Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Mất Ngủ Người Lớn Tuổi Là Gì? Làm Sao Để Chữa Trị Hiệu Quả?
Mất ngủ người lớn tuổi là tình trạng rất thường gặp, khiến người bị thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chất lượng đời sống sụt giảm rõ rệt. Theo đó, cần phải xác định được nguyên nhân xảy ra mất ngủ là do đâu để có phương án điều trị phù hợp nhất.
Mất ngủ người lớn tuổi là gì, biểu hiện thế nào?
Người lớn tuổi bị mất ngủ là tình trạng rất thường xuyên xảy ra, có thể gặp phải vào bất cứ thời điểm nào. Chúng ta đều biết, giấc ngủ có ý nghĩa rất quan trọng với sức khỏe, là thời điểm cơ thể thư giãn cũng như hồi phục năng lượng sau một ngày dài. Tuy nhiên, đa số người lớn tuổi mất ngủ liên tục và từ đó càng tăng thêm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Những triệu chứng thường gặp nhất ở người lớn tuổi khó ngủ phải kể tới như:
- Luôn mất rất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ.
- Nếu bị giật mình tỉnh giấc, sẽ không thể ngủ lại hoặc rất lâu sau mới có thể vào giấc.
- Ngủ thường mộng mị, chập chờn, tỉnh dậy từ sớm và có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
- Mất ngủ người lớn tuổi còn có cả triệu chứng gây buồn ngủ ban ngày nhưng khó ngủ về đêm, thường bị giảm sự tập trung và ghi nhớ.
Mất ngủ ở người lớn tuổi do nguyên nhân gì?
Có rất nhiều yếu tố kích thích gây ra mất ngủ người lớn tuổi. Việc nhận biết được nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng và có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng này. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, bệnh mất ngủ thường hình thành bởi:
Do bệnh lý:
- Các chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày sẽ gây ra ợ chua, ợ hơi, khi nằm càng có cảm giác khó chịu hơn. Bệnh nhân lúc này có thể bị khó thở, bụng ấm ách khó chịu dẫn tới mất ngủ.
- Bệnh về phổi và tim mạch: Chức năng hoạt động của hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng khi có các vấn đề tại phổi, tim mạch. Lúc này, các giấc ngủ thường bị gián đoạn, khó ngủ sâu liền mạch tới sáng.
- Bệnh về tiết niệu: Giấc ngủ đêm bị cản trở cũng bởi yếu tố người bệnh phải thức giấc đi tiểu liên tục do tiết niệu có vấn đề.
- Các vấn đề xương khớp: Khi tuổi tác càng lớn, xương khớp ngày càng yếu, dễ bị thoái hóa, gout, thoát vị, viêm khớp, từ đó các cơn đau nhức khiến bệnh nhân mất ngủ về đêm. Đau buốt có thể diễn ra trong nhiều đêm liên tục và ngày càng có xu hướng nắng hơn. Lúc này bệnh nhân sẽ mệt mỏi khó chịu vô cùng.
- Thần kinh thoái hóa: Parkinson và Alzheimer là 2 chứng bệnh thần kinh có ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ, làm mất ngủ người lớn tuổi và thường có tinh thần mơ màng, lơ đễnh, nhớ trước quên sau,…
Không gian nghỉ ngơi:
Không gian ngủ nghỉ hàng ngày nếu bị làm ồn, có nhiều ánh sáng chói mắt sẽ gây cản trở giấc ngủ của mọi người. Đặc biệt người cao tuổi thường rất nhạy cảm, có thể dễ dàng tỉnh giấc bởi các tiếng động nhỏ. Ngoài ra, nếu phòng ngủ quá bí, không khí ngột ngạt hoặc có những mùi hương quá hắc cũng sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới giấc ngủ. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân cần phải quan tâm.
Mất ngủ người lớn tuổi do ít vận động:
Người lớn tuổi thường sẽ ít vận động hơn, xương khớp đau nhức gây cản trở các hoạt động hàng ngày, quá trình trao đổi chất cũng không còn tốt như trước. Do đó, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày nhưng đến tối lại rất khó vào giấc, ngủ mộng mị, trằn trọc không ngon.
Cách trị mất ngủ cho người lớn tuổi hiệu quả nhất
Nguyên nhân mất ngủ ở người lớn tuổi sau khi đã được xác định chính xác sẽ có các biện pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo cách chữa của Tây y, Đông y, mẹo dân gian. Tùy theo từng mức độ bệnh lý, các bác sĩ sẽ hướng dẫn tư vấn chi tiết. Dưới đây là cụ thể các phương pháp có thể áp dụng cho người bị bệnh mất ngủ.
Một số mẹo dân gian trị mất ngủ
Cách trị bệnh mất ngủ ở người lớn tuổi bằng mẹo dân gian từ lâu đã được áp dụng với rất nhiều công thức khác nhau. Đa số đều là các cách làm rất đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm và giá thành tương đối tiết kiệm. Hơn nữa hiệu quả thu được khá cao, có độ an toàn, lành tính tốt nên bệnh nhân có thể tham khảo.
Trị bệnh mất ngủ người lớn tuổi bằng tâm sen
Trong đông y, tâm sen được cho là có thể giúp con người giải nhiệt, ổn định thần kinh và hạ huyết áp. Chính vì vậy tâm sen được dùng để chữa chóng mặt, đau đầu, giảm lo lắng, và bệnh mất ngủ người lớn tuổi.
- Người dùng có thể sao khô tâm sen.
- Mỗi lần dùng lấy 2-3g đun cùng với nước để uống.
- Tâm sen có thể dùng hàng ngày.
Trị bệnh mất ngủ người lớn tuổi bằng long nhãn tươi
Trong dân gian, long nhãn tươi được biết đến như một vị thuốc giúp an thần và điều trị bệnh mất ngủ kéo dài hiệu quả.
- Lấy 100g long nhãn tươi đun với 200ml nước.
- Dùng khi còn ấm và trước khi đi ngủ tầm 30 đến 60 phút trước khi đi ngủ để giúp lưu thông máu, giảm bớt căng thẳng giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Một trong những bài thuốc chữa mất ngủ người cao tuổi có hiệu quả là bài thuốc từ hạt sen.
- Dùng 30g đậu đen cùng 15g hạt sen để cả tim sao vàng lên, 15g lá vông, 20g lá dâu tằm, 15g lạc tiên, 8g thảo quyết minh
- Sao vàng sắc lên uống liên tục trong 1 tháng. Bạn sẽ thấy triệu chứng mất ngủ được cải thiện rõ rệt.
Các bài thuốc dân gian có ưu điểm là các loại thảo mộc tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiệu quả của nó không thể một sớm một chiều, đòi hỏi sự kiên trì.
Thuốc trị mất ngủ cho người lớn tuổi trong Đông y
Đông y có rất nhiều bài thuốc được nghiên cứu điều chế để khắc phục tốt tình trạng mất ngủ người lớn tuổi. Các vị thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên, cho tác dụng mạnh mẽ, hiệu quả rõ rệt, đi sâu vào căn nguyên gây bệnh. Bệnh nhân vừa có thể cải thiện giấc ngủ, vừa nâng cao sức khỏe tổng thể, bồi bổ khí huyết, thanh lọc cơ thể.
Quy tỳ thang của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Bài thuốc này phù hợp cho người bị mất ngủ do nguyên nhân liên quan đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, cơ thể yếu…. kèm triệu chứng đêm ngủ không yên, thường xuyên tỉnh dậy, lưỡi nhạt, người uể oải.
Bạn cần chuẩn bị:
- 8g viễn chí, 6g mộc hương, 16g chích hoàng kỳ, 20g hắc táo nhân, chích cam thảo – đại táo – bạch truật – đương quy – sinh khương mỗi vị 4g, 12g nhân sâm.
- Cho thảo dược vào nồi đất, thêm 500ml.
- Sắc đến khi còn 200ml thì chia thành 3 lần để uống trong ngày.
- Mỗi ngày chỉ 1 thang.
Định Tâm An thần khang
Đây là bài thuốc Đông y được Trung tâm thuốc Dân tộc nghiên cứu, phát triển. Bài thuốc này có gần 30 loại vị thuốc. Từ đó nó giúp tạo hiệu quả trị mất ngủ tốt. Bài thuốc có các công dụng bao gồm: trừ tà trong cơ thể, thanh lọc và giải độc, bồi bổ khí huyết, cân bằng âm dương và phục hồi khí huyết.
Nhất Nam Định Tâm Khang
Bài thuốc này do Viện Nghiên cứu và Phát triển y dược cổ truyền dân tộc nghiên cứu và phát triển. Đây là bài thuốc bí truyền từ gần 30 loại dược liệu cổ truyền để đặc trị mất ngủ. Một số loại thuốc có trong bài thuốc như đẳng sâm, táo nhân, long nhãn, lạc tiên, bá tử nhân hoàng kì đều là những vị thuốc giúp tăng cường cơ thể, khí huyết, giúp an thần, dễ ngủ.
Trị mất ngủ bằng thuốc Tây
Tây y có các phương thuốc trị mất ngủ phát huy hiệu quả rất nhanh, kích thích giấc ngủ tới dễ dàng, ngủ sâu liền mạch tới sáng. Thuốc có nhiều loại với các liều lượng khác nhau sẽ được kê đơn cụ thể với từng đối tượng bệnh nhân. Hiện nay, người bệnh thường sẽ được chỉ định sử dụng một số loại phổ biến gồm:
Thuốc ngủ Rotunda: Là thuốc ngủ rất quen thuộc hiện nay, cho tác dụng chấm dứt tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Thành phần: Rotundin 300mg và một số thành phần khác.
- Công dụng: An thần, đẩy lùi stress căng thẳng, giúp bệnh nhân nhanh chóng vào giấc, ngủ ngon hơn, không còn tình trạng tỉnh dậy giữa chừng. Các cơn đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh theo đó cũng dịu đi đáng kể.
- Cách dùng: Thuốc uống theo liều lượng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Giá bán tham khảo: 58.000đ/hộp.
Thuốc trị mất ngủ người lớn tuổi Drexler: Đây cũng là một trong những loại thuốc được dùng nhiều hiện nay. Người bệnh sẽ thấy tình trạng rối loạn giấc ngủ, trằn trọc, khó vào giấc, tỉnh dậy quá sớm đều thuyên giảm một cách đáng kể.
- Thành phần: Zopiclone.
- Công dụng: Kích thích cảm giác buồn ngủ, bệnh nhân dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Giấc ngủ kéo dài tới sáng, giảm hiện tượng căng thẳng stress, mệt mỏi.
- Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 viên nhưng không dùng quá 10 ngày.
- Giá bán tham khảo: 200.000đ/hộp.
Thuốc ngủ Sulpiride: Có khá nhiều bệnh nhân đã sử dụng loại thuốc này và đều cho đánh giá khá tốt. Giấc ngủ không còn bị mộng mị, tỉnh giấc giữa chừng, người dùng dễ vào giấc hơn, tinh thần có sự thoải mái và sảng khoái hơn đáng kể.
- Thành phần: Sulpiride.
- Công dụng: Giúp người bệnh dễ ngủ hơn, ngủ sâu và không còn mộng mị, đẩy lùi tình trạng căng thẳng, lo lắng.
- Cách dùng: Các bác sĩ sẽ hướng dẫn kê đơn tùy theo từng trường hợp bệnh nhân.
- Giá bán tham khảo: 25.000đ/hộp.
Ngoài ra, còn có một số nhóm thuốc trị mất ngủ khác sẽ được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị để cho tác dụng tốt nhất. Ví dụ như:
- Nhóm có Benzodiazepin: Nhóm này hiện nay được sử dụng nhiều nhất. Tuy ít nguy hiểm hơn nhưng bạn dễ bị lệ thuộc vào thuốc. Hoặc có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn như chóng mặt, lú lẫn,…Một số loại thuốc của nhóm này như: Estazolam, Oxazepam, Flurazepam, Temazepam…
- Nhóm các loại thuốc thế hệ mới như Zaleplon, Eszopiclone… Những loại thuốc này là loại thuốc mới trên thị trường. Do đó tác dụng phụ có phần ít hơn. Tuy nhiên phải có sự tư vấn, kê đơn từ bác sĩ.
So với bài thuốc Đông y trị mất ngủ, thuốc tây y có tác dụng trực tiếp và nhanh nhất giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ nhưng nếu dùng thời gian dài sẽ bị phụ thuộc vào thuốc, tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh về dạ dày do tác dụng phụ của thuốc. Do đó bạn nên điều trị theo lời khuyên của bác sĩ để hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phương pháp vật lý trị liệu điều trị mất ngủ
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc trị mất ngủ, dùng vật lý trị liệu cũng là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay. Kỹ thuật này sẽ tác động tới toàn cơ thể, giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng ở hệ thần kinh một cách tốt nhất. Bệnh nhân hãy tới các cơ sở vật lý trị liệu để được tiến hành thực hiện bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn, kinh nghiệm.
- Sử dụng điện trường cao áp. Phương pháp này giúp điều hòa các chức năng thần kinh thực vật.
- Sử dụng điện phân để dẫn thuốc an thần vào vùng trán gáy.
- Sử dụng từ trường xuyên sọ: Phương pháp này giúp tăng cường tuần hoàn của não và tăng dường điều hòa phần trương lực của thần kinh.
- Sử dụng Ion tĩnh điện: Phương pháp này giúp giảm sự hưng phấn của thần kinh trung ương. Từ đó giúp bạn tránh mất ngủ.
- Phương pháp châm cứu bấm huyệt: Phương pháp này chủ yếu được bác sĩ Đông y thực hiện. Bác sĩ sẽ dùng tay để bấm huyệt chữa mất ngủ hoặc dùng kim châm cứu trị mất ngủ vào các huyệt đạo. Các huyệt đạo này sẽ phần nào hỗ trợ bạn ngủ ngon.
- Điện châm: Đây là phương pháp ứng dụng giữa châm cứu của y học cổ truyền và dòng điện của y học hiện đại. Phương pháp này dùng máy điện tử để tạo ra dòng điện với tần số tương thích tùy mục đích kích thích huyệt vị. Bác sĩ sẽ châm kim vào các huyệt vị để trị mất ngủ và kích thích bằng dòng điện tạo ra từ máy.
- Thủy châm cũng là một phương pháp chữa bệnh kết hợp châm cứu và Tây y. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêm vào các huyệt vị để điều trị mất ngủ.
- Cấy chỉ chữa mất ngủ: Là thủ thuật cấy đoạn chỉ catgut (tự tiêu 15-20 ngày) vào huyệt đạo đã được xác định, tác động liên tục trong nhiều ngày, hiệu quả như châm cứu tuy nhiên ưu điểm là không mất nhiều giời gian trị liệu liên tục như châm cứu.
Các biện pháp vật lý trị liệu tác động trực tiếp lên cơ thể của người. Do đó bạn cần khám tổng quát và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ.
Cách phòng ngừa mất ngủ ở người lớn tuổi
Khi cao tuổi, cơ thể sẽ sản sinh ra lượng hormone tăng trưởng thấp hơn. Điều này ảnh hưởng đến lượng melatonin cũng được sản xuất ít hơn. Đây là chất giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Chính vì vậy, người già thường hay trải qua các giấc ngủ không sâu và dễ thức dậy vào buổi sáng sớm.
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Để khắc phục tình trạng này, người già nên đi ngủ sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng. Ngoài ra bạn cũng nên theo dõi tình trạng giấc ngủ, giờ thường thức dậy để căn chỉnh giờ đi ngủ cho phù hợp. Chỉ cần đảm bảo đủ số giờ cần thiết, bạn sẽ khắc phục được tình trạng mất ngủ của mình.
Nếu bạn muốn cải thiện mức medoline trong cơ thể, hãy tắm nắng khoảng hai giờ mỗi ngày. Nó chỉ tốt cho chúng ta trước 8h sáng và sau 4h chiều.
Hãy giữ thói quen đi ngủ đều đặn để có được giấc ngủ ngon hơn. Bạn cần duy trì một lịch trình ngủ nhất quán.
Đảm bảo thực hiện chế độ ăn khoa học và phù hợp
Cùng với các phương pháp điều trị mất ngủ ở trên, người bệnh cũng phải chú ý cả tới chế độ ăn uống mỗi ngày. Bổ sung thực phẩm đúng cách sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình trao đổi chất, giảm tải áp lực tại hệ thần kinh và mạch máu, kích thích tăng cường sức khỏe tổng thể, từ đó giấc ngủ sẽ ngày càng chất lượng hơn.
- Hạn chế dùng cà phê, trà, soda và socola vào cuối ngày
- Tránh uống rượu hoặc các đồ uống có cồn trước khi đi ngủ. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng rượu sẽ làm cho bạn buồn ngủ và có giấc ngủ sâu.
- Nếu bạn có cảm giác đói trước khi đi ngủ, hãy ăn nhẹ như ngũ cốc ít đường hay sữa ấm.
- Cắt giảm các thức ăn có đường và tinh bột. Việc ăn nhiều đường và các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì, cơm, khoai tây chiên sẽ khiến bạn thức giấc vào ban đêm.
- Đảm bảo bữa ăn chính của bạn cách khoảng 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ. Hãy đảm bảo cho dạ dày có thời gian tiêu hóa hết các thức ăn trong bữa chính trước khi đi ngủ.
- Giảm thiểu uống chất lỏng trước khoảng một tiếng rưỡi trước khi ngủ để tránh việc ban đêm phải thức dậy đi vệ sinh.
Tập thể dục phù hợp với độ tuổi
Tập thể dục là một biện pháp hữu hiệu trong việc cải thiện chất lượng của giấc ngủ. Theo một nghiên cứu, những người tham gia tập thể dục đảm bảo được mỗi ngày khoảng 20 phút có kết quả về chất lượng giấc ngủ khả quan.
Tuy nhiên, giờ đây, khi bạn đã có tuổi, bạn cần phải tránh các vận động mạnh. Vì vậy, hãy chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, vận động phù hợp với độ tuổi của bạn. Nếu không chắc chắn, hãy tìm đến chuyên gia để xin tư vấn.
Không gian phòng ngủ yên tĩnh
Người cao tuổi thường rất nhạy cảm với âm thanh, chúng là một trong những nguyên nhân khiến họ khó ngủ. Vì vậy hãy đảm bảo môi trường phòng ngủ của bạn yên tĩnh, tối, mát mẻ và giường ngủ thoải mái với bạn.
Khi càng cao tuổi, chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn với tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ. Tránh việc xem tivi hoặc các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để tránh việc não bộ phải làm việc căng thẳng.
Học cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, những lo lắng trong cuộc sống. Lúc về già, bạn hãy cố gắng tận hưởng cuộc sống ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất. Hãy thưởng cho mình một bản nhạc êm dịu hay đọc một cuốn sách khiến bạn cảm thấy thoải mái.
Hãy dành thời gian nhiều hơn cho bản thân bằng cách giao lưu với bạn bè hay tham gia các hoạt động đoàn thể. Tránh việc nghĩ rằng bản thân không có việc làm sẽ gây ra các suy nghĩ tiêu cực. Hãy lên danh sách các nhiệm vụ hàng ngày cần thực hiện và hoàn thành chúng.
Mất ngủ người lớn tuổi là tình trạng không còn xa lạ hiện nay và cũng có rất nhiều phương pháp để có thể điều trị. Theo đó, bệnh nhân trước tiên cần tới các cơ sở y tế để thăm khám cụ thể, tuân thủ theo phác đồ chữa trị của các bác sĩ. Không nên tự ý mua các loại thuốc ngủ về dùng tại nhà sẽ dễ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Triệu chứng:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn
Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.