Mất Ngủ Buồn Nôn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Ngày cập nhật: 07/03/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Hiện tượng mất ngủ buồn nôn thông thường xuất phát từ những căng thẳng tâm lý hoặc suy giảm nội tiết tố trong cơ thể, bên cạnh đó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý đa khoa nguy hiểm. Do đó, khi các triệu chứng mất ngủ, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn xuất hiện, chúng ta không thể chủ quan lơ là.

Tại sao bạn thường xuyên bị mất ngủ buồn nôn?

Mất ngủ nhiều có thể gây ra buồn nôn bởi thiếu ngủ làm gia tăng căng thẳng và mệt mỏi cho cơ thể, có thể dẫn tới chán ăn và suy nhược; từ đó gây ra các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Bên cạnh đó, mất ngủ và buồn nôn rất có thể là 2 triệu chứng xuất hiện song hành khi cơ thể đang có bệnh. Vậy buồn nôn mất ngủ là bệnh gì? Dưới đây là các nguyên nhân cần được xem xét tới:

  • Rối loạn tuần hoàn máu não: là hiện tượng xảy ra khi não không nhận được đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết, gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn tuổi hoặc người ít vận động khiến chức năng tuần hoàn máu suy giảm.
  • Rối loạn tiền đình: là bệnh lý biểu hiện với các triệu chứng điển hình như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mất ngủ. Xảy ra khi quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn, khiến cơ quan này không thể thực hiện tốt chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể.
  • Hạ đường huyết: khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, lượng đường huyết trong máu sẽ xuống thấp, do đó làm xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và gây ra mất ngủ.
  • Đau nửa đầu: người mắc phải hội chứng này sẽ phải chịu đựng những cơn đau đầu như như búa bổ kéo dài từ 4-72 giờ đi kèm các triệu chứng chán ăn, mất ngủ, sợ ánh sáng và tiếng động.
  • Rối loạn nội tiết tố: suy giảm nội tiết tố trong cơ thể dẫn tới hiện tượng trằn trọc khó ngủ, chán ăn và buồn nôn. Nguyên nhân gây mất ngủ buồn nôn này thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Bệnh lý tâm thần: các bệnh lý tâm thần như rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ, trầm cảm, hưng cảm… là nhóm nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng buồn nôn mất ngủ.
  • Các bệnh lý khác: các bệnh lý đa khoa như bệnh tim mạch, xương khớp, dạ dày… gây ra các cơn đau nhức, làm ảnh hưởng tới tuần hoàn máu và chức năng tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và gây ra các triệu chứng chán ăn, chóng mặt, buồn nôn.
Mất ngủ buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm
Mất ngủ buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.

Triệu chứng mất ngủ và buồn nôn

Tình trạng mất ngủ buồn nôn có thể xuất hiện theo từng đợt ngắn hoặc dài ngày và thường biểu hiện với các triệu chứng dưới đây:

  • Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, dễ thức dậy giữa đêm.
  • Thời gian ngủ thường ít hơn 5 tiếng, khi đã thức giấc thì rất khó ngủ lại.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, lờ đờ sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đầu óc trở nên thiếu minh mẫn và kém tập trung.
  • Cơn chóng mặt, buồn nôn xuất hiện sau khi thức giấc hoặc vào mỗi lần trở mình trong lúc ngủ.
  • Có cảm giác chán ăn và buồn nôn sau khi ăn.

Các triệu chứng mất ngủ và buồn nôn kể trên cần được đặc biệt lưu tâm và sớm có biện pháp khắc phục vì nếu để kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.

Mất ngủ chán ăn buồn nôn nguy hiểm như thế nào?

Mất ngủ buồn nôn có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, người bệnh thông thường sẽ phải đối mặt với các vấn đề sau:

  • Nhan sắc bị tàn phá do một loạt các ảnh hưởng từ mất ngủ như sạm da, rụng tóc, thâm quầng mắt.
  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung khiến hiệu suất học tập và làm việc suy giảm.
  • Tâm trạng thất thường, tiêu cực, dễ cáu gắt và kích động.
  • Suy nhược cơ thể và suy giảm sức đề kháng dẫn tới sụt cân nhanh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Thể trạng yếu và tinh thần mệt mỏi làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xuất huyết não ở các bệnh nhân.
Mất ngủ làm ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tập trung và gây suy giảm trí nhớ, làm giảm năng suất học tập và làm việc
Mất ngủ là tác nhân gây suy giảm trí nhớ và kém tập trung, làm giảm năng suất học tập và làm việc.

Tình trạng mất ngủ buồn nôn nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy sức khỏe khó lường. Nếu để kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Do vậy nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau nhiều ngày liên tiếp, bệnh nhân nên sớm đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị kịp thời.

Điều trị mất ngủ buồn nôn

Có 3 biện pháp chính để điều trị mất ngủ buồn nôn, bao gồm dùng thuốc Tây y, điều trị bằng Đông y và áp dụng các bài thuốc dân gian từ thảo mộc tự nhiên. Việc sử dụng thuốc Đông y và Tây y cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc điều trị sẽ được chỉ định phù hợp dựa trên nguyên nhân và tình trạng bệnh. Nếu tình trạng mất ngủ, buồn nôn, chóng mặt do các bệnh lý liên quan gây nên, người bệnh cần điều trị triệt để nguyên nhân mới có thể khắc phục được triệu chứng. Nội dung dưới đây sẽ chỉ tập trung giới thiệu các loại thuốc và bài thuốc điều trị mất ngủ.

Dùng thuốc Tây y trị mất ngủ buồn nôn chóng mặt

Thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc bình thần, thuốc an thần, thuốc chống loạn thần và thuốc trị trầm cảm là các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị mất ngủ buồn nôn.

Các loại thuốc trị mất ngủ như thuốc an thần, thuốc bình thần... là thuốc kê đơn cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Các loại thuốc điều trị mất ngủ như thuốc an thần, thuốc bình thần… là thuốc kê đơn cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Nhìn chung, thuốc Tây y thường phát huy hiệu quả tức thì sau khi sử dụng, giúp người bệnh nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên sau khi thức dậy, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi thay vì sảng khoái và tỉnh táo sau một đêm ngon giấc. Các loại thuốc trị mất ngủ kể trên hơn nữa đều tác động mạnh tới hệ thần kinh và có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan bộ phận khác khi được sử dụng trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, hiện tượng nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc cũng rất dễ xảy ra. Do vậy để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh chỉ được sử dụng các loại thuốc trên theo đơn kê của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng.

Điều trị mất ngủ buồn nôn bằng thuốc Đông y

Điều trị mất ngủ bằng Đông y cho hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây nhưng lại an toàn, ít gây tác dụng phụ, không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn khắc phục được căn nguyên gây bệnh. Sử dụng thuốc Đông y còn giúp bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ nâng cao miễn dịch và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Quý vị có thể tham khảo một số bài thuốc trị mất ngủ buồn nôn dựa trên triệu chứng biểu hiện sau đây:

Bài thuốc trị mất ngủ kèm rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn

Nguyên liệu:

  • Phòng sâm, bạch truật, hắc táo nhân, đinh lăng 16g mỗi loại.
  • Ngũ vị, viễn chí, phục thần, cam thảo, trần bì 12g mỗi loại.
  • Bán hạ, hậu phác, thần khúc 10g mỗi loại.
  • 8g nhục quế và 6g sinh khương.

Cách dùng: mỗi ngày sắc 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày.

Công dụng: an thần, bồi bổ tâm tỳ.

Điều trị mất ngủ buồn nôn bằng Đông y cho hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây nhưng lại an toàn, ít gây tác dụng phụ
Điều trị mất ngủ buồn nôn bằng Đông y cho hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây nhưng lại an toàn, ít gây tác dụng phụ.

Bài thuốc trị mất ngủ kèm đau đầu, chóng mặt, ù tai

Nguyên liệu:

  • Trinh nữ hoàng cung, tang diệp 20g mỗi loại.
  • Táo nhân, mạch môn, đương quy 16g mỗi loại.
  • Cam thảo, phòng sâm, ngưu tất, thạch hộc, viễn chí 12g mỗi loại.
  • 10g bạch thược, 6g hạt sen và 7 quả đại táo.

Cách dùng: mỗi ngày sắc uống 1 thang

Công dụng: dưỡng tâm, an thần, giải lo âu.

Cần lưu ý rằng liều lượng dược liệu được sử dụng trong mỗi bài thuốc có thể được gia giảm cho phù hợp tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng từng người. Do vậy khi sử dụng bất cứ loại thuốc Đông y nào, bệnh nhân nên trực tiếp tới các cơ sở YHCT uy tín để được thăm khám chẩn bệnh và kê đơn phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Các bài thuốc dân gian trị buồn nôn mất ngủ

Sử dụng các mẹo dân gian chữa mất ngủ cũng là phương pháp cải thiện mất ngủ buồn nôn an toàn, lành tính. Dù không khắc phục được tận gốc nguyên nhân gây bệnh nhưng các loại thảo mộc tự nhiên có khả năng hỗ trợ an thần, bồi bổ sức khỏe, từ đó giúp ngăn ngừa hiệu quả sự tiến triển của các triệu chứng mất ngủ.

Trong dân gian, các loại thảo dược tự nhiên được ứng dụng rộng rãi trong điều trị mất ngủ có thể kể đến như:

  • Lạc tiên: chứa nhiều hoạt chất có tác dụng thư giãn, ổn định hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, gây ngủ hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng ngọn non của lạc tiên như rau ăn hàng ngày hoặc lấy thân, lá và củ lạc tiên phơi khô rồi hãm lấy nước uống thay trà để cải thiện mất ngủ. (liều dùng khoảng 15g mỗi ngày).
  • Hạt sen: vừa là vị thuốc dưỡng tâm an thần nổi tiếng, vừa là một nguyên liệu nấu ăn quen thuộc. Người bệnh có thể sử dụng hạt sen để chế biến thành các món ăn trị mất ngủ hoặc dùng trà tâm sen hàng ngày đều giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.
  • Lá vông: là vị thuốc dân gian có tác dụng an thần, giải lo âu, phiền muộn, giảm chóng mặt, nhức đầu. Lá vông loại bánh tẻ có thể được dùng để chế biến món ăn hàng ngày. Lá vông già thì đem phơi khô rồi sắc nước uống (liều từ 8-16g mỗi ngày).
Sử dụng trà tâm sen hàng ngày giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả
Sử dụng trà tâm sen hàng ngày giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.

Vật lý trị liệu điều trị mất ngủ

Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các tác nhân cơ học hoặc tác nhân vật lý với cường độ và mức độ phù hợp, kích thích lên một số vùng hoặc toàn bộ cơ thể nhằm kích hoạt cơ chế tự chữa lành thông qua các phản ứng sinh hóa bên trong cơ thể.

Đây là phương pháp cho hiệu quả trị mất ngủ triệt để đồng thời rất an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tại các bệnh viện và trung tâm trị liệu hiện nay đang ứng dụng phổ biến các kỹ thuật vật lý trị liệu điều trị mất ngủ buồn nôn dưới đây.

Chườm nóng chữa mất ngủ

Đây là phương pháp sử dụng túi chườm hoặc đá nóng chườm vào vị trí của gan ở khu vực liên sườn phải. Do gan là cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý trước khi máu được bơm tới các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể, chườm nóng tại gan sẽ giúp làm ấm dòng máu và thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông, từ đó làm cho cơ thể trở nên ấm áp, thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ đem lại hiệu quả với chứng mất ngủ thể hàn, do cơ thể bị dư khí lạnh mà ra; không nên áp dụng điều trị cho các trường hợp mất ngủ do hư nhiệt (thường đi kèm các triệu chứng ớn lạnh lòng bàn tay, bàn chân, đau nhức xương khớp).

Chườm đá nóng vào vị trí của gan giúp làm ấm và thư giãn cơ thể, từ đó đem lại giấc ngủ ngon hơn cho người bệnh.
Chườm đá nóng vào vị trí của gan giúp làm ấm và thư giãn cơ thể, từ đó đem lại giấc ngủ ngon hơn cho người bệnh.

Xoa bóp bấm huyệt trị mất ngủ buồn nôn

Sử dụng đôi bàn tay và ngón tay kích thích lên các huyệt với một lực phù hợp có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và thư giãn thần kinh, từ đó giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc hiệu quả. Các huyệt đạo chính được sử dụng trong điều trị mất ngủ bao gồm: Tam âm giao, Chương môn, Thái xung, Thái khê, Bách hội, Thượng tinh, Nội quan, An miên và Thần Môn. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng người mà các bác sĩ Đông y có thể lựa chọn thêm các huyệt kết hợp trong điều trị.

Bấm huyệt trị mất ngủ cần được thực hiện bởi các bác sĩ Đông y hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn tay nghề. Người bệnh không được tự ý thực hiện tại nhà khi không có kiến thức về huyệt đạo và chưa được hướng dẫn bài bản bởi chuyên gia.

Châm cứu trị mất ngủ

Châm cứu là phương pháp kích thích lên các huyệt bằng cách sử dụng kim châm chuyên dụng châm xuyên qua da.

Cũng giống như bấm huyệt, châm cứu giúp thư giãn cơ bắp, thúc đẩy khí huyết lưu thông, đồng thời kích thích sản xuất các hormone giảm đau và làm dịu hệ thần kinh trung ương, từ đó hỗ trợ thư giãn, an thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hiệu quả điều trị mất ngủ buồn nôn bằng châm cứu thường tốt hơn so với xoa bóp bấm huyệt vì đây là kỹ thuật tác động huyệt ở mức sâu hơn và phức tạp hơn.

Châm cứu giúp thư giãn cơ bắp, thúc đẩy khí huyết lưu thông, đồng thời kích thích sản xuất các hormone giảm đau và làm dịu hệ thần kinh trung ương
Châm cứu giúp thư giãn cơ bắp, thúc đẩy khí huyết lưu thông và làm dịu hệ thần kinh trung ương.

Hiện nay, bên cạnh châm cứu truyền thống còn có rất nhiều loại hình châm cứu mới ra đời như điện châm (dùng dòng điện ở tần số thấp tác động lên các huyệt nhất định để trị bệnh), thủy châm (tiêm thuốc vào các huyệt), cấy chỉ (dùng chỉ khâu tự tiêu cấy vào vị trí huyệt)… Đây đều là các kỹ thuật y khoa được tạo nên từ sự kết hợp giữa YHCT và YHHĐ, đem tới hiệu quả điều trị mất ngủ cao hơn trong khi hạn chế được tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý khi điều trị mất ngủ buồn nôn

Chất lượng giấc ngủ của chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, điều chỉnh lối sống là biện pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị mất ngủ.

Bệnh nhân buồn nôn mất ngủ được khuyến cáo thực hiện các điều chỉnh cần thiết sau đây:

  • Không nên ngủ ngày nhiều,  thời gian ngủ trưa chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút để đảm bảo chất lượng giấc ngủ ban đêm.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như trứng, đậu xanh, sữa, hạt sen, các loại rau xanh và hoa quả… Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo.
  • Tăng cường vận động vào ban ngày để nâng cao sức khỏe và duy trì tâm trạng tích cực. Chỉ 15-30 phút tập thể dục mỗi ngày cũng có thể giúp bạn cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ban đêm.
  • Không ăn tối quá no hoặc quá muộn để cơ quan tiêu hóa được nghỉ ngơi, cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu; tạo điều kiện thuận lợi cho một giấc ngủ ngon.
  • Tránh hút thuốc và sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà xanh… vào buổi tối.
  • Hình thành thói quen ngủ sớm, đi ngủ và thức dậy đúng giờ để cơ thể duy trì nhịp sinh học lành mạnh, từ đó mang lại giấc ngủ ngon và tinh thần sảng khoái sau khi thức dậy.
  • Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ để tránh bị ánh sáng xanh từ màn hình kích thích gây khó ngủ.
  • Tạo môi trường phòng ngủ thoải mái và dễ chịu nhất có thể bằng cách duy trì không gian sạch sẽ, yên tĩnh và nhiệt độ phòng mát mẻ.
  • Trước khi đi ngủ, nên dành thời gian cho các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, tập yoga… Bên cạnh đó có thể ngâm chân nước ấm để hỗ trợ đào thải độc tố và loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi cho cơ thể.

Mất ngủ buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn không nên chủ quan lơ là trước các triệu chứng mà cần chủ động áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Sau khoảng vài ngày tới một tuần, nếu tình trạng không được cải thiện, hãy nhanh chóng đi khám để tìm ra nguyên nhân vấn đề và có hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm: 

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác