Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Đau Đầu Chóng Mặt Là Bệnh Gì: Dấu Hiệu, Chữa Trị, Phòng Tránh
Đau đầu, chóng mặt là những triệu chứng không hề xa lạ với rất nhiều người, phổ biến nhất là vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy. Chúng quen thuộc đến mức người bệnh có thể cho đó là bình thường hay phản ứng đơn giản của cơ thể. Thế nhưng, bạn có biết đau đầu chóng mặt có thể là “tín hiệu” ngầm cảnh báo những mối nguy đang rình rập mỗi ngày? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về đau đầu, chóng mặt trong bài viết dưới đây.
Đau đầu chóng mặt – những thông tin cần biết
Nhiều người bệnh đã chia sẻ rằng họ thường xuyên gặp phải cơn đau đầu chóng mặt, nhất là vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và chuẩn bị bước ra khỏi giường. Những cơn đau khiến cho bệnh nhân hoang mang và lo sợ.
Căn bệnh phổ biến không của riêng ai
Ở Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi, số lượng bệnh nhân tìm đến chuyên khoa thần kinh vì chứng đau đầu. Chứng bệnh này có sự cộng hưởng thêm từ thời tiết sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh.
Theo nghiên cứu thực hiện bởi trường Đại học Y khoa Hoàng gia London, có đến 40% trường hợp đột quỵ liên quan chứng đau đầu. Trên thế giới, có đến hơn 50% dân số thế giới thường xuyên bị đau đầu ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe
Đau đầu là một tình trạng rất nhiều người đã và đang gặp phải. Đau đầu có thể xảy ra ở một bên đầu, vùng thái dương. Tùy theo từng vị trí khác nhau bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cơn đau thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn sau đó có thể giảm đau hoặc hết hẳn. Tuy nhiên, những cơn đau này sẽ lặp lại ở những lần sau và có thể tăng thêm mức độ.
Cùng với đau đầu, hiện tượng chóng mặt cũng khiến cho bạn choáng váng mỗi khi đứng dậy, di chuyển hoặc thay đổi tư thế bất ngờ. Chóng mặt gây ra ảo giác về sự chuyển động của những vật thể xung quanh. Người bị chóng mặt thường đi đứng không vững, mất thăng bằng, buồn nôn…
Khi bị đau đầu chóng mặt, tốt hơn hết bạn nên dành một chút thời gian nghỉ ngơi lấy lại cân bằng để tránh tác động xấu đến cơ thể.
Chóng mặt, buồn nôn, đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
Tình trạng chóng mặt đau đầu kèm theo những dấu hiệu buồn nôn, mệt mỏi là lời cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Đây là lời cảnh báo của những căn bệnh rất phổ biến như:
- Phình động mạch não: Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh này sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi những mạch máu bắt đầu vỡ. Khi đó, ngoài đau đầu chóng mặt dữ dội, người bệnh còn kèm theo những biểu hiện khác: buồn nôn, giảm thị lực, đau cứng khớp, co giật…
- Đột quỵ: Khi máu truyền lên não gặp trở ngại sẽ dẫn đến sự gián đoạn của nguồn cung cấp oxy cùng với các chất dinh dưỡng khác. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Chóng mặt bất ngờ chính là cảnh báo của căn bệnh nguy hiểm này
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể và hệ miễn dịch không đủ sức chống lại chính là nguyên nhân gây đột quỵ. Tình trạng xung huyết cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu chóng mặt
- Cơ thể mất nước: Lượng chất lỏng trong cơ thể bị hao hụt theo thời gian cũng là lời cảnh báo mất nước và lời cảnh báo sẽ là chứng hoa mắt chóng mặt kéo dài
- Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu hạ tụt xuống mức thấp có thể là do bạn không đủ glucose cho cơ thể chuyển hóa thành năng lượng.
- Lo âu: Trạng thái căng thẳng, lo âu của cơ thể sẽ gây tác động lớn đến thần kinh và những cơ quan khác. Đau nhức đầu chính là biểu hiện của trạng thái lo âu vượt mức bình thường.
- Thiếu máu: Đây là tình trạng phổ biến gây chóng mặt do số lượng hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể không đủ. Thiếu máu sẽ khiến bạn suy nhược, thường xuyên gặp phải cơn đau đầu và chóng mặt
- Tầm nhìn kém: Trong một vài trường hợp, đau đầu chóng mặt là lời báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về thị lực. Khi đó, có thể mắt của bạn đang không thể điều chỉnh tầm nhìn giữa gần và xa.
- Dùng thuốc gây tác dụng phụ: Một số loại thuốc tân dược sẽ gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn và hệ quả sẽ là chứng đau nhức đầu và chóng mặt
- Bệnh lý tim mạch: Lượng máu và oxy lên não không đủ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch. Tất cả bệnh lý tim mạch phần lớn đều có triệu chứng đau đầu chóng mặt và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thuốc giảm đau được sử dụng trong trường hợp này chỉ có thể làm dịu triệu chứng đau đầu chóng mặt nhưng cũng chỉ hiệu quả tạm thời. Muốn chấm dứt tận gốc tình trạng này, bạn cần được chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh có nguy hiểm không?
Mỗi khi bị chóng mặt, người bệnh sẽ vô cùng hoang mang lo sợ. Cơn chóng mặt đau đầu đôi khi còn khiến cho người bệnh cảm thấy mọi thứ xoay tròn nghiêng ngả dẫn đến buồn nôn. Cơn chóng mặt có thể thuyên giảm dần nếu bệnh nhân nằm yên và nhắm mắt trong một hai phút.
Cơn đau đầu chóng mặt kéo dài không chỉ tiềm ẩn nguy cơ biến chứng như đã nói ở trên mà nó còn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này cũng rất khó để phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm ở hộp sọ.
Có thể khẳng định, đau đầu chóng mặt cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm và vô cùng đáng ngại nếu để lâu và không điều trị kịp thời. Vì thế, ngay khi phát hiện mình có dấu hiệu bệnh, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Những nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt thường gặp nhất
Nhiều giả thiết cũng như nghiên cứu đã được đặt ra để tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng bệnh này có thể kể đến như:
- Bệnh máu xấu, tuần hoàn máu kém: Sự thiếu hụt oxy và dưỡng chất cần thiết để cung cấp cho não sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Tất cả yếu tố này dẫn đến cơn đau nhức đầu, gây choáng váng, buồn nôn
- Thiếu máu não: Những cơn đau có thể chỉ thoáng qua và thường xuyên bị đau nửa đầu bên trái, phía sau và đau nửa đầu bên phải, sau gáy đây chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải chứng đau đầu chóng mặt
- Huyết áp thấp: Đây là nguyên nhân chính gây ra chứng đau đầu kèm theo những biểu hiện khác như chân tay lạnh, run rẩy… Huyết áp giảm đột ngột sẽ gây ra một loạt hệ lụy nguy hiểm khác, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ cao.
- Vấn đề về tim mạch: Chứng rối loạn tim mạch chính là nguyên nhân cản trở máu lưu thông, động mạch tắc nghẽn và khiến người bệnh thường xuyên đau đầu chóng mặt.
Nguyên nhân khác
- Nhức đầu Migraine: Đây là bệnh gây đau đầu theo từng cơn, chứng đau đầu này có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn và nôn. Cơn đau đầu kéo đến bất ngờ hoặc báo trước một với một vài thay đổi của cơ thể,… Đau đầu Migraine diễn ra với nhiều lý do như khi căng thẳng, mất ngủ, tiếng ồn…
- Bệnh Parkinson: Triệu chứng của bệnh là run tay, cứng các khớp, mất thăng bằng, chóng mặt.. Đây chính là nguyên nhân chính gây nhức đầu, suy giảm khả năng vận động.
- Bệnh giang mai thần kinh: Căn bệnh này lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Những triệu chứng của bệnh gây sốt, nhức đầu, buồn nôn,…
Lưu ý: Cần chẩn đoán và phân biệt chứng đau đầu chóng mặt với các bệnh lý khác cũng có gây đau đầu, chóng mặt. Hãy chú ý xác định nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Triệu chứng nhức đầu chóng mặt buồn nôn không thể bỏ qua
Khi bị đau đầu chóng mặt, những triệu chứng bệnh có thể diễn ra riêng kẻ hoặc kết hợp với nhau. Đặc biệt, hoa mắt chóng mặt sẽ có dấu hiệu là mắt xuất hiện ảo ảnh, không nhìn rõ vật thể xung quanh.
Triệu chứng đau đầu chóng mặt sẽ xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột, vận động quá sức và nhất là vào buổi sáng sớm. Khi gặp triệu chứng này, đặc biệt là kèm theo buồn nôn, người bệnh cần bình tĩnh ngồi xuống, ổn định tinh thần và thư giãn. Lưu ý tránh nơi có ánh sáng mạnh và âm thanh lớn để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hãy chú ý đến những triệu chứng cảnh báo bệnh, bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
Phương pháp điều trị đau đầu, chóng mặt hiệu quả nhất
Điều quan trọng nhất khi xác định bệnh đau đầu chóng mặt đó là cần phải tìm ra giải pháp điều trị phù hợp nhất. Y học ngày càng phát triển cùng với đó là nhiều cách điều trị bệnh đau đầu chóng mặt khác nhau. Tùy theo tình trạng của bệnh và kết quả thăm khám, người bệnh có thể lựa chọn những phương pháp chữa bệnh khác nhau.
Những phương pháp chữa đau đầu, chóng mặt có thể kể đến như:
Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng
- Acetyl – DL – leucine: Được bào chế với 500mg (dạng ống tiêm, viên nén), thuốc có tác dụng tốt đối với nhiều người bệnh chóng mặt do những nguyên nhân khác nhau. Chống chỉ định dùng thuốc cho người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc phụ nữ mang thai.
- Metoclopramide HCL: Dạng ống tiêm hoặc viên nén 10mg (ống tiêm, viên nén). Thuốc chuyên dùng cho bệnh nhân chóng mặt, buồn nôn
- Meclozine: Dạng viên nén 25mg chuyên dùng để chống chóng mặt, nhất là khi say xe.
- Flunarizine: Chuyên dùng với trường hợp nhức đầu Migraine và triệu chứng chóng mặt do một số nguyên nhân khác. Không dùng thuốc cho bệnh nhân trầm cảm, bệnh nhân mắc Parkinson, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Các thuốc có tác dụng giãn mạch, đặc biệt là: ginkgo biloba dạng viên nén 40mg, piracetam dạng ống tiêm 3g hoặc viên nén lên tới 800mg.
Mẹo hỗ trợ chữa đau đầu chóng mặt tại nhà
Người bệnh bị đau đầu, chóng mặt có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà để giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Một số cách giảm đau đầu chóng mặt có thể kể đến như:
- Dùng túi chườm: Túi chường được sử dụng để giảm cơn đau nhanh chóng, cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản. Người bệnh chỉ cần dùng túi chườm đá lạnh đặt lên trán trong vòng 15 phút để giảm cơn đau.
- Đệm sưởi: Với bệnh nhân đau đầu thường xuyên do căng thẳng, stress có thể dùng đệm sưởi đặt sau cổ hoặc sau đầu. Riêng với người viêm xoang khi đau đầu có thể đặt khăn ấm lên vị trí đau.
Ngoài ra, nhiều người đặt câu hỏi: “Chóng mặt buồn nôn uống gì?”, dưới đây là câu trả lời cho bạn:
- Nước lọc: Mỗi ngày uống từ 1.5 – 2 lít sẽ giúp cân bằng nước, giảm nhanh chứng chóng mặt buồn nôn vô cùng hiệu quả.
- Uống nước gừng hoặc trà gừng: Đây là một trong những phương thức chữa chứng chóng mặt hiệu quả lưu thông máu hiệu quả đẩy lùi chóng mặt. Có thể dùng gừng tươi hoặc trà gừng pha cùng nước ấm
- Nước chanh: Vitamin C trong loại nước này sẽ giúp bạn tỉnh táo và đẩy lùi nhanh cơn chóng mặt. Bạn có thể dùng một cốc nước chanh ấm để tránh giảm nhanh chứng chóng mặt buồn nôn.
Những cách điều trị đau đầu chóng mặt với mẹo dân gian chỉ là biện pháp hỗ trợ chữa bệnh. Nếu chứng bệnh này kéo dài, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị đúng cách nhất.
Đau đầu chóng mặt nên ăn gì để mau khỏi nhất?
Không chỉ lựa chọn điều trị chuyên sâu, các bác sĩ cũng khuyên bạn nên quan tâm đến chế độ chất dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn.
Bệnh nhân có thể ưu tiên lựa chọn một số loại thực phẩm sau đây:
- Bông cải xanh chứa nhiều dinh dưỡng, có tác dụng giảm đau hiệu quả
- Trứng giàu vitamin cho cơ thể khỏe mạnh hơn
- Uống nhiều nước thanh lọc cơ thể, hỗ trợ thải độc, hỗ trợ giảm đau đầu chóng mặt
- Ăn hạt hạnh nhân và hạt bí đỏ tốt cho cơ thể
Ngoài ra, người bệnh hãy hạn chế đồ uống có gas, có cồn, sử dụng thuốc lá, rượu bia để tránh làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể. Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng, kiêng khem hợp lý sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình phục hồi bệnh tật. Vì thế, đừng nên chủ quan.
Sớm phòng tránh và xử lý cơn đau đầu chóng mặt
Có rất nhiều biện pháp giúp bạn phòng tránh những triệu chứng đau đầu chóng mặt hiệu quả từ sớm. Trong đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý không thay đổi tư thế đột ngột trong thời gian ngắn. Bất kể khi nào, nếu bạn cũng cần ghi nhớ là không nên thay đổi tư thế, nhất là khi chuyển từ tư thế nằm để ngồi dậy, tất cả những tư thế này cần thực hiện từ từ và chậm rãi.
- Nếu vừa ngủ dậy, bạn cần nhắm mắt từ từ lại để hạn chế thị giác thu nhận những tín hiệu thay đổi không gian, từ đó giảm tình trạng rối loạn tiền đình.
- Kê nhiều gối và kê đầu ngay ngắn khi ngủ nếu nhận thấy các cơn chóng mặt thường xảy ra lúc thức dậy. Hạn chế nằm nghiêng về một bên khi ngủ.
- Tránh ngồi ghế xoay hay ghế tựa có đầu ngửa ra phía sau để tránh tác động gây đau đầu chóng mặt. Nếu thấy cơn chóng mặt đau đầu kéo đến hãy nhắm mắt và tìm chỗ nghỉ ngơi ngay lập tức. Tuân thủ theo hướng dẫn này cơn chóng mặt sẽ nhanh chóng giảm đi.
- Khi bị đau đầu chóng mặt không tự mình di chuyển xa, tránh làm việc nặng, leo trèo, trực tiếp điều khiển xe cộ hay máy móc. Hành động này có thể khiến cho cơn đau nặng nề hơn và gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Luôn giữ cho không gian trong phòng thông thoáng, tránh để đồ lộn xộn, bừa bãi. Gắn thêm nhiều thanh cầm trong bồn tắm và nhà vệ sinh để đảm bảo có thêm chỗ vị nếu gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt
- Bổ sung nước nước mỗi ngày và chú ý chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng. Chú ý ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Không nên uống cà phê, bia rượu, đồ uống có gas khi có triệu chứng đau nhức đầu.
Bài viết trên đây cung cấp cho bạn thông tin về chứng bệnh đau đầu chóng mặt. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích để sớm thoát khỏi những rắc rối do bệnh mang đến. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Triệu chứng:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn
Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.