Mất Ngủ Kéo Dài – Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 13/04/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể làm suy giảm sức khỏe nhanh chóng, tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Theo đó, bệnh nhân thường gặp phải tình trạng khó vào giấc, cơ thể mệt mỏi, uể oải thiếu sức sống, giảm sự tập trung trong mọi hoạt động. Khi này, cần sớm áp dụng các biện pháp chữa trị thích hợp để trị bệnh triệt để.

Bệnh mất ngủ kéo dài là gì?

Ngủ là thời gian để các cơ quan chức năng trong cơ thể nghỉ ngơi, hồi sức, bù đắp nguồn năng lượng đã tiêu thụ, cơ bắp và xương khớp được thư giãn. Tuy nhiên, không ít người hiện nay đang ngủ không ngon giấc. Mất ngủ kéo dài là tình trạng giấc ngủ bị mất cân bằng, giảm chất lượng, kéo dài liên tục. Mỗi giấc ngủ của bệnh nhân chỉ được khoảng 3 – 4h mỗi ngày, khi ngủ thường chập chờn dễ tỉnh giấc và rất khó để ngủ lại.

Thêm vào đó là sự sa sút về tinh thần, thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi khó chịu, thiếu năng lượng tích cực, giảm sự tập trung và ghi nhớ, dễ lơ đễnh và cơ thể uể oải.

Mất ngủ kéo dài gây ra nhiều tác động xấu cho cuộc sống hàng ngày
Mất ngủ kéo dài gây ra nhiều tác động xấu cho cuộc sống hàng ngày

Nguyên nhân thiếu ngủ kéo dài

Chứng mất ngủ kéo dài được các chuyên gia đánh giá rằng có rất nhiều yếu tố tác động, bao gồm cả bệnh lý cũng như các yếu tố tác động từ bên ngoài. Theo đó, nguyên nhân liên quan tới sức khỏe hệ thần kinh thường chiếm phần đông số ca bệnh bị mất ngủ trong thời gian dài hiện nay.

Bệnh lý thần kinh:

Thường gặp nhất ở các ca bệnh mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Hệ thần kinh xảy ra các tổn thương, rối loạn, dẫn tới mất điều khiển giấc ngủ, thời lượng ngủ bị giảm mạnh và không thể ngủ ngon. Hiện nay, một số bệnh lý tâm thần dễ gây mất ngủ nhất gồm:

  • Bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu hoặc stress sau khi xảy ra chấn thương.
  • Người bị tâm thần phân liệt, hưng cảm, trầm cảm.
  • Bệnh sa sút trí tuệ, mắc chứng nghiện các loại cồn và chất kích thích, thuốc phiện.

Hội chứng liên quan tới giấc ngủ:

Một số người mất ngủ kéo dài được xác định có sự liên quan tới hội chứng ngưng thở khi ngủ, mộng du hoặc thường xuyên mơ thấy ác mộng dẫn tới tinh thần chịu khủng hoảng lo lắng, rối loạn một số chức năng ở hệ thần kinh.

Các chứng bệnh khác:

Bệnh nhân cũng có thể bị mất ngủ liên tục khi gặp phải các bệnh lý như: Viêm khớp, bệnh tim mạch, cao huyết áp, dị ứng, viêm phế quản, hen suyễn,… Khi này, các cơn đau, mệt mỏi và khó chịu sẽ làm cản trở giấc ngủ. Người bệnh khó vào giấc, dễ bị tỉnh giấc giữa chừng, càng về lâu dài càng khó ngủ hơn.

Thói quen sinh hoạt:

Thực tế những người trẻ tuổi mất ngủ kéo dài hiện nay có số đông gặp phải vấn đề ở thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống. Thường xuyên thức khuya, sử dụng nhiều đồ uống có cồn và chất kích thích, ăn uống thiếu chất sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh. Ngoài ra, việc lao động quá sức, không phân chia thời gian nghỉ ngơi hợp lý cũng dễ gây cản trở những giấc ngủ chất lượng.

Tình trạng khó ngủ hoặc không ngủ được hơn 1 tháng là biểu hiện của mất ngủ kéo dài
Tình trạng khó ngủ hoặc không ngủ được hơn 1 tháng là biểu hiện của mất ngủ kéo dài

Hiện tượng mất ngủ kéo dài có dấu hiệu thế nào?

Mất ngủ trong thời gian dài sẽ có nhiều biểu hiện khá rõ rệt, tác động tới cả thể chất cũng như tinh thần. Việc phát hiện bệnh từ sớm sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc điều trị, hạn chế các biến chứng và tiết kiệm cả chi phí. Theo đó, bệnh nhân có thể nhận biết thông qua những triệu chứng dưới đây:

  • Đau đầu liên tục

Bệnh nhân thường xuyên xảy ra đau nhức đầu với mức độ tăng dần từ âm ỉ tới dữ dội. Mất ngủ kéo dài gây cản trở quá trình máu lưu thông lên não, não thiếu oxy và hình thành nên những cơn đau đầu. Đặc biệt, đau nhức xảy ra rất nhiều vào nửa đêm, gia tăng cản trở giấc ngủ của bệnh nhân. Ngày hôm sau thức dậy, cơ thể thường uể oải, đau nhức mệt mỏi.

  • Ăn uống không ngon miệng

Mất ngủ kéo dài sẽ gây ra tình trạng chán ăn, bệnh nhân ăn uống thấy không ngon miệng dù bụng vẫn đang đói. Theo đó, tình trạng này diễn ra lâu càng gây suy nhược cơ thể, bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, hệ miễn dịch và đề kháng đều suy giảm.

  • Không thể chợp mắt buổi trưa

Mặc dù ban đêm mất ngủ nhưng vào buổi trưa sẽ không thể chợp mắt là một trong những biểu hiện rất thường gặp của người bệnh. Chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng sẽ làm cơ thể tỉnh giấc, ngủ mộng mị, chập chờn, không có cảm giác buồn ngủ nhưng mắt rất mỏi. Cũng bởi vậy nên công việc và học tập vào buổi chiều sẽ bị giảm chất lượng đáng kể.

  • Trí nhớ và khả năng tập trung giảm rõ rệt

Việc mất ngủ trong thời gian dài sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ cũng như tập trung. Bệnh nhân thường xuyên xao nhãng, nhớ trước quên sau, tác động tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Mất ngủ kéo dài thường gây ra đau đầu cho người bệnh
Tình trạng khó ngủ hoặc không ngủ được hơn 1 tháng là biểu hiện của mất ngủ kéo dài

Tác hại của mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài có sao không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về tình trạng này. Theo đó, các chuyên gia cho biết, việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc khi xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bệnh nhân, trong đó những tác hại thường gặp nhất là:

  • Tăng nguy cơ rối loạn tâm lý

Mất ngủ kéo dài có những kích thích tiêu cực tới sức khỏe tâm lý, dễ gây ra trầm cảm, rối loạn thần kinh, mất điều khiển cảm xúc. Tinh thần luôn trong trạng thái dễ nảy sinh ra các suy nghĩ tiêu cực. Bệnh nhân thường xuyên lo lắng căng thẳng quá độ, cảm thấy bức bối nhưng không biết chia sẻ với ai.

  • Dễ béo phì

Có thể bạn chưa biết, mất ngủ kéo dài hoàn toàn có khả năng làm tăng nguy cơ béo phì vì lúc này lượng hormone kích thích cảm giác thèm ăn gia tăng, trong khi nồng độ của leptin (tạo cảm giác no bụng) lại giảm đi mạnh mẽ. Hơn nữa, bệnh nhân thường sẽ thèm ăn các đồ nhiều đường, nhiều dầu mỡ và các chất béo có hại. Vậy nên nguy cơ béo phì là rất cao.

  • Sức đề kháng giảm

Mất ngủ, đau đầu trong khoảng thời gian dài làm giảm nhanh khả năng đề kháng và hệ miễn dịch của bệnh nhân. Cơ thể không đủ sức chống đỡ trước các loại vi khuẩn, virus, nấm bệnh và nhiều tác nhân gây hại từ môi trường. Các tế bào gốc gia tăng phát triển, nguy cơ ung thư cao hơn và kéo theo không ít bệnh lý khác.

  • Mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý về tim mạch

Theo thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, bệnh mất ngủ kéo dài dễ gây ra nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan tới tim mạch hơn. Bệnh nhân có thể bị cao huyết áp, tim đập nhanh, quá trình cơ thể loại bỏ glucose bị cản trở dẫn tới khả năng bị tiểu đường type 2. Đây đều là những căn bệnh phổ biến hiện nay và trực tiếp gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Khi này, ngoài mệt mỏi uể oải vì mất ngủ, người bệnh còn thấy sức khỏe tổng thể kém đi rõ rệt. Ăn uống không ngon, gầy yếu, dễ ốm vặt, các triệu chứng của những bệnh lý liên quan ngày càng có xu hướng chuyển biến xấu và bệnh nhân gặp không ít khó khăn trong quá trình điều trị.

  • Suy giảm chức năng sinh lý

Không thể phủ nhận rằng, liên tục mất ngủ trong thời gian dài hoàn toàn có nguy cơ làm suy giảm chức năng sinh lý của bệnh nhân và không có sự phân biệt đối tượng đàn ông hay phụ nữ. Nồng độ testosterone cùng estrogen sẽ bị hụt giảm đáng kể, từ đó dẫn tới giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương. Khả năng thụ thai ở nữ giới cũng thấp đi, cơ thể không có đủ lượng hormone sinh sản nên sẽ gặp không ít cản trở.

  • Tổn thương thần kinh

Các chuyên gia cho biết, những chứng bệnh như: Động kinh, Alzheimer, đột quỵ sẽ dễ xảy ra ở các trường hợp mất ngủ kéo dài. Đồng thời, não bộ cũng sẽ bị tổn thương với biểu hiện teo não.

Người bệnh thường lâm vào trạng thái lo âu, căng thẳng dẫn đến trầm cảm
Người bệnh thường lâm vào trạng thái lo âu, căng thẳng dẫn đến trầm cảm

Cách điều trị mất ngủ kéo dài

Mất ngủ kéo dài phải làm sao để có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ luôn là mối lo của nhiều người. Thực tế bệnh mất ngủ là một trong những chứng bệnh phổ biến, không phân biệt độ tuổi cũng như giới tính, nên phương pháp điều trị cũng rất đa dạng.

Đến các cơ sở y tế để khám và tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

Nguyên tắc của điều trị bệnh mất ngủ kéo dài là phải loại bỏ được các nguyên nhân chủ quan từ chính người mất ngủ. 

Trước hết, để đảm bảo an toàn và tìm ra đúng bệnh, đưa ra đúng phương pháp điều trị thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ thông qua các thông tin từ bạn như: nghề nghiệp, tuổi tác, môi trường sống, tiền sử bệnh, các vấn đề về tâm lý, v.v… để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây mất ngủ. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Một đế độ sinh dưỡng phù hợp được xây dựng trên một chế độ ăn hợp lý và khoa học. Đây cũng là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyến nghị áp dụng để điều trị chứng mất ngủ kéo dài, nâng cao sức đề kháng, phục hồi sức khỏe. 

Ảnh hThực phẩm hỗ trợ bổ sung các chất cần thiết để điều trị mất ngủ kéo dài
Thực phẩm hỗ trợ bổ sung các chất cần thiết để điều trị mất ngủ kéo dài

Trong thực đơn hàng ngày, người bệnh nên cố gắng bổ sung một số thực phẩmnhư:

  • Thực phẩm bổ sung acid amin tryptophan có nhiều trong: hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, v.v…
  • Thực phẩm giàu canxi từ sữa chua, đậu bắp, sữa ít béo, v.v…  
  • Thực phẩm cung cấp thêm magie để hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ kéo dài như: rau lá màu xanh đậm, mầm lúa mì, v.v.. 
  • Nhóm vitamin B6 có trong: cá, thịt, chuối, bơ, v.v… 
  • Bổ sung Melatonin thông qua trái cây (cà chua, dưa leo, bông cải xanh, v.v…), ngũ cốc, các loại hạt.  

Mất ngủ kéo dài nên uống thuốc gì theo Tây y?

Nếu tình trạng mất ngủ triền miên, người bệnh cần sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên, sử dụng loại nào và liều lượng ra sao người bệnh cần đi khám để bác sĩ kê đơn cho đúng. Tranh tự ý sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ quá liều. Bởi vì, các loại thuốc này đều gây ra tác dụng phụ làm suy giảm trí nhớ. 

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị mất ngủ kéo dài: 

Các dòng thuốc an thần kinh mới

  • Các dòng thuốc an thần thường có tác dụng gây ngủ mạnh, dễ gây béo phì (sử dụng thời gian dài). Dòng thuốc này thường được chỉ định cho người mất ngủ kèm theo chán ăn, biếng ăn, trầm cảm, chứng lo âu lan tỏa. 
  • Một số thuốc thuộc dòng thuốc an thần kinh mới như: Amisulpride, Quetiapine, Olanzapine, v.v… 
Thuốc Olanzapine điều trị mất ngủ
Thuốc Olanzapine điều trị mất ngủ

Loại thuốc chống trầm cảm đa vòng hoặc 3 vòng cho người mất ngủ 

Các loại thuốc này sẽ tác động vào hệ Serotonin trong não, đúng cơ chế hoạt động của giấc ngủ.

Ưu điểm là không gây lờn thuốc tuy nhiên lại có tác dụng chậm. Thông thường, người bệnh phải dùng thuốc khoảng 3 đến 5 tuần thì mới thấy tác dụng của thuốc

Nhược điểm: gây ra một số tác dụng phụ như: khô miệng, táo bón, những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến dễ bị bí tiểu, v.v….

Một số thuốc thuộc dòng thuốc chống trầm cảm đa vòng – 3 vòng như: Mirtazapine, clomipramine, v.v….Thuộc được chỉ định dùng cho người mất ngủ trầm cảm, mất ngủ do đau nhức, lo âu. 

Để tránh tác dụng phụ và tăng tác dụng của thuốc, bác sĩ sẽ kết hợp 2-3 loại thuốc với nhau. 

Các loại thuốc thường được kết hợp: thuốc bình thần loại thấp – an thần mới – chống trầm cảm 3 vòng (liều trung bình). Các loại thuốc sẽ được cắt dần để đảm bảo cho sức khỏe và hiệu quả điều trị:

  • Sau 2 tuần: cắt thuốc bình thần 
  • Sau 4 tuần: Cắt thuốc an thần mới 
  • Duy trì thuốc chống trầm cảm 3 vòng trong 36 tháng. 

Nếu đã sử dụng đến phương pháp dùng thuốc, người bệnh cần tuân theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ. Không vi lo lắng mất ngủ kéo dài phải làm sao mà sử dụng thuốc theo ý mình, gây ra hậu quả cho sức khỏe của bản thân. 

Chữa mất ngủ bằng bài thuốc Đông y

Điều trị mất ngủ kéo dài bằng các bài thuốc Đông y sẽ hỗ trợ trị đúng căn nguyên gây ra bệnh mất ngủ, tận gốc của bệnh, điều hòa ngũ tạng, nâng cao thể trạng và sức đề kháng nên mang lại hiệu quả lâu dài. 

Người mất ngủ triền miên có thể tham khảo một số thuốc Đông y:

  • Thuốc Định tâm An thần thang
  • Thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang 
  • Thuốc Đông y Bed Time 
  • Thuốc chữa mất ngủ lâu năm Natrol Melatonin, v.v…. 

Điều trị mất ngủ triền miên bằng Vật lý trị liệu YHCT

Điều trị mất ngủ bằng YHCT cũng là một trong những sự lựa chọn tốt cho người bệnh. 

bấm huyệt chữa mất ngủ, châm cứu giúp đả thông kinh mạch, tăng cường máu lưu thông, giúp cải thiện mất ngủ toàn diện. Châm cứu trị mất ngủ được đánh giá là phương pháp trị mất ngủ hiệu quả và an toàn.

Phương pháp châm cứu được áp dụng để điều trị mất ngủ kéo dài cho người bệnh
Phương pháp châm cứu được áp dụng để điều trị mất ngủ kéo dài cho người bệnh

Châm cứu sẽ giúp giải phóng các chất nội sinh như: serotonin, endorphin. Đây là các chất giúp giảm đau, thư giãn, an thần, giảm stress và hỗ trợ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên để hiệu quả điều trị đạt mức cao nhất, bệnh nhân cần xây dựng thói quen vận động và rèn luyện thể chất thường xuyên kết hợp với vật lý trị liệu để chữa mất ngủ đêm triền miên. Cơ thể vận động sẽ giúp lưu thông máu lên não tốt hơn, duy trì được cân nặng hợp lý, giải tỏa được căng thẳng và các áp lực, ngủ ngon hơn. 

Tập yoga, chạy bộ, thiền là những bộ môn bạn có thể lựa chọn cho bản thân mình. 

  • Yoga – thiền: Các bài tập giúp người mất ngủ có thể thư giãn các cơ, rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể, tịnh tâm mang lại sự bình yên cho tâm hồn và duy trì một vóc dáng đẹp cho người tập.  Do đó, yoga chữa mất ngủ và thiền từ lâu đã trở thành sự lựa chọn giúp giải tỏa căng thẳng, xua tan mệt mỏi, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn cho người bệnh. 
  • Chạy bộ: Theo nghiên cứu đã được công bố của Trường ĐH Federal (năm 2010) chỉ ra một bài tập thể thao hiếu khí (chạy bộ) sẽ giúp tăng thêm 26% thời gian ngủ cho người mất ngủ mất ngủ đêm kéo dài. Thực hiện chạy bộ hằng ngày sẽ giúp bạn điều trị mất ngủ và cải thiện sức khỏe hiệu quả.

Mất ngủ kéo dài là một trong những bệnh lý không ít người gặp phải hiện nay, thể hiện với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, người bệnh đều bị suy nhược cơ thể rõ rệt, tinh thần căng thẳng, mất tập trung, mệt mỏi, giảm ghi nhớ và tập trung,… Việc điều trị dứt điểm là rất quan trọng để có thể ngăn chặn các tác hại do bệnh gây ra. Bệnh nhân cần nghiêm túc thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ và thay đổi các chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Như vậy, chứng mất ngủ sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

24/11

hôm nay

25/11

Ngày mai

26/11

Ngày kìa

+

Khác