Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Bị Méo Miệng Khi Mang Thai Phải Làm Sao? [Chuyên Gia Giải Đáp]
Bị méo miệng khi mang thai là một hiện tượng bình thường ở mẹ bầu, tổn thương sẽ gây liệt các cơ vùng mặt khiến người bệnh không thể nhăn trán, nhắm kín mắt và chảy xệ mép bên bị liệt,… Tuy nhiên, tình trạng này có gây ảnh hưởng tới thai nhi hay không, nguyên nhân gây bệnh là gì và cần làm gì để điều trị bệnh an toàn? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này, hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp.
Nguyên nhân gây méo miệng khi mang thai
Méo miệng là một triệu chứng của bệnh liệt bell hay liệt dây thần kinh số 7. Đây là tình trạng miệng bị mất đối xứng 2 bên do mất cân bằng lực giữa các cơ vùng mặt, còn được gọi là rối loạn trương lực vùng cơ mặt. Rối loạn thần kinh vận động – rối loạn trương lực cơ gây ra các cơ co cơ bất động gây ảnh hưởng tới các bộ phận trên khuôn mặt và khiến chúng trở nên bất thường.
Được biết, khoảng 80% bệnh méo miệng có thể được điều trị khỏi trong vài tuần hoặc vài tháng với người bình thường và 55% ở thai phụ. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp kéo dài trên 1 năm hoặc hơn. Theo một vài nghiên cứu gần đây, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7 – méo miệng cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường. Tình trạng bị méo miệng khi mang thai sẽ diễn ra chủ yếu trong 3 tháng đầu thai kỳ và có thể xảy ra chủ yếu do những nguyên nhân sau:
- Bị chấn thương: Trường hợp này khá hiếm nhưng không phải không có. Nếu thai phụ từng bị chấn thương vùng đầu hoặc từng các phẫu thuật liên quan tới tai, mặt, đầu thì có nguy cơ rất cao bị liệt dây thần kinh số 7. Bên cạnh đó, có thể do một vài sơ xuất của một số bệnh lý mà tình trạng méo mặt vẫn có thể xuất hiện.
- Do nhiễm vi khuẩn, virus: Có rất nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn – virus gây cúm dễ gây nên tình trạng liệt dây thần kinh số 7. Trong trường hợp mẹ bầu bị cúm thì không chỉ gây nguy hiểm cho thai nhi mà còn dẫn tới tình trạng bị méo miệng khi mang thai.
- Do bị nhiễm lạnh: Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bị liệt dây thần kinh số 7. Do dây thần kinh này nằm ở vùng trong ống xương đá nên không có các cơ bao bọc, chúng dễ bị lạnh. Khi gặp lạnh, mạch máu bị co thắt dẫn tới tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cũng như sưởi ấm dây thần kinh. Từ đó gây sưng phồng, chèn ép vào xương khớp và dẫn tới tình trạng méo miệng do liệt dây thần kinh số 7.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh méo miệng
Khi bà bầu bị méo miệng – liệt dây thần kinh số 7 thường có những biểu hiện, triệu chứng rất dễ nhận biết, cụ thể như sau:
- Thai phụ bị liệt một bên mặt, méo miệng khiến khuôn mặt mất đi sự cân đối.
- Bà bầu bị đau tai, có hiện tượng nổi nốt ban đỏ ở tai, màng nhĩ.
- Nói líu lưỡi, nói ngọng hoặc không thể nói được.
- Đầu lưỡi mất vị giác và tiết nhiều nước bọt.
- Liệt cơ khép vòng mi.
- Ăn uống khó khăn, không ngon miệng và nhiều khi rơi vào tình trạng mệt mỏi, không tập trung.
Vì sao tỷ lệ bị méo miệng khi mang thai tăng lên?
Như chúng tôi đã chia sẻ phía trên, tình trạng méo miệng sẽ cao hơn khi phụ nữ mang thai. Sở dĩ tỷ lệ phụ nữ mang thai bị méo miệng cao là do sự thay đổi thể chất trong quá trình mang thai, cụ thể như sau:
- Do sự rối loạn đông máu.
- Huyết áp cao.
- Sản giật.
- Cơ thể phụ nữ bị thay đổi lượng estrogen và progesterone.
- Do suy giảm khả năng dung nạp glucose.
- Tăng tổng lượng nước trong cơ thể hoặc do ứ đọng dịch tích tụ xung quanh dây thần kinh.
- Tăng nồng độ Cortisol.
Méo miệng khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Những thai phụ khi gặp phải tình trạng méo miệng đều cảm thấy lo lắng vì có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu y học, tình trạng bị liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Do đó, mẹ bầu có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường.
Được biết, đây là bệnh lý chỉ có tác động đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, chúng không gây tác động xấu tới các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, việc khuôn mặt có những dấu hiệu bất thường trên thường khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, tinh thần sa sút,… Điều này vô tình làm suy giảm sức khỏe của mẹ và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Chính vì thế, nếu không may gặp phải tình trạng này, mẹ bầu cần giữ tinh thần vững vàng, lạc quan để tránh làm ảnh hưởng tới bé.
Biến chứng liệt dây thần kinh số 7 ở thai phụ
Mặc dù bệnh liệt nửa mặt – méo miệng không gây ảnh hưởng tới thai nhi nhưng nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ và một số chức năng khác trên khuôn mặt. Dưới đây là một số rủi ro về sức khỏe mà các chuyên gia cảnh báo khi thai phụ mắc phải tình trạng liệt dây thần kinh số 7:
- Đầu tiên, chị em có thể bị mất khả năng nhắm hoặc chớp mắt tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Dễ bị các triệu chứng khô mắt do sự thay đổi nội tiết tố, giác mạc.
- Làm tăng nguy cơ bị tổn thương thứ phát hoặc gây mất thị lực.
- Nếu không may bị liệt mặt hoàn toàn có thể gây khó khăn cho việc ăn nhai, nói chuyện, giao tiếp với mọi người.
Phương pháp chẩn đoán liệt mặt ở thai phụ
Trên thực tế, việc chẩn đoán bệnh lý này khá đơn giản, chúng ta có thể nhận biết thông qua các biểu hiện cụ thể trên khuôn mặt. Tuy nhiên, để có thể xác định chính xác nguyên nhân, các bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán lâm sàng và thực hiện các kiểm tra như: Cười, nhe răng, nhướn mày, mở – nhắm nghiền mắt,…
Kèm theo đó, bạn cũng có thể được yêu cầu kiểm tra phát ban trên da, kiểm tra tai, chân tóc hoặc một số vị trí khác trên khuôn mặt. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tìm các vết phồng rộp trên môi, miệng để chẩn đoán bệnh liệt mặt chính xác hơn.
Méo miệng, liệt dây thần kinh số 7 hay liệt bell có thể xuất hiện các triệu chứng tương đương với các bệnh lý khác. Vậy nên, bác sĩ sẽ cần tiến hành chụp chiếu để loại trừ các nguyên nhân khác. Nhưng các xét nghiệm khác chỉ có thể được thực hiện sau khi mang thai, trừ khi người bệnh có những dấu hiệu khác liên quan tới tổn thương não.
Bị méo miệng khi mang thai phải làm sao?
Bất kể bạn mắc bệnh lý gì thì việc điều trị kịp thời và đúng cách cũng góp phần quan trọng trong việc phòng tránh các di chứng về sau, với bệnh méo miệng cũng tương tự. Cùng với sự phát triển của nền y học, các biện pháp điều trị liệt dây thần kinh số 7 rất đa dạng và có tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt nên không phải biện pháp nào cũng có thể tùy tiện áp dụng.
Chính bởi thế, bà bầu không được tự ý sử dụng thuốc để hạn chế tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, hãy đi thăm khám và điều trị theo đúng hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn. Hoặc thai phụ có thể tham khảo các biện pháp điều trị bằng Đông y an toàn như sau:
- Cấy chỉ vào huyệt vị: Liệu pháp này được thực hiện thông qua các thao tác chuyên khoa như cắt chỉ, chôn chỉ, tháo chỉ,… Những sợi chỉ catgut sẽ được cấy trực tiếp vào huyệt đạo nhằm tăng lượng protein, hydratcarbon cũng như tăng quá trình chuyển hóa dinh dưỡng ở vùng mặt. Do đó, phương pháp khắc phục tình trạng bị méo miệng này khá an toàn nên được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn.
- Châm cứu chữa liệt dây thần kinh số 7: Châm cứu sẽ giúp kích thích vào các huyệt đạo tại vị trí bị méo miệng. Các nghiên cứu cho thấy, châm cứu có khả năng hồi sinh, khắc phục các dây thần kinh của cơ thể để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Truyền dịch: Mục đích của phương pháp này là nhằm hỗ trợ khắc phục và cải thiện tình trạng liệt dây thần kinh số 7 thông qua việc truyền nhỏ giọt các chất có lợi vào cơ thể. Biện pháp truyền dịch còn giúp thai phụ loại bỏ độc tố không cần thiết cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả.
Cho dù mẹ bầu điều trị méo miệng bằng phương pháp nào cũng cần hết sức thận trọng. Bởi cơ thể cũng như sức khỏe của bạn lúc này khá nhạy cảm, việc điều trị có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của bé về sau. Vậy nên, trước khi quyết định lựa chọn phương pháp chữa trị, tốt nhất hãy tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ có chuyên môn hướng dẫn cụ thể.
Đông Phương Y Pháp – Trung tâm Vật lý trị liệu chữa bệnh bị méo miệng khi mang thai
Hầu hết mẹ bị méo miệng khi mang thai đều có xu hướng chữa bệnh bằng các phương pháp vật lý trị liệu tự nhiên tại các cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, kinh nghiệm dày dặn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Một trong số ít cơ sở y tế uy tín hiện nay phải kể tới Trung tâm Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Đông Phương Y Pháp được đông đảo mẹ bầu bị méo miệng yên tâm lựa chọn vì:
Bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề thuần thục
Đông Phương Y Pháp hội tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu về y học cổ truyền, vật lý trị liệu, từng công tác tại các bệnh viện lớn trên cả nước như:
- Thầy thuốc Ưu tú – Bác sĩ Doãn Hồng Phương: Nguyên Phó trưởng khoa Nội Bệnh viện Châm cứu Trung ương
- Thầy thuốc Ưu tú – Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn: Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
- Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trần Thị Hương Lan: Nguyên Phó trưởng khoa Phụ trách khoa Khoa Nội tổng hợp châm cứu- dưỡng sinh – Viện Y dược học dân tộc
Với kinh nghiệm 30 – 40 năm trong nghề, tiếp xúc hàng trăm nghìn ca bệnh khác nhau, bác sĩ Đông Phương Y Pháp sẽ giúp chẩn đoán, bắt bệnh chính xác cho mẹ bầu, sau đó lên phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trong quá trình trị liệu, bác sĩ luôn cẩn thận từng thao tác, đánh giá kỹ lưỡng từng kỹ thuật dựa trên LỢI ÍCH – NGUY CƠ để đảm bảo AN TOÀN – HIỆU QUẢ nhất.
Cũng có trường hợp, người bệnh không đủ điều kiện để trị liệu chữa méo miệng trong thai kỳ, bác sĩ sẽ hỗ trợ tư vấn mẹ bầu các giải pháp thay thế. Đến khi mẹ sinh con ổn định, bác sĩ sẽ hẹn lịch điều trị lại cho phù hợp.
Bên cạnh trình độ chuyên môn giỏi, các bác sĩ tại đây còn là những vị lương y đức độ, luôn hết lòng vì sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, Đông Phương Y Pháp là địa chỉ uy tín được mẹ bầu bị méo miệng khi mang thai yên tâm trao gửi sức khỏe để được các bác sĩ tận tình cứu chữa.
Kết hợp đa dạng phương pháp tự nhiên
Đông Phương Y Pháp kết hợp đa dạng phương pháp trị liệu méo miệng cho mẹ bầu khi mang thai. Điều này giúp nâng cao hiệu quả chữa trị, đồng thời bác sĩ lựa chọn được kỹ thuật phù hợp nhất với tình hình sức khỏe của từng mẹ bầu.
Dưới đây là một số kỹ thuật AN TOÀN nhất cho mẹ bị méo miệng khi mang thai:
Vì mỗi người có tình trạng sức khỏe, mức độ méo miệng khi mang thai khác nhau, nên sẽ có phương pháp trị liệu phù hợp riêng biệt. Bác sĩ Đông Phương Y Pháp sẽ đánh giá kỹ lưỡng, áp dụng LUẬN CHỨNG HẠ CHÂM và CÁ NHÂN HÓA điều trị, nhằm nâng cao hiệu quả.
Dịch vụ tận tình chu đáo, theo dõi sức khỏe mẹ bầu sát sao
Các bệnh lý xuất hiện trong thai kỳ đều khiến mẹ bầu lo lắng vì lo sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Hiểu tâm lý của mẹ, Đông Phương Y Pháp cung cấp dịch vụ y tế tận tình, chu đáo, theo dõi sức khỏe của mẹ sát sao nhất, nhằm đảm bảo AN TOÀN cho cả mẹ và bé, cụ thể như sau:
- Kiểm tra, thăm khám sức khỏe mẹ bầu kỹ lưỡng trước khi tiến hành điều trị
- Áp dụng quy trình chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- Quần áo, ga giường trị liệu sạch sẽ
- Trang thiết bị y tế đảm bảo đạt chuẩn, được sát khuẩn trước khi tiến hành
- Bác sĩ hướng dẫn, tư vấn chăm sóc sức khỏe riêng cho mẹ bầu khi bị méo miệng
Méo miệng khi mang bầu nên ăn gì, kiêng gì?
Để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai và hỗ trợ điều trị, phòng tránh bệnh méo miệng tốt, các bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Các món ăn không cần phải chế biến quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng tối thiểu. Cụ thể như sau:
Thực phẩm nên ăn trong trường hợp bị méo miệng khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng ở những người bị méo miệng khi mang thai không có gì đặc biệt so với những trường hợp khác. Tuy nhiên, dưới đây là những thực phẩm mà bạn nên lưu ý bổ sung nhiều hơn để có được sức khỏe tốt, sớm loại bỏ bệnh hiệu quả.
- Chất hóa học Homocysteine có nguy cơ gây nên tình trạng mất trí nhớ, đột quỵ khiến dây thần kinh bị teo nhỏ. Vậy nên việc ăn các loại rau có màu xanh đậm như cải xanh, bắp cải, mùi tây, rau diếp,… sẽ có tác dụng phá vỡ liên kết của Homocysteine.
- Ngũ cốc nguyên hạt, nổi bật là gạo lứt rất tốt cho hệ thần kinh, não bộ và rất giàu vitamin B6, magie nên mẹ bầu hãy chú ý bổ sung trong suốt thời kỳ mang thai.
- Các bác sĩ sản khoa cũng cho biết, một số loại hạt giàu omega – 3 như hạt lanh, hạnh nhân, hạt chia,… sở hữu chất chống oxy hóa tự nhiên cao nên có khả năng làm dịu hệ thần kinh cũng như tăng cường hoạt động của não bộ.
- Tỏi tuy có mùi khá nồng và khiến hơi thở có mùi hôi sau khi ăn nhưng chúng lại mang tới vai trò làm giảm cholesterol trong máu hiệu quả. Chưa kể, tỏi còn có chứa chất kháng sinh tự nhiên cùng hàm lượng chống oxy hóa, chất chống lão hóa tốt.
- Trà anh cũng là một chất chống oxy hóa cực mạnh, có tác dụng làm xoa dịu căng thẳng thần kinh, đồng thời giúp tinh thần tỉnh táo, thoải mái hơn.
Thực phẩm cần kiêng
Ngoài những thực phẩm lành mạnh mà bà bầu cần lưu ý bổ sung khi để giúp bệnh nhanh khỏi thì thai phụ cũng cần hạn chế những thực phẩm sau:
- Khi bị méo miệng mẹ bầu không nên ăn thức ăn cay, nóng.
- Rượu, bia, nước ngọt có ga.
- Thực phẩm có chứa axit amin arginine như bột gelatin, socola, yến mạch, đậu nành,…
- Thực phẩm được chế biến sẵn trong hộp, thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản đều không nên sử dụng.
Cách phòng tránh bị méo miệng khi mang thai
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh méo miệng, bạn nên chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khỏe bản thân khi mang thai. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và đơn giản mà bạn có thể áp dụng nhằm phòng tránh nguy cơ này.
- Hãy đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.
- Mẹ bầu cần tích cực nâng cao sức khỏe, sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C và ngũ cốc nguyên hạt,… Bên cạnh đó cần tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ chiên nhiều dầu mỡ, cà phê, thuốc lá, đồ uống có cồn, có ga,…
- Không nên tắm khuya, tốt nhất nên tắm trước 8 giờ tối và hãy tắm bằng nước nóng.
- Tuyệt đối không để nhiệt độ phòng quá lạnh, khi bật quạt tránh để quạt phả thẳng vào mặt hoặc phía sau gáy cổ.
- Nếu thấy có những biểu hiện bất thường hoặc có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7 thì nên nhanh chóng tới bệnh viện để được điều trị sớm.
- Chị em cần đi đứng cẩn thận, tránh va đập, chấn thương, đặc biệt là ở vùng đầu. Nếu có bệnh lý liên quan tới tai mũi họng và cần tiến hành phẫu thuật hãy tới những bệnh viện lớn, nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn tốt để tránh gặp biến chứng trong quá trình phẫu thuật.
- Mẹ bầu không nên tự điều trị bệnh lý tại nhà bởi điều này có thể khiến tình trạng liệt cơ mặt vĩnh viễn nếu không điều trị đúng cách. Hoặc có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và bé nên cần hết sức thận trọng.
- Lựa chọn cơ sở uy tín để thăm khám, điều trị nhằm tránh việc chẩn đoán sai gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Bị méo miệng khi mang thai không phải hiện tượng hiếm gặp nên các mẹ bầu không được chủ quan. Tuy hiện tượng này không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, chúng có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Hy vọng bài viết từ Đông Phương Y Pháp đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để giúp mẹ bầu và thai nhi có được sức khỏe tốt, sớm “vượt cạn” thành công.
Triệu chứng:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Bấm huyệt trị mất ngủ
- Xoa chân chữa mất ngủ
- Xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu mất ngủ
- Cấy chỉ chữa liệt dây thân kinh số 7
- Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
- Châm cứu liệt 7 ngoại biên
- Bấm huyệt chữa đau đầu
- Bấm huyệt chữa liệt dây thần kinh số 7
- Xoa bóp chữa liệt dây thần kinh số 7
- Cách massage liệt dây thần kinh số 7