Bà Bầu Mất Ngủ Do Đâu? Tìm Hiểu Các Phương Pháp Khắc Phục

Ngày cập nhật: 30/01/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Bà bầu mất ngủ là tình trạng khá thường gặp hiện nay, có thể xuất hiện ở đầu thai kỳ, giữa hoặc các tháng cuối. Mất ngủ chịu sự tác động từ nhiều yếu tố khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi khó chịu. Vậy cụ thể có những ảnh hưởng thế nào tới cả mẹ và bé, làm sao để khắc phục hiệu quả?

Các nguyên nhân làm bà bầu bị mất ngủ

Bà bầu mất ngủ thực tế cũng là một trạng thái tự nhiên của cơ thể khi có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Khi này, tình trạng khó ngủ, ngủ không yên giấc thường diễn ra trong khoảng những tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy vậy, vẫn có khá nhiều yếu tố khác gây ra mất ngủ và điều này được các chị em vô cùng quan tâm.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, những nguyên nhân cụ thể dẫn tới mất ngủ khi mang thai phải kể tới gồm:

Bà bầu mất ngủ do ốm nghén:

Mẹ bầu mất ngủ do ốm nghén là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nghén khiến các mẹ bầu ăn uống không ngon miệng, cơ thể luôn bứt rứt, mệt mỏi, khó chịu, ngay cả khi nghỉ ngơi cũng cảm thấy không thoải mái. Do vậy, sẽ rất khó có được giấc ngủ ngon trong giai đoạn này.

Tâm lý nhạy cảm hơn:

Bà bầu khó ngủ cũng được xác định nguyên do bởi sự nhạy cảm trong tâm lý. Khi mang thai, cơ thể nữ giới sẽ sản sinh hormone progesterone khá cao. Từ đó, cảm xúc của chị em dễ thay đổi, thường xuyên vui buồn thất thường, dễ cáu gắt và căng thẳng. Khi này, chị em sẽ thấy khó vào giấc, ngủ cũng chập chờn dễ tỉnh giữa chừng.

Hoạt động hô hấp khó khăn và nhịp tim tăng:

Cơ thể nữ giới khi mang thai sẽ có biểu hiện thở sâu và chậm hơn, cảm giác khó thở hơn so với bình thường. Đồng thời, các chị em sẽ thở ra nhiều carbon dioxide dẫn tới thiếu hụt hàm lượng này ở trong máu. Vì vậy, cơ thể khó tránh khỏi trạng thái mệt mỏi khó chịu, giấc ngủ không được đảm bảo.

Ngoài ra, tim cũng sẽ gia tăng hoạt động nhiều hơn, công suất cao hơn để có thể đưa lượng máu tới dạ con đầy đủ. Vì vậy các chị em sẽ có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực dẫn tới mất ngủ.

Sự phát triển của em bé:

Khi thai càng phát triển, chị em càng gặp nhiều bất lợi trong việc nằm ngủ. Sẽ khó để có được tư thế nằm thoải mái nhất vì cần phải đảm bảo an toàn cho thai nhi. Do đó, chị em sẽ khó vào giấc, ngủ không ngon.

Chế độ dinh dưỡng và tiêu hóa:

Dạ dày sẽ bị gia tăng áp lực chèn ép khi mang thai, thức ăn trong dạ dày sẽ bị chèn đẩy ngược lên trên khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Từ đó khó có thể ngủ sâu và liên mạch. Chưa kể, nếu nạp quá nhiều dưỡng chất hàng ngày, hệ tiêu hóa không hoạt động kịp sẽ khiến đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, vì vậy giấc ngủ cũng sẽ bị cản trở.

Đi vệ sinh nhiều:

Bà bầu mất ngủ vì vấn đề đi vệ sinh nhiều là tình trạng ai cũng gặp phải. Vì lượng máu tăng cao nên các chất lỏng khác sẽ bị dư thừa, từ đó cần phải đẩy ra ngoài khiến cho lượng ure cao hơn bình thường khá nhiều. Trong khi đó, bàng quang sẽ bị chèn ép do sự phát triển của em bé nên sẽ luôn có cảm giác muốn đi tiểu nhiều. Đặc biệt vào ban đêm, chị em sẽ phải tỉnh dậy vài lần để đi vệ sinh, khiến giấc ngủ bị gián đoạn và sẽ mất thời gian để vào giấc trở lại.

Chuột rút, tê mỏi chân:

Cơ thể đau mỏi và chuột rút cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ.  Nguyên do là bởi khi em bé càng phát triển lớn hơn, vùng lưng và chân sẽ chịu khá nhiều áp lực, gây ra cảm giác đau mỏi. Ngoài ra, các chị em còn thường xuyên bị chuột rút giữa đêm gây đau nhức vô cùng. Từ đó, giấc ngủ bị chập chờn, gián đoạn, khó ngủ yên giấc tới sáng.

Thiếu vitamin B:

Bà bầu mất ngủ còn có thể xuất phát từ nguyên do cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin B. Các chuyên gia cho biết, để có thể ngủ ngon cũng như duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất, chị em cần bổ sung đầy đủ vitamin B vào mỗi sáng. Liều lượng cần có sự tư vấn hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.

 

Đau nhức là một trong những nguyên nhân khiến mẹ khó chịu và bị mất ngủ
Đau nhức là một trong những nguyên nhân khiến mẹ khó chịu và bị mất ngủ

Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng gì tới mẹ và bé?

Mang thai bị mất ngủ có những ảnh hưởng như thế nào tới mẹ cũng như em bé là câu hỏi rất nhiều người đặt ra. Theo đó, tình trạng này được các chuyên gia chia sẻ chi tiết như sau:

Các tác hại khi mẹ bầu khó ngủ

Khi mất ngủ, ngủ không ngon giấc trong thời gian dài, mẹ bầu có thể gặp phải nhiều ảnh hưởng tiêu cực như cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu suất công việc, dễ mắc một vài bệnh lý thai kỳ. Tùy theo từng người sẽ có mức độ thể hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Khi mất ngủ liên tục, giấc ngủ thường bị gián đoạn giữa chừng, chị em sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải và ngày hôm sau. Hơn nữa, với những chị em vẫn làm việc trong thời gian mang thai sẽ thấy khả năng tập trung kém đi rõ rệt, trí não trì trệ, giảm hiệu quả ghi nhớ và tính toán.
  • Có thể mắc phải bệnh lý thai kỳ: Việc bà bầu mất ngủ có thể khiến sức khỏe tổng thể suy giảm, từ đó dễ có nguy cơ mắc thêm một số bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sản giật. Ngoài ra, người mẹ cũng có thể gặp phải hiện tượng cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ cũng khá nguy hiểm.
  • Có thể ảnh hưởng tới quá trình sinh con: Bà bầu trằn trọc khó ngủ liên tục cũng dễ khiến các chị em khi tới thời điểm sinh con bị các cơn đau chuyển nặng hơn, mức độ đau tăng và thời gian cũng lâu hơn những mẹ bầu khác. Cũng có trường hợp không đủ sức sinh thường và bắt buộc mổ.
Mẹ bầu bị mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc
Mẹ bầu bị mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc

Mẹ bầu bị mất ngủ ảnh hưởng thế nào tới em bé?

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, bác sĩ, mất ngủ ở bà bầu liên tục kéo dài cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi trong suốt giai đoạn mang thai cũng như sau sinh. Bé có thể bị yếu, sức khỏe không đảm bảo, dễ ốm vặt hơn bình thường. Do đó, mẹ bầu nên tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm khoa học để có thể hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con.

Cụ thể các tác động tới thai nhi thường gặp gồm:

  • Dễ bị sinh non: Vì cơ thể người mẹ thường xuyên mất ngủ nên sẽ khá mệt mỏi, yếu sức. Lúc này, nguy cơ trẻ bị sinh non tương đối cao. Hơn nữa, bé sau khi chào đời cũng dễ bị một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, sức đề kháng và hệ miễn dịch đều yếu.
  • Em bé bị thiếu máu sau sinh: Có thể bạn chưa biết, trong khung giờ từ 23h đến 3h sáng, cơ thể của trẻ sẽ tái tạo máu hiệu quả nhất. Trong khi đó, nếu chịu em ngủ muộn, tỉnh giấc thường xuyên sẽ trực tiếp làm cản trở hoạt động này. Thai nhi sẽ khó có được lượng máu đảm bảo dẫn tới thiếu máu sao khi chào đời.
  • Bé quấy khóc nhiều: Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, khi bà bầu mất ngủ thường xuyên, sẽ kéo theo tình trạng thay đổi nhịp sinh học của trẻ. Do đó, sau khi ra đời, các bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không yên, ít ngủ, cơ thể khó chịu dẫn tới khóc nhiều.
  • Trẻ chậm phát triển: Thêm một tác động tiêu cực nữa tới trẻ khi mẹ bầu không ngủ được đó là ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau khi sinh. Việc cơ thể người mẹ khó ngủ, mệt mỏi kéo dài sẽ gây ra sự thay đổi trong nhịp sinh học, hormone tăng trưởng bị rối loạn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Cho tới khi bé ra đời, quá trình phát triển cả về thể chất và trí tuệ đều có sự chậm trễ. Bé dễ bị suy dinh dưỡng, còi xương, cân nặng thấp so với trẻ cùng lứa tuổi.

Có thể thấy rằng, bà bầu mất ngủ gây ra không ít ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Do đó, nên có những biện pháp cải thiện giấc ngủ ngay từ sớm để đảm bảo sức khỏe cho 2 mẹ con.

Trẻ nhỏ sinh ra dễ bị quấy khóc do mẹ bị mất ngủ thai kỳ
Trẻ nhỏ sinh ra dễ bị quấy khóc do mẹ bị mất ngủ thai kỳ

Cách trị mất ngủ cho bà bầu để cải thiện giấc ngủ tốt hơn?

Cách cải thiện chất lượng mất ngủ khi mang thai sẽ chia ra làm 3 giai đoạn thai kỳ giúp chị em phụ nữ dễ tham khảo giai đoạn phù hợp với mình. 

Đối với bà bầu ở giai đoạn mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ

Với những bà bầu mất ngủ khi mới mang thai thường là do sự thay đổi hormone gây mệt mỏi, ốm nghén và tâm trạng lo lắng khi mới cấn bầu. Với giai đoạn này, người mẹ cần bổ sung những kiến thức sau: 

Thay đổi chế độ ăn uống 

  • Mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn đồ ăn chứa chất lỏng để dễ tiêu hóa và dễ chịu. Tuy nhiên không nên ăn các thực phẩm này vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi tiểu đêm, thức giấc giữa đêm làm cho mất ngủ. 
  • Tránh những cơn ốm nghén bằng những đồ ăn nhẹ, bánh quy. Tuy nhiên không nên ăn đồ quá nhiều đường để dễ mắc các chứng bệnh thai kỳ. 
  • Chia chế độ ăn thành những bữa nhỏ để tránh các bệnh về đường tiêu hóa và tránh để dạ dày trống rỗng. 
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm, nước uống chứa caffeine, chất kích thích để tránh làm mất ngủ khi mang bầu. 
  • Mẹ bầu mất ngủ có thể sử dụng các loại trà thảo mộc đặc biệt là trà gừng. Trà gừng là một trong những thức uống giúp phụ nữ mang thai giảm buồn nôn hoặc các triệu chứng ốm nghén. Nhờ vậy, bầu mất ngủ có thể cải thiện được phần nào tình trạng thiếu ngủ của mình. 

Xây dựng thời gian biểu cho sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

  • Nên ưu tiên nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, bà bầu mất ngủ chỉ nên nghỉ trưa hoặc ngủ ngày không quá 30 phút để tránh ngủ quá nhiều, gây mất ngủ vào ban đêm.
  • Khi tỉnh giấc giữa đêm, mẹ bầu chỉ nên bật đèn với ánh sáng dịu để dễ trở lại giấc ngủ. 
  • Xây dựng một thời gian biểu và cố gắng tuân theo lịch ngủ đã làm. Lâu dài, cơ thể bạn sẽ xây dựng được chế độ ngủ nghỉ thích hợp. 
  • Luyện tập các bài thể dụng nhẹ nhàng để máu được lưu thông, giảm tình trạng bị chuột rút để ngủ ngon hơn. Đi bộ, yoga là những môn rất phù hợp cho phụ nữ mang thai nhất là mẹ bầu bị mất ngủ. 

    Thai nhi phát triển tạo ra áp lực lớn khiến mẹ dễ bị đau nhức hơn
    Thai nhi phát triển tạo ra áp lực lớn khiến mẹ dễ bị đau nhức hơn

Đối với bà bầu 6 tháng bị mất ngủ

Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, một số triệu chứng như ốm nghén, đi vệ sinh nhiều, mất ngủ có thể biến mất. Tuy nhiên, việc tử cung mở rộng chèn ép lên cơ hoành làm nhịp thở của mẹ bầu ngắn và nông hơn. Từ đó, người phụ nữ mang thai sẽ phải đối mặt với tình trạng ợ nóng gây khó chịu. 

Thai nhi lớn dần lên sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể và sức nặng lên lưng làm cho mẹ bầu xuất hiện các cơn đau, nhức mỏi lưng thường xuyên hơn. 

Để cải thiện tình triệu chứng mất ngủ khi mang thai trong giai đoạn này cần:

 Cải thiện chế độ ăn uống 

  • Vẫn tiếp tục chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn đồ chứa nhiều chất béo, nhiều gia vị, đồ cay, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ gây ra ợ nóng và khó chịu cho dạ dày. 
  • Hạn chế ăn các thực phẩm ngọt để gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ 
  • Với bữa tối, mẹ bầu nên ăn trước khi đi ngủ 4 tiếng để cơ thể kịp tiêu hóa hết thức ăn. Tránh nằm ngay khi dùng bữa xong, mẹ nên ngồi hoặc đứng để không bị chứng ợ nóng do axit bị đẩy ngược lên cổ
  • Có thể sử dụng các loại thuốc axit để trị triệu chứng ợ nóng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Các loại nước uống có ga gây ra tình trạng mất cân bằng canxi nên mẹ bầu dễ bị chuột rút, gây ra mất ngủ. Chị em có thể lựa chọn uống sữa, nước ép rau củ, nước trái cây,… tốt cho mẹ và bé. 

Một số giải pháp khác

  • Nên đi bộ, tập yoga chữa mất ngủ hoặc tham gia các lớp thai giáo để để cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và ngủ ngon hơn. Tranh tập luyện trước khi đi ngủ khoảng 4 tiếng vì vận động khiến bạn tỉnh táo, dễ qua giấc ngủ. 
  • Tắm nước nóng để cơ thể được thư giãn, kết hợp với massage trước khi ngủ để bạn thoải mái hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Phòng ngủ nên thoáng mát, ánh sáng phù hợp, không gian yên tĩnh để mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Nên chọn gối và chăn mềm tạo cảm giác dễ chịu. Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng với đầu gối, hông cong. Mẹ nên lấy gối đặt giữa 2 đầu gối, dưới bụng và sau lưng. Tư thế ngủ này vừa an toàn cho bé vừa giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề cho mẹ.
  • Tránh xa các vấn đề gây cảm giác tiêu cực, căng thẳng cho cơ thể. Hãy thư giãn đầu óc bằng cách: nghe nhạc, chăm sóc cây cối, vẽ, đọc sách,… để an thần, dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp mẹ thoải mái hơn
Tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp mẹ thoải mái hơn

Bầu 8 tháng mất ngủ – giai đoạn cuối thai kỳ

Bắt đầu tháng thứ 7, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ liên tục. Đây cũng là giai đoạn mẹ bầu bị mất ngủ nặng nề nhất. Giai đoạn này, bà bầu mất ngủ phải làm sao để cải thiện giấc ngủ?

Cải thiện chế độ ăn uống 

  • Nhiều bà bầu trong giai đoạn này hay bị chuột rút gây đau đớn do đó nên tránh dùng nước ngọt, các loại đồ uống có ga vì nó sẽ làm cho các cơn đau nặng hơn. 
  • Không hoặc hạn chế uống cà phê hoặc các thức uống có caffeine làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Đồng thời caffeine còn làm cho cơ thể khó hấp thụ sắt để mẹ bổ sung cho thai nhi. 
  • Bà bầu mất ngủ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa axit folic để giảm các triệu chứng chuột rút, bứt rứt tay chân. Axit folic có nhiều trong ngũ cốc, các loại rau màu xanh. 
  • Hạn chế uống nước trước khi ngủ 2 tiếng để không bị chứng đi tiểu đêm gây ra mất ngủ khi mang thai. 

Một số giải pháp khác

  • Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái để lưu thông máu tốt cho thai nhi, tử cung và thân. Tư thế này cũng giúp cải thiện lưu thông máu về tim. Ôm gối ôm, để gối giữa 2 đầu gối và kê phía sau lưng để tạo cảm giác thoải mái dễ đi vào giấc ngủ. 
  • Không gian ngủ nghỉ nên thông thoáng, dễ chịu. Không gian cần cung cấp nhiều oxy để thúc đẩy lưu thông máu cho mẹ, giúp mẹ dễ ngủ hơn. 
  • Thực hiện các bài massage nhẹ nhàng, tắm nước nóng để cơ thể được thư giãn, giảm đau mỏi cơ bắp, khí huyết lưu thông, ngủ ngon giấc hơn. 
  • Nếu bạn bị phù chân, ngáy nhiều hãy báo cho bác sĩ để thăm khám kịp thời tình hình sức khỏe của mẹ và bé. 
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, ít nhất 1 tiếng. Anh sáng từ điện thoại, ipad làm ảnh hưởng đến sự bài tiết của melatonin, khiến nhịp sinh học của cơ thể bị ảnh hưởng làm cho bà bầu mất ngủ.  
  • Nếu ngủ không được, mẹ bầu nên ngồi dậy đọc sách, nghe nhạc, v.v… cho đến khi bạn cảm thấy mệt thì có thể dễ ngủ trở lại. 
Đọc sách, nghe nhạc thư giãn giúp mẹ dễ trở lại giấc ngủ
Đọc sách, nghe nhạc thư giãn giúp mẹ dễ trở lại giấc ngủ

Bà bầu mất ngủ có những nguyên nhân nào, tác hại ra sao và làm gì để khắc phục đều đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Hy vọng rằng qua đây sẽ giúp chị em có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Cũng cần lưu ý rằng, hãy tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào để đảm bảo an toàn.

XEM NGAY:

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác