Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tê Bì Chân Tay Khi Ngủ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục
Tê bì chân tay khi ngủ là hiện tượng tương đối phổ biến, có thể xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý rất đa dạng. Bởi vậy nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh không nên xem nhẹ mà cần theo dõi triệu chứng và đánh giá các nguyên nhân tiềm năng, từ đó chủ động áp dụng các biện pháp cải thiện và lên kế hoạch thăm khám khi cần thiết.
Tê tay chân khi ngủ là bệnh gì?
Tê bì chân tay khi ngủ là bệnh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tê bì chân tay khi ngủ có thể khiến bàn chân, ngón chân, bàn tay, ngón tay bị tê và trong nhiều trường hợp còn lan tới cánh tay, vai, cổ và mặt.
Hiện tượng này xảy ra khi bạn ngủ vô tình đè vào tay, chân khiến máu lưu thông kém dẫn tới tình trạng tê bì. Thông thường, phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ bị tê tay, bị buốt chân khi ngủ. Bởi lượng máu trong cơ thể phải tập trung nuôi thai nhi, chưa kể khi ngủ hoạt động trong cơ thể diễn ra chậm hơn so với khi thức nên máu lưu thông máu. Từ đó khiến những trường hợp bị thiếu máu dễ bị tê bì chân tay khi thức dậy.
Nếu tay bị tê khi ngủ hay ngủ chân tay hay bị tê do nằm sai tư thế, bạn chỉ cần thay đổi lại tư thế là được. Còn ở những trường hợp đang mang thai, chị em nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể sản sinh lượng máu đủ cho cả mẹ và bé. Trường hợp là người già, máu lưu thông kém, các bạn nên chăm chỉ vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn.
Nguyên nhân tê bì chân tay khi ngủ
Tê bì chân tay khi ngủ là tình trạng tê nhức đi kèm châm chích, ngứa ran xuất hiện về đêm hoặc sáng sớm sau khi thức dậy, có thể xảy ra ở một vài vị trí hoặc lan dọc khắp cánh tay, cẳng chân. Hiện tượng rối loạn cảm giác này không liên quan tới các kích thích cảm giác bên ngoài mà do chèn ép rễ thần kinh gây nên.
Tê bì tay chân khi ngủ có thể xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý và bệnh lý rất đa dạng. Dưới đây sẽ trình bày về các nguyên nhân thường gặp nhất.
Tê bì chân tay khi ngủ do nguyên nhân sinh lý
Tình trạng mất ngủ tê chân tay thông thường xảy ra do các tác động ngoại cảnh dưới đây:
- Ngủ sai tư thế: Giấc ngủ ban đêm của người trưởng thành trung bình kéo dài từ 6-8 giờ. Việc ngủ sai tư thế khiến các dây thần kinh bị chèn ép và tuần hoàn máu bị cản trở trong suốt khoảng thời gian này, từ đó dẫn tới hiện tượng tê bì, nhức mỏi chân tay vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột có thể khiến cơ thể không thích ứng kịp thời, dẫn tới rối loạn cảm giác và tê tay chân khi ngủ. Đôi khi, hiện tượng này còn có thể xuất hiện do nhiệt độ phòng ngủ quá thấp khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Chấn thương: Các va chạm, té ngã khiến cho dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương cũng dễ dẫn tới tê bì chân tay khi ngủ và hạn chế vận động.
Tê bì chân tay do nguyên nhân sinh lý thông thường không nghiêm trọng và có thể khắc phục nhanh chóng bằng cách loại trừ các yếu tố tác nhân.
Tê bì chân tay khó ngủ do nguyên nhân bệnh lý
Tê tay khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Hiện tượng tê bì tay chân kéo dài trên 6 tuần thường xuất hiện do ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan dưới đây:
- Hội chứng ống cổ tay: Là tình trạng dây thần kinh giữa trong ống cổ tay bị chèn ép do gấp duỗi cổ tay quá mức và thường xuyên. Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau và tê cứng ở ba ngón giữa hoặc đau tê cả bàn tay. Cảm giác tê bì còn có thể lan tới cẳng tay và bả vai. Nếu để bệnh kéo dài sẽ dẫn tới run tay, mất cảm giác, khó cầm nắm đồ vật.
- Bệnh tiểu đường: Tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh ngoại biên, dẫn tới rối loạn cảm giác và gây ra triệu chứng tê bì, ngứa ran giống như kim châm hoặc kiến cắn ở bàn chân, ngón chân, bàn tay và ngón tay. Tê bì chân tay khi ngủ do biến chứng bệnh tiểu đường là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn tới teo cơ, liệt hoặc xuất hiện các vết thương khó lành có nguy cơ hoại tử, phải cắt cụt chi.
- Bệnh tim mạch: Các bệnh lý tim mạch thông thường sẽ ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu, khiến cho các cơ và rễ thần kinh ở chân, tay không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, dẫn tới hiện tượng tê bì, châm chích.
- Viêm dây thần kinh ngoại biên: Dây thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh làm nhiệm vụ trao đổi thông tin của não với cơ và các cơ quan khác trên cơ thể. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương, cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện rối loạn cảm giác, vận động hay thực vật, điển hình nhất là triệu chứng tê bì tay chân.
- Thiếu vitamin: triệu chứng tê bì chân tay khi ngủ có thể là biểu hiện của thiếu hụt vitamin B. Tình trạng này thường gặp phải ở các đối tượng như người cao tuổi, người bị rối loạn tiêu hóa, người ăn chay…
- Các bệnh xương khớp: Như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp… gây chèn ép, tổn thương dây thần kinh sẽ dẫn tới hiện tượng tê bì, châm chích ở tứ chi. Triệu chứng tê bì tay chân do các bệnh lý xương khớp thường có xu hướng gia tăng khi bệnh nhân nằm, ngồi quá lâu ở một tư thế và khi thời tiết thay đổi.
- Đau cơ xơ hóa: đau cơ xơ hóa mạn tính sẽ gây ra cảm giác đau nhức toàn thân, kèm tê bì, châm chích ở bàn tay và bàn chân. Các triệu chứng thường xuất hiện và kéo dài nhiều giờ vào buổi sáng.
- Đột quỵ: Tê chân khi ngủ, hay bị tê tay khi ngủ còn có thể là biểu hiện của đột quỵ hoặc các cơn thiếu máu não thoáng qua. Ở trường hợp này, tê bì thường đi kèm với cảm giác nặng tay chân, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai… Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm cần được can thiệp cấp cứu kịp thời.
Triệu chứng tê bì chân tay khi ngủ
Các biểu hiện tê bì tay chân khi ngủ cần đặc biệt lưu ý bao gồm:
- Tê ngứa đầu ngón tay, ngón chân: Người bệnh có cảm giác tê nhức, râm ran ở các đầu ngón tay, ngón chân. Ở các kẽ ngón còn có thể có biểu hiện ngứa ran, khó chịu.
- Tê buốt dọc cánh tay, cẳng chân: Các cơn tê buốt lan dọc hết cánh tay, cẳng chân, gây hạn chế vận động cho người bệnh.
- Chuột rút tay, chân: Có hiện tượng co thắt đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay, bắp chân.
- Mất cảm giác tay, chân: Tê bì kéo dài khiến chân, tay bị mất cảm giác. Đây là triệu chứng thường xuất hiện về đêm.
Mất ngủ tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ nếu gây ra bởi các nguyên nhân sinh lý thì không đáng lo ngại và thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tê bì chân tay nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý sẽ không chỉ ảnh hưởng tới vận động, sinh hoạt hàng ngày, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, người bệnh thường xuyên mất ngủ mà còn gây ra ảnh hưởng sức khỏe vô cùng nghiêm trọng:
- Tê bì tay chân do các bệnh xương khớp có thể dẫn tới rối loạn hoạt động tứ chi, teo cơ, giảm khả năng vận động và bại liệt.
- Tê bì chân tay do bệnh tiểu đường có thể biến chứng gây hoại tử, phải cắt cụt tứ chi.
- Bệnh tim mạch gây tê bì chân tay nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Chính vì vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu tê bì tay chân khi ngủ kéo dài trên 6 tháng mà không phải do ảnh hưởng của quá trình mang thai hoặc vận động mạnh thường xuyên, người bệnh nên sớm đi khám để phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy cơ gây ra tình trạng tê bì.
Cách điều trị tê bì chân tay khi ngủ?
Các trường hợp tê bì chân tay khó ngủ do nguyên nhân sinh lý có thể được khắc phục nhanh chóng thông qua điều chỉnh tư thế, thói quen sinh hoạt, kiểm soát các tác nhân từ môi trường và chăm sóc chấn thương. Nếu tê bì tay chân gây ra bởi các bệnh lý liên quan, các bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể.
Các phương pháp cải thiện chứng tê bì chân tay khó ngủ đang được áp dụng rộng rãi hiện nay bao gồm: Điều trị bằng thuốc Tây, dùng thuốc Đông y, vật lý trị liệu và sử dụng các bài thuốc dân gian.
Sử dụng thuốc Tây y
Các loại thuốc có thể được kê đơn để làm giảm triệu chứng tê bì tay chân bao gồm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm và thuốc bổ sung vitamin nhóm B.
Sử dụng thuốc Tây giúp giảm tê và đau viêm nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, làm tổn thương gan, thận, dạ dày. Vì vậy, người bệnh lưu ý phải dùng thuốc đúng cách và đúng liều theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý bỏ liều, tăng liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng.
Dùng thuốc Đông y trị tê bì chân tay khi ngủ
Dùng các vị thuốc nam có tác dụng điều hòa thần kinh và cải thiện tuần hoàn máu sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng tê tay lúc ngủ, đang ngủ bị tê chân, châm chích tận gốc mà không hề gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Các bài thuốc Đông y lành tính có thể được sử dụng lâu dài mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần tới các địa chỉ YHCT uy tín để được thăm khám, kê đơn phù hợp thể trạng, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và hiệu quả chữa trị tối ưu.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp rất hiệu quả để thư giãn cơ và giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó làm giảm triệu chứng ngủ bị tê tay chân.
Tùy vào nguyên nhân gây tê bì mà có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu khác nhau như tập luyện, nhiệt trị liệu, điện trị liệu… để cải thiện tình trạng tê bì chân tay khi ngủ. Trong đó, tập các bài tập là phương pháp đơn giản nhất mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà để ngủ ngon, sâu giấc hơn và không bị quấy rầy bởi các triệu chứng tê bì khó chịu. Dưới đây là một số bài tập hữu ích được khuyên dùng:
- Bài tập xoay khớp cổ tay: Bài tập giảm tê bì chân tay này được thực hiện bằng cách đứng hoặc ngồi trên ghế. Co cẳng tay, nắm hờ hai bàn tay và tiến hành xoay đồng thời hai cổ tay theo hướng từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong. Nên xoay nhịp nhàng liên tục từ 200-300 lần để giúp tay thư giãn, hỗ trợ máu lưu thông và làm tăng tiết dịch khớp cổ tay, giúp cải thiện chứng mất ngủ cũng như tình trạng tê bì chân tay hiệu quả.
- Bài tập vẫy tay: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, các đầu ngón chân bấm xuống mặt sàn. Hai cánh tay duỗi thẳng, thả lỏng sau đó vẫy nhịp nhàng từ trước ra sau. Chuyển động cánh tay kết hợp với bàn tay sao cho khi tay vẩy về phía trước hay về phía sau, các đầu ngón tay đều hướng lên trên. Nên thực hiện động tác liên tục trong khoảng từ 3-5 phút mỗi lần tập.
- Bài tập xoay khớp cổ chân: Ngồi trên ghế, co 1 chân lên. Dùng tay cùng bên ôm lấy đầu gối, bàn tay bên kia ôm lấy bàn chân (ngón cái đặt trên mu chân, bốn ngón còn lại ôm lòng bàn chân) và tiến hành xoay vận động khớp cổ chân. Xoay từ 50-100 lần rồi đổi chân và thực hiện tương tự.
Chữa tê bì chân tay khó ngủ bằng các bài thuốc dân gian
Sử dụng các bài thuốc dân gian là biện pháp cải thiện chứng tê bì chân tay khi ngủ rất an toàn, tiện lợi và không tốn kém. Ngay từ khi các triệu chứng mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian từ các vị thuốc lành tính và dễ kiếm dưới đây để đẩy lùi chứng tê bì:
- Bài thuốc trị tê bì chân tay từ cây ngải cứu: Dùng 500g ngải cứu giã nát cùng 1 nắm muối hột. Sau đó, đem hỗn hợp sao trên chảo cho nóng già rồi đổ ra bọc vào miếng vải mỏng. Dùng thuốc đắp lên vùng chân tay bị tê bì từ 15-20 phút sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.
- Mẹo chữa tê bì chân tay khi ngủ với cây cỏ xước: Chuẩn bị 500g cỏ xước tươi phơi khô rồi cắt nhỏ. Mỗi ngày lấy 20g thuốc khô sắc với 1,5 lít nước dùng uống trong ngày thay nước lọc.
Đây là các bài thuốc dân gian vừa giúp cải thiện chứng tê bì chân tay, vừa rất có lợi cho sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, do dược tính không cao nên người bệnh bị tê tay chân khi ngủ cần sử dụng liệu trình liên tục trong 15 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa và cải thiện tê bì chân tay tại nhà
Đêm ngủ hay bị tê tay dù xuất phát từ nguyên nhân nào và kéo dài trong bao lâu cũng đều gây ra cảm giác khó chịu và bức bối cho người bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên giúp quý vị phòng tránh và cải thiện hiện tượng tê bì tay chân mất ngủ do nguyên nhân thông thường:
- Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp, tốt nhất nên ngủ ngửa, duỗi thẳng tay chân, đồng thời không nên gối đầu tay hay sử dụng gối quá cao gây chèn ép dây thần kinh và làm cản trở lưu thông máu.
- Duy trì nhiệt độ phòng ngủ ở mức mát mẻ, không quá nóng hoặc quá lạnh để phòng ngừa nhiễm lạnh gây tê bì tay chân đồng thời giúp ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm.
- Người hay bị tê bì chân tay khi ngủ nên tránh đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu. Nên dành thời gian nghỉ ngơi, vận động sau mỗi giờ làm việc để giúp máu huyết lưu thông, cơ và các khớp xương được thư giãn.
- Nên tạo thói quen tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
- Chú ý khởi động kỹ trước mỗi buổi tập thể dục hoặc chơi thể thao để làm nóng cơ thể, giảm thiểu nguy cơ đau nhức, căng cơ và chấn thương trong quá trình tập luyện.
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp, thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B), đồng thời hạn chế tiêu thụ thức ăn mặn, nhiều dầu mỡ.
- Nếu hiện tượng tê bì chân tay xuất hiện, có thể massage để cải thiện triệu chứng tạm thời. Thực hiện bằng cách xoa nóng hai lòng bàn tay rồi chà xát khắp vùng cổ tay, cổ chân để giúp các cơ thư giãn và tăng cường tuần hoàn máu tới tứ chi.
Ngoài các nguyên nhân sinh lý thông thường, hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bởi vậy nếu các triệu chứng kéo dài trên 6 tuần, người bệnh nên sớm đi khám để kịp thời phát hiện nguyên nhân bệnh lý (nếu có) và tiến hành điều trị bằng các biện pháp phù hợp. Xem nhẹ những dấu hiệu nhỏ rất có thể khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội trị bệnh ở giai đoạn sớm và phải gánh chịu những biến chứng khôn lường.
Xem thêm: