Mất Ngủ Sau Chuyển Phôi Có Nguy Hiểm Không? Làm Gì Để Khắc Phục?

Ngày cập nhật: 04/04/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Mất ngủ sau chuyển phôi là tình trạng xảy ra tương đối phổ biến. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ các thay đổi đột ngột bên trong cơ thể và tâm lý lo lắng, căng thẳng ở mẹ bầu. Vậy sau chuyển phôi bị mất ngủ có nguy hiểm không và mẹ bầu nên làm gì để cải thiện vấn đề này? Mời quý vị tìm hiểu các thông tin giải đáp cụ thể trong bài viết.

Mất ngủ sau chuyển phôi là gì? Các triệu chứng biểu hiện

Sau chuyển phôi là giai đoạn phôi bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung và dần phát triển hoàn thiện thành thai nhi. Đây là một trong những dấu mốc quan trọng nhất của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Có thể coi giai đoạn sau chuyển phôi là thời kỳ mẹ bầu nhạy cảm nhất. Nhiều mẹ thường gặp phải tình trạng mất ngủ với các biểu hiện điển hình như:

  • Trằn trọc, không thể chợp mắt.
  • Giấc ngủ nông và dễ bị tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Tâm trạng bồn chồn, bứt rứt khó chịu.
  • Mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, dễ cáu gắt.
Sau chuyển phôi, nhiều mẹ bầu thường gặp phải tình trạng mệt mỏi, khó ngủ và ngủ không sâu giấc
Sau chuyển phôi, nhiều mẹ bầu thường gặp phải tình trạng mệt mỏi, khó ngủ và ngủ không sâu giấc.

Mất ngủ kéo dài sau chuyển phôi khiến nhiều mẹ bầu vô cùng lo lắng. Vậy đây có phải là một biểu hiện bất thường hay không? Nhận diện các nguyên nhân gây suy giảm chất lượng giấc ngủ sau chuyển phôi sẽ giúp mẹ bầu giải đáp băn khoăn này.

Nguyên nhân mất ngủ sau chuyển phôi

Tình trạng sau chuyển phôi bị mất ngủ có thể xuất hiện do ảnh hưởng đồng thời của rất nhiều yếu tố. Dưới đây là các tác nhân chính khiến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu suy giảm:

Mất ngủ sau chuyển phôi do thay đổi nội tiết tố

Trong giai đoạn chuẩn bị chuyển phôi, có rất nhiều thay đổi về nội tiết tố diễn ra trong cơ thể người mẹ:

  • Hormone estrogen được sử dụng trước khi chuyển phôi từ 2-3 tuần, vào ngày thức 2 của chu kỳ kinh nguyệt để kích thích niêm mạc tử cung phát triển và ức chế sự rụng trứng tự nhiên.
  • Khi nội mạc tử cung đã đạt được độ dày thích hợp, hormone progesterone bắt đầu được sử dụng nhằm tạo nội tiết tố thích hợp cho quá trình làm tổ của phôi.

Những thay đổi lớn về nội tiết diễn ra trong một thời gian ngắn khiến cơ thể không kịp thích ứng. Do vậy gây ra cảm giác bứt rứt khó chịu, khiến mẹ bầu mất ngủ.

Do cơ thể thay đổi

Quá trình phôi làm tổ ở tử cung và bắt đầu hình thành thai nhi sẽ làm cơ thể người mẹ xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu. Ngay từ những ngày đầu sau chuyển phôi, mẹ bầu có thể sẽ đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm nên rất dễ bị mất ngủ.

Những thay đổi đột ngột bên trong cơ thể diễn ra sau khi chuyển phôi là nguyên nhân khiến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu suy giảm
Những thay đổi đột ngột bên trong cơ thể diễn ra sau khi chuyển phôi là nguyên nhân khiến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu suy giảm.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu đậu thai cũng gây ra những thay đổi đột ngột mà cơ thể bà bầu cần thời gian để thích ứng. Cụ thể là:

  • Cảm giác chướng bụng, nặng bụng dưới, thậm chí là hơi nhói đau sẽ xuất hiện khi phôi bắt đầu làm tổ. Đây là hiện tượng rất bình thường, hoàn toàn không đáng lo ngại.
  • Mẹ bầu thường có cảm giác uể oải, đau đầu, không có sức. Tình trạng mệt mỏi này có thể kéo dài suốt nhiều ngày sau khi chuyển phôi.
  • Nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng nhẹ, tăng cường nghỉ ngơi và uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Căng tức ngực và đau đầu ti cũng là hiện tượng xảy ra phổ biến. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng cao là thai đã đậu thành công.

Những thay đổi đột ngột này đều sẽ tác động không nhỏ đến nhịp độ sinh học thường ngày, gây ảnh hưởng tới chu kỳ thức – ngủ, dẫn tới tình trạng trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu ở mẹ bầu. Đôi khi, các dấu hiệu này cũng có thể không xuất hiện nhưng điều đó không có nghĩa là quá trình chuyển phôi đã thất bại. Các mẹ cần bình tĩnh, lạc quan và chờ đợi kết quả chính xác sau 14 ngày chuyển phôi.

Sau chuyển phôi bị mất ngủ do suy nghĩ nhiều

Những lo lắng, hy vọng sau chuyển phôi là áp lực tâm lý vô hình khiến tâm trạng mẹ bầu thấp thỏm không yên, dẫn tới mất ngủ về đêm. Tình trạng mất ngủ sau đó lại khiến cho các mẹ bầu càng thêm mệt mỏi và căng thẳng thần kinh, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và khả năng đậu thai.

Tâm lý ổn định và lạc quan là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của quá trình chuyển phôi. Do vậy, mẹ bầu cần cố gắng suy nghĩ tích cực và tránh các tác nhân gây căng thẳng để giữ gìn sức khỏe, phòng tránh tình trạng mất ngủ, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi.

Mất ngủ có ảnh hưởng tới tỷ lệ đậu thai sau chuyển phôi không?

Những vấn đề về giấc ngủ sau chuyển phôi không chỉ gây ra nhiều mệt mỏi cho mẹ bầu, mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng mất ngủ nghiêm trọng kéo dài, tỷ lệ đậu thai sau chuyển phôi có thể bị suy giảm đáng kể.

Dù không phải nguyên nhân trực tiếp gây hư thai, nhưng mất ngủ thường xuyên khiến sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ suy giảm, từ đó làm giảm tỷ lệ bám tốt và khả năng phát triển thành thai nhi của phôi.

Tình trạng mất ngủ nghiêm trọng kéo dài sau chuyển phôi có thể àm giảm tỷ lệ bám tốt và khả năng phát triển thành thai nhi của phôi.
Tình trạng mất ngủ nghiêm trọng kéo dài sau chuyển phôi có thể làm giảm tỷ lệ bám tốt và khả năng phát triển thành thai nhi của phôi.

Mất ngủ sau chuyển phôi có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy thuộc vào tâm lý và lối sống của mẹ bầu. Nếu duy trì được tinh thần thoải mái, chế độ dinh dưỡng cân bằng và thói quen sinh hoạt điều độ, chất lượng giấc ngủ sẽ mau chóng được cải thiện. Tuy nhiên, nếu mất ngủ có xu hướng ngày càng trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu nên sớm tới bệnh viện thăm khám để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Biện pháp cải thiện mất ngủ sau chuyển phôi

Bị mất ngủ sau chuyển phôi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và làm giảm tỷ lệ đậu thai. Để phòng tránh và cải thiện tình trạng này, dưới đây là một vài lời khuyên cho các mẹ bầu:

  • Mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức về việc thai có đậu hay không. Dành thời gian cho các hoạt động thư giãn ưa thích sẽ giúp các mẹ cân bằng cảm xúc và suy nghĩ tích cực hơn.
  • Nên tăng cường nghỉ ngơi nhưng vẫn cần đi lại nhẹ nhàng, đồng thời hạn chế nằm nhiều trên giường và ngủ nhiều vào ban ngày để tránh làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.
  • Nên tập thói quen ngủ sớm, dậy sớm, đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ cố định để hạn chế mất ngủ và bảo vệ sức khỏe thai kỳ tốt nhất.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế đồ ăn mặn, chua, cay, thức ăn nhiều dầu mỡ và các thực phẩm có chứa chất kích thích. Đồng thời nên bổ sung vào thực đơn các món ăn giúp món ăn giúp ngủ ngon giấc, an thần, dễ ngủ như cháo hạt sen, chè đậu xanh…
  • Trước khi đi ngủ, nên tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử và sử dụng các chất kích thích mà thay vào đó là các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, tập thở… để thư giãn thần kinh, giúp giấc ngủ diễn ra dễ dàng hơn.
  • Nên ngâm chân nước ấm trong 15-30 phút trước khi đi ngủ để ngủ dễ và ngủ sâu hơn, đồng thời giúp làm ấm tử cung, hỗ trợ cho quá trình thai làm tổ diễn ra thuận lợi hơn.

Mất ngủ sau chuyển phôi là hiện tượng xảy ra phổ biến và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy bà bầu cần ăn uống điều độ, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn này để phòng ngừa mất ngủ cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đậu thai. Nếu tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon có xu hướng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đi khám để được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm: 

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/12

hôm nay

22/12

Ngày mai

23/12

Ngày kìa

+

Khác