang bị đau đầu mất ngủ hiện nay. Trà sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể thư giãn và cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Bạn có thể uống trà hoa cúc, trà tam thất, trà nhài,…
  • Xông tinh dầu: Một số loại tinh dầu như sả, bạc hà, oải hương, quế,… đều được đánh giá rất tốt với khả năng giải tỏa căng thẳng thần kinh, kích thích giấc ngủ ngon và giúp cơ thể dễ chịu, sảng khoái hơn.

Khi sử dụng mẹo dân gian, bệnh nhân cũng cần lưu ý, các cách này tốt nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho các loại thuốc và chỉ nên dùng khi bệnh nhẹ. Chúng ta vẫn cần có các phác đồ chữa đau đầu mất ngủ do bác sĩ tư vấn hướng dẫn.

Cách phòng ngừa đau đầu mất ngủ tốt nhất

Chúng ta đều biết rằng, giấc ngủ có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe của mọi người. Khi bị đau đầu mất ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể suy nhược, miễn dịch giảm sút, các hoạt động lao động, sinh hoạt và vui chơi đều bị ảnh hưởng. Do đó, nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa từ sớm như sau:

  • Nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể có đủ thời gian hồi phục.
  • Hạn chế ăn quá no trước lúc ngủ, không sử dụng các chất kích thích, rượu bia hoặc đồ có cồn để tránh làm gián đoạn giấc ngủ, kích thích hệ thần kinh khiến đau đầu xuất hiện thường xuyên.
  • Nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe tổng thể, tạo sự thoải mái, vui vẻ và lạc quan.
  • Không ngủ quá nhiều vào ban ngày, chỉ nên dành khoảng 30 phút để nghĩ trưa.
  • Có thể áp dụng các biện pháp thư giãn bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc không lời, đọc sách,…
  • Nên ăn nhiều rau củ quả, các loại thịt cá cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.

Đau đầu mất ngủ khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng tới mọi hoạt động hàng ngày. Vì vậy, nên áp dụng các biện pháp điều trị từ sớm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự mua thuốc về dùng sẽ dễ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Xem thêm: 

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

06/12

hôm nay

07/12

Ngày mai

08/12

Ngày kìa

+

Khác