Rối Loạn Lo Âu

Ngày cập nhật: 28/05/2024 Biên tập viên: Huyền Linh

Lo âu là một hiện tượng tâm lý bình thường xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên tình trạng này nếu không được kiểm soát đúng cách sẽ phát triển thành bệnh RỐI LOẠN LO ÂU. Căn bệnh này tuy đơn giản nhưng lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Người bệnh có thể tìm hiểu thêm về rối loạn lo âu, cách điều trị, phòng tránh hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân gây bệnh nên chú ý

Rối loạn lo âu tiếng Anh gọi là Anxiety disorder. Đây là dạng rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và thần kinh căng thẳng, diễn ra thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Người bệnh đôi khi không thể kiểm soát được trạng thái cảm xúc của mình. Những trải nghiệm lo lắng, sợ hãi thái quá này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức năng của cơ thể trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. 

Bệnh lo âu sợ hãi sẽ gây ra tâm lý vô cùng mệt mỏi, chán nản với cuộc sống hiện tại, khiến cho người bệnh trở nên sống khép kín, sức khỏe suy giảm, mất ngủ kéo dài. Thậm chí gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như trầm cảm, mất khả năng kiểm soát hành vi.

Rối loạn lo âu là bệnh tâm lý khá nhiều nguy hiểm và phiền phức
Rối loạn lo âu là bệnh tâm lý khá nhiều nguy hiểm và phiền phức

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lo âu thường do:

  • Sang chấn tâm lý: Người từng bị lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động, phải chịu đựng những chấn thương tâm lý hoặc chứng kiến ​​các sự kiện đau thương thường có nguy cơ phát triển bệnh cao.
  • Căng thẳng, stress kéo dài: Tình trạng căng thẳng, áp lực trong công việc, hoặc các vấn đề cuộc sống như tài chính, bệnh tật, áp lực sau sinh,… diễn ra trong một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn lo âu.
  • Tính cách cá nhân: Có một số người có xu hướng ngại tiếp xúc, sống nội tâm (người hướng nội) thường có khuynh hướng dễ bị rối loạn lo âu hơn đối tượng sống hướng ngoại.
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần khác: Tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần, đặc biệt là có triệu chứng bệnh trầm cảm sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hơn so với các trường hợp khác.
  • Trong gia đình có người thân bị rối loạn lo âu.

Những nguyên nhân này thường khá phổ biến và dễ mắc phải. Đôi khi người bệnh vô tình bị rối loạn âu lo mà không hề hay biết. Chính vì thế, mỗi người cần chủ động theo dõi trạng thái cảm xúc của bản thân, chú ý đến các biểu hiện của bệnh để tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa thần kinh kịp thời. Từ đó được tư vấn điều trị hiệu quả, phòng tránh những hệ lụy không mong muốn xảy ra.

Bị rối loạn lo âu triệu chứng như thế nào? Cách nhận biết chính xác

Bệnh lo âu hồi hộp thường có thể xác định qua những biểu hiện về mặt cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe cơ thể. Cụ thể như sau:

Biểu hiện về cảm xúc: 

  • Tâm trạng căng thẳng dẫn đến thường xuyên hoảng loạn, sợ hãi, lo lắng, bất an một cách thái quá, luôn không yên tâm với tất cả mọi sự việc dù là nhỏ nhất.
  • Khó giữ được tâm trạng bình tĩnh, dễ bị kích thích bởi một số tác động khách quan.
  • Hay nghĩ đến những điều nguy hiểm, không may mắn, không tích cực; cảm thấy đầu óc trống rỗng, lo sợ, luôn trốn tránh tiếp xúc với người khác.
Bệnh có thể khiến người mắc cảm thấy mệt mỏi cả về tinh thần và thể chất
Bệnh có thể khiến người mắc cảm thấy mệt mỏi cả về tinh thần và thể chất

Triệu chứng cơ thể:

  • Gặp vấn đề rối loạn về giấc ngủ, bị mất ngủ kéo dài, ngủ không ngon, không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn hoặc thường xuyên mộng mị.
  • Bàn tay hoặc bàn chân lạnh, đổ mồ hôi nhiều, chân tay hay có hiện tượng co quắp, tê hoặc ngứa ran khắp tay chân.
  • Các dấu hiệu khác như: Khó thở, nhịp tim đập nhanh, hay đánh trống ngực, căng cơ, chóng mặt, khô miệng, buồn nôn, người luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không có tâm trạng làm bất cứ việc gì….

Những biểu hiện rối loạn cảm xúc stress này sẽ xảy ra theo mức độ tăng dần cả về cường độ và tần suất. Bệnh nhân cần kiểm soát kịp thời, đúng cách để tránh tổn thương đến sức khỏe bản thân.

Các dạng bệnh rối loạn lo âu thường gặp – Cần phân biệt đúng để điều trị hiệu quả

Căn cứ vào nguyên nhân và biểu hiện, tình trạng lo âu căng thẳng được chia thành các dạng bệnh chủ yếu như sau:

Rối loạn lo âu lan tỏa

Hay còn gọi là rối loạn lo âu tổng quát (GAD). Đây là một dạng rối loạn lo âu đặc trưng bởi tình trạng lo âu mãn tính kéo dài, lo lắng thái quá và thần kinh căng thẳng. Bệnh xảy ra ngay cả khi có ít hoặc không có yếu tố kích động tâm lý. Tình trạng rối loạn này rất khó kiểm soát, thường xảy ra cùng với các rối loạn lo âu hoặc trầm cảm khác.

Rối loạn lo âu xã hội 

Tình trạng ám ảnh xã hội hay còn gọi là rối loạn lo âu xã hội là một loại rối loạn tâm lý ảnh hưởng từ các tình huống diễn ra trong cuộc sống xung quanh hoặc trong các mối quan hệ xã giao hàng ngày. 

Rối loạn lo âu có thể khiến người bệnh sợ hãi khi phải đối mặt với các mối quan hệ xã hội
Rối loạn lo âu có thể khiến người bệnh sợ hãi khi phải đối mặt với các mối quan hệ xã hội

Nỗi ám ảnh xã hội có thể chỉ giới hạn ở một loại tình huống nhất định. Khi tình huống đó lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc xảy ra ở mức độ nghiêm trọng sẽ khiến người bệnh bị sợ hãi và phát bệnh bất cứ lúc nào. 

Biểu hiện thể chất thường thấy là đổ mồ hôi, tay chân run lạnh, đỏ mặt, buồn nôn,...

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Ám ảnh cưỡng chế là một dạng rối loạn tâm lý mãn tính. Dấu hiệu phổ biến của bệnh này là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng ngay cả khi không có lý do chính đáng. Bệnh nhân luôn ép buộc bản thân trong 1 khuôn khổ nhất định và cảm thấy khó chịu khi người khác phá vỡ khuôn khổ đó (dù việc làm của người khác không ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh). 

Khi đó, người bệnh thường xuyên thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng như là thực hiện lặp đi lặp lại một hành động nhất định. Ví dụ, với người bị ám ảnh cưỡng chế sạch sẽ sẽ luôn tìm cách rửa tay, đếm, kiểm tra, làm sạch,… dù những việc làm đó đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong một thời điểm.

Việc thực hiện những hành động này chỉ là sự giải tỏa tạm thời, không thể điều trị dứt điểm bệnh.

Rối loạn lo âu sau chấn thương (PTSD)

Đây là một rối loạn lo âu có thể phát triển sau khi người bệnh tiếp xúc với một sự kiện hoặc thử thách đáng sợ đe dọa đến mạng sống. 

Những chấn thương tâm lý cực mạnh có thể dẫn người bệnh đến trạng thái âu lo liên tục
Những chấn thương tâm lý cực mạnh có thể dẫn người bệnh đến trạng thái âu lo liên tục

Người có nguy cơ mắc tình trạng bệnh này là: Người trải qua chiến tranh, bị thương tích nghiêm trọng, bị bạo lực tình dục, bạo hành về thể xác, người đã trải qua hoặc chứng kiến tai nạn,…

Bệnh lý rối loạn lo âu này có thể khiến người bệnh bị ám ảnh cả đời nếu không tìm được cách tháo gỡ giúp người bệnh thoải mái hoặc lãng quên đi.

Rối loạn hoảng sợ 

Đặc trưng của tình trạng rối loạn hoảng sợ là những đợt căng thẳng ngắn, lo lắng hoặc sợ hãi tột độ; thường xảy ra trước một sự kiện hoặc công việc gì đó. Tuy nhiên, người bệnh thường có suy nghĩ theo hướng tiêu cực, không kiểm soát được cảm xúc. Vì thế càng khiến cho sự việc diễn biến tồi tệ hơn.

Các triệu chứng thực thể thường gặp bao gồm đau ngực, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt đổ mồ hôi hoặc đau bụng. 

Rối loạn do phân ly

Đây là nỗi sợ hãi khi chia ly với người đã gắn bó thân thiết. Rối loạn này thường xảy ra ở trẻ em vào lúc trẻ 8 đến 12 tháng tuổi và sẽ biến mất khi trẻ được 2 tuổi.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng lo sợ bởi tâm lý chia ly
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng lo sợ bởi tâm lý chia ly

Tuy nhiên, người trưởng thành cũng rất hay gặp phải tình trạng bệnh này. Nhất là những người đã từng trải qua tan vỡ, chia tay. Thông thường, bệnh sẽ khiến người bị lo xa, không an tâm trong các mối quan hệ hiện tại, luôn nghĩ tiêu cực đến việc phải chia xa. Vì thế tâm trạng thường không vui, không cảm thấy hạnh phúc.

Mỗi dạng bệnh đều có những đặc trưng khác nhau để nhận biết. Tương ứng theo đó cũng là cách xử lý phù hợp. Bệnh nhân nên đi khám để được các chuyên gia tư vấn, hướng dẫn cụ thể hơn.

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Bệnh lo âu được coi là một trong những căn bệnh CỰC KỲ NGUY HIỂM. Vì bệnh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra nhiều hành động khó kiểm soát, đôi khi để lại những hậu quả xấu ảnh hưởng đến cuộc sống như: 

  • Cảm giác bất an, sợ hãi, lo lắng,… sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản và mất đi ý chí sống, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực như tự tử hay tự làm đau bản thân.
  • Người bệnh trở nên sống khép kín, ngại giao tiếp xã hội. Từ đó khiến các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống trở nên tồi tệ hơn.
  • Sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mất ngủ và gặp các vấn đề về tiêu hóa.
  • Tình trạng bệnh có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Trầm cảm, khó ngủ, đau đầu mãn tính, lạm dụng chất kích thích,… 
Rối loạn âu lo nếu không được xử lý tận gốc có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng sức khỏe người bệnh
Rối loạn âu lo nếu không được xử lý tận gốc có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng sức khỏe người bệnh

Đối với người bị rối loạn lo âu, cuộc sống luôn không có sự thoải mái, vui vẻ, không cảm thấy hạnh phúc. Đó là một điều thiệt thòi rất lớn. 

Bệnh âu lo sợ hãi có chữa được không? 

Bệnh lo âu sợ hãi CÓ THỂ HOÀN TOÀN CHỮA KHỎI nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị ngay khi bệnh chưa trở nên trầm trọng. Do đó, căn cứ vào nguyên nhân và dấu hiệu nhận diện, hãy kịp thời thăm khám để được hướng dẫn điều trị kịp thời.

Các bác sĩ tiến hành chẩn đoán tình trạng bệnh bằng các biện pháp như sau:

  • Đánh giá tâm lý: Thông qua các câu hỏi chuyên môn để đánh giá suy nghĩ, cảm giác, hành vi giúp chẩn đoán và kiểm tra biến chứng bệnh liên quan. Tuy nhiên tình trạng rối loạn lo âu thường đi kèm trầm cảm nên sẽ gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán.
  • So sánh triệu chứng của người bệnh với công cụ DSM-5: Đây là công cụ giúp việc chẩn đoán đạt kết quả chính xác hơn.

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, các bác sĩ, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Gợi ý các cách điều trị rối loạn lo âu thường được áp dụng

Sau khi tiến hành chẩn đoán, căn cứ vào dấu hiệu bệnh cũng như một số điều kiện liên quan, bác sĩ chỉ định người bệnh điều trị bằng những phương pháp tương ứng.

Rối loạn lo âu uống thuốc gì? Lời khuyên từ bác sĩ Tây y

Tây y là phương pháp thường được ưu tiên nhiều trong điều trị các bệnh, trong đó có cả rối loạn lo âu. Thuốc có tác dụng nhanh, hình thức sử dụng đơn giản nên phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. 

Bệnh nhân cần được đưa đến bác sĩ tâm lý để biết cách điều trị phù hợp nhất
Bệnh nhân cần được đưa đến bác sĩ tâm lý để biết cách điều trị phù hợp nhất

Một số thuốc Tây y có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh thường được bác sĩ sử dụng là:

Dùng thuốc chống lo âu

Tiêu biểu là Benzodiazepines. Đây là nhóm thuốc an thần có ưu điểm làm giảm bớt lo âu nhanh chóng, trong vòng 30 – 90 phút. Các thuốc thường dùng gồm: Alprazolam (xanax), chlordiazepoxide (librium), diazepam (valium), clonazepam (klonopin) và lorazepam (ativan).  

Các loại thuốc này có tác dụng phụ là: Gây lảo đảo, choáng váng, khi dùng liều cao có thể gây rối loạn trí nhớ, thần kinh không được tỉnh táo vì thế người bệnh không vận hành được máy móc, gặp khó khăn khi lái xe,…  Bên cạnh đó, nhược điểm của loại thuốc này là gây phụ thuộc thuốc nếu dùng liên tục trong vài tuần. Vì vậy, loại thuốc này chỉ được kê đơn dùng trong thời gian ngắn để giúp người bệnh vượt qua giai đoạn đặc biệt căng thẳng.

Buspirone (BuSpar): Đây là một trong những loại thuốc thường dùng để điều trị rối loạn lo âu. Nhược điểm của loại thuốc này là phải sử dụng trong vài tuần mới cải thiện được các triệu chứng, tuy nhiên ưu điểm là không gây lệ thuộc thuốc. 

Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng kiểm soát rối loạn lo âu nhờ một số thành phần chất dẫn truyền thần kinh. Các thuốc thường dùng gồm: Fluoxetine (prozac), imipramine (tofranil), paroxetine (paxil), venlafaxine (effexor), escitalopram (lexapro) và duloxetine (cymbalta).

Thuốc Tây y chỉ có thể giúp an thần, đánh lừa cảm giác của người bệnh trong 1 thời gian
Thuốc Tây y chỉ có thể giúp an thần, đánh lừa cảm giác của người bệnh trong 1 thời gian

Lưu ý: Thuốc Tây y điều trị rối loạn lo âu có tác dụng giúp người bệnh ổn định tâm lý trong thời gian ngắn, tuy nhiên lại để lại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là chức năng gan, thận, dạ dày. Hơn nữa, cách chữa này thường không có tác dụng dứt điểm bệnh. Các triệu chứng lo âu vẫn có thể quay trở lại nhanh chóng.

Trong trường hợp lạm dụng thuốc còn có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Nếu thấy có các triệu chứng bất thường, phải dùng ngay và báo lại để được điều chỉnh kịp thời.

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y – Những bài thuốc định tâm, an thần lành tính

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh. Hầu hết các bài thuốc này đều có thành phần từ các vị thuốc lành tính, dược tính cao trong bồi dưỡng cơ thể, cân bằng khí huyết, ổn định thần kinh, định tâm, an thần. 

Một số bài thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh lo âu được khuyến khích sử dụng như:

  • Bài thuốc 1: Tiểu hồi hương, Thục phụ tử long đản thảo, Long xỉ, Sơn thù du, Trần bì, Thục địa đản nam tinh và Ngô thù du. Các vị thuốc sắc với nước uống hàng ngày, dùng trong vòng 1 – 2 tháng để giảm các triệu chứng hồi hộp, lo âu.
  • Bài thuốc 2: Táo nhân, Sinh long mẫu, Nguyên nhục, Thái tử sâm, Thạch xương bồ, Bách hợp, Liên tử tâm, Trần bì,  Phục linh, Phù tiểu mạch, Thần sa và Chích cam thảo. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc với nước uống mỗi ngày, kiên trì sử dụng đến khi các chứng bệnh suy giảm.
  • Bài thuốc 3: Bạc hà, Sài hồ, Phục thần, Bạch truật, Sinh địa, Gừng nướng, Cam thảo, Táo, Trần bì, Mạch môn, Hàng cầm và Bán hạ. Tất cả sắc với nước, chia uống 3 lần mỗi ngày. 
Thuốc Đông y giúp đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe người bệnh
Thuốc Đông y giúp đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe người bệnh

Các bài thuốc Đông y ngoài tác dụng điều trị triệu chứng bệnh còn giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe cho người dùng. Bên cạnh đó, các bài thuốc này sử dụng nguồn thảo dược thiên nhiên nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không lo biến chứng có hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, tác dụng của thuốc khá chậm, người bệnh cần kiên trì mới thấy có được hiệu quả. Với một số trường hợp bệnh lý mãn tính, việc dùng thuốc sẽ có hiệu quả cao hơn khi người bệnh biết cách dùng Đông y kết hợp cùng các liệu pháp tâm lý, chữa bệnh không dùng thuốc khác. 

Những lưu ý cần ghi nhớ khi điều trị bệnh

Để việc điều trị bệnh có hiệu quả cao nhất, ngoài việc lựa chọn đúng phương pháp tác động, bệnh nhân cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Cung cấp thông tin trung thực cho bác sĩ trước và trong quá trình điều trị để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân bệnh, từ đó đưa ra phương án giải quyết tốt nhất. 
  • Kiên trì điều trị: Dù sử dụng thuốc hay các giải pháp điều trị khác thì đều cần một thời gian mới có thể thấy được tác dụng. Vì vậy, người bệnh phải kiên trì và tin tưởng vào bác sĩ.
  • Tuân thủ đúng phác đồ: Khi điều trị, người bệnh cần uống thuốc và thực hiện theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng hay ngưng thuốc.
  • Nếu quá trình dùng thuốc gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, cần nói với bác sĩ ngay để có những điều chỉnh phù hợp. 
  • Có lối sống lành mạnh, giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng hoặc kích thích thần kinh. Bên cạnh đó cần đảm bảo giấc ngủ hàng ngày, nếu có dấu hiệu mất ngủ thường xuyên cần báo lại bác sĩ điều trị.
  • Tập luyện các bài tập thể thao hàng ngày cũng là giải pháp giúp người bệnh giải tỏa tâm lý và có kết quả điều trị bệnh tốt hơn. Người bệnh có thể tập các bài tập yoga chữa rối loạn lo âu hoặc chơi các môn thể thao để nâng cao sức khỏe và điều trị bệnh.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế dung nạp chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn. Cần bổ sung các thực phẩm giàu acid béo omega-3 và các loại vitamin, khoáng chất trong bữa ăn hằng ngày.
  • Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác để khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi theo hướng dẫn từ bác sĩ để phòng tránh, điều trị bệnh có hiệu quả hơn
Hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi theo hướng dẫn từ bác sĩ để phòng tránh, điều trị bệnh có hiệu quả hơn

Rối loạn lo âu là bệnh về tâm lý cực kỳ nguy hiểm nếu không được giải quyết kịp thời. Hy vọng những thông tin và gợi ý trên đây đã giúp bạn biết cách làm sao phát hiện bệnh cũng như biết đâu là giải pháp tốt, điều trị hiệu quả nhất. Hãy lựa chọn đúng để nhanh chóng khỏi bệnh, luôn có tâm lý thoải mái và cuộc sống hạnh phúc.

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh