13 Bài Thuốc Nam Trị Nhức Đầu Hiệu Quả Ai Cũng Nên Biết

Ngày cập nhật: 30/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Chữa đau nhức đầu bằng thuốc Nam là phương pháp được ông cha ta áp dụng từ nhiều đời nay. Thuốc Nam sử dụng các dược liệu từ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe và ít gây tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc các bài thuốc Nam trị nhức đầu hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo.

Nguyên nhân gây đau đầu ở từng vị trí

Dựa vào vị trí đau đầu, các thầy thuốc/bác sĩ mới có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh là gì và đưa ra được phương án điều trị phù hợp nhất.

  • Đau đầu vùng thái dương: Nguyên nhân do tăng huyết áp, cảm cúm hoặc sốt nhiễm khuẩn.
  • Đau vùng đỉnh đầu: Thuộc kinh Quyết âm can, thường gặp ở các bệnh như viêm gan, thiếu máu đau mắt, rối loạn tiền đình, thiên đầu thống.
  • Đau nhức vùng trán: Thuốc kinh Dương minh vị, thường xuất hiện ở người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém.
  • Đau nhức vùng gáy: Thuộc kinh Thái dương, nguyên nhân gây bệnh là do viêm não, lao màng não, thương hàn, xơ vữa động mạch não…
  • Đau nhức nửa đầu: Thuộc kinh Thiếu dương đởm liên quan đến tình trạng suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh chức năng, đau túi mật, thần kinh tim, rối loạn tiền đình.

Các vị thuốc Nam trị nhức đầu hiệu quả hiện nay

Trong tự nhiên có rất nhiều vị thuốc Nam trị nhức đầu do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số dược liệu sau:

Hoa cúc

Hoa cúc từ lâu đã được biết đến như một loại thảo mộc quý với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có khả năng giảm đau đầu hiệu quả. Trong thành phần của hoa cúc có chứa nhiều hợp chất như  apigenin, luteolin, quercetin,…. có tác dụng chống viêm, giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu do stress hoặc do thiếu máu não.

Trị đau nhức đầu với trà hoa cúc
Trị đau nhức đầu với trà hoa cúc

Cách đơn giản và phổ biến nhất để sử dụng hoa cúc trị nhức đầu đó là pha trà hoa cúc. Bạn có thể pha trà bằng cách hãm hoa cúc khô với nước nóng hoặc mua trà hoa cúc túi lọc sẵn. Nên uống trà hoa cúc mỗi ngày, đặc biệt là khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc có dấu hiệu đau đầu.

Gừng

Gừng từ lâu đã được biết đến như một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng gừng còn là một vị thuốc Nam quý giá với nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó có khả năng trị đau đầu.

Trong thành phần của gừng có chứa hợp chất gingerol, shogaol và zingerone, có tác dụng chống viêm, giảm buồn nôn, an thần và cải thiện lưu thông máu. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đau đầu và đau nửa đầu hiệu quả.

Người bệnh có thể pha trà gừng bằng cách thái gừng tươi thành từng lát mỏng, cho vào nước nóng hãm trong 10-15 phút rồi thêm mật ong hoặc chanh tùy khẩu vị. Nên uống trà gừng ấm mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau đầu.

Hương thảo

Hương thảo có chứa rosmarinic acid, một hợp chất có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, hương thảo còn có tác dụng an thần, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, lo âu, tăng cường lưu thông máu, cung cấp đủ oxy cho não bộ. Từ đó giúp giảm viêm và giảm đau đầu hiệu quả do thiếu máu não.

Người bệnh có thể pha trà hương thảo bằng cách cho 1-2 muỗng cà phê lá hương thảo tươi hoặc khô vào nước nóng, hãm trong 10-15 phút rồi thêm mật ong hoặc đường vào tùy khẩu vị. Nên uống trà hương thảo mỗi ngày sẽ giúp thư giãn cơ thể, tăng cường lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả.

Cây bạch đàn

Cây bạch đàn là một loại cây thân gỗ mọc phổ biến ở Úc và một số nước khác. Lá và tinh dầu của cây bạch đàn được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm cả đau đầu. Lá bạch đàn chứa eucalyptol, một hợp chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm. Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng giảm co thắt cơ bắp, giúp thư giãn mạch máu. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đau đầu do co thắt cơ, nhiễm trùng hoặc thiếu máu não.

Cây bạch đàn giảm đau đầu hiệu quả
Cây bạch đàn giảm đau đầu hiệu quả

Bạn pha trà lá bạch đàn bằng cách cho lá bạch đàn tươi hoặc khô vào nước nóng, hãm trong 10-15 phút. Nên uống trà lá bạch đàn mỗi ngày để giảm đau đầu hiệu quả. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể xông hơi mặt bằng lá bạch đàn hoặc dùng tinh dầu bạch đàn để thoa lên thái dương cũng sẽ có tác dụng tương tự.

Cây mã tiên thảo

Cây mã tiên thảo là một vị thuốc Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị đau đầu, giúp giảm co thắt ở vùng đầu và cổ, từ đó góp phần giảm đau đầu do nguyên nhân co thắt cơ. Đặc biệt, dược liệu này còn có đặc tính chống viêm nhẹ, giúp giảm viêm nhiễm, sưng tấy, tăng cường tuần hoàn máu lên não. Bởi thiếu máu là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu.

Người bệnh phơi khô lá cây mã tiên thảo, sắc lấy nước uống như trà. Bạn cũng có thể cho lá mã tiên thảo vào nước nóng, xông hơi mặt để thư giãn cơ mặt, giảm đau đầu.

Ngải cứu

Một trong những vị thuốc Nam trị nhức đầu được dùng phổ biến nhất hiện nay đó là ngải cứu. Ngải cứu là một loại thảo mộc có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, cầm máu, tăng cường lưu thông máu lên não và cải thiện chứng đau nửa đầu.

Còn theo Y học hiện đại, ngải cứu chứa nhiều hoạt chất sesquiterpene lactonesm có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, giãn cơ, an thần. Từ đó góp phần giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Để giảm đau đầu bằng ngải cứu, người bệnh chuẩn bị 100g ngải cứu, cho vào nồi đun với 1 lít nước. Đun sôi cạn nước đến khi còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia nước ngải cứu thành 2 phần và uống trong ngày. Dùng liên tiếp từ 3-5 ngày, kết hợp với tắm và xông hơi ngải cứu để hỗ trợ điều trị tình trạng đau đầu.

Cây nữ lang

Cây nữ lang là một dược liệu thân thảo, mọc ở các tỉnh miền núi Việt Nam như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Lâm Đồng,… Trong thành phần của cây nữ lang có chứa nhiều axit hữu cơ (ben­zoic, salicylic, caffeic, chlorogenic), lipid, sterol, tanin, gluxit,… Những hoạt chất này giúp thư giãn, giảm căng thẳng, trị mất ngủ, cải thiện lo âu, giảm đau và chống viêm.

Cây nữ lang giúp giảm căng thẳng, trị mất ngủ, cải thiện lo âu,
Cây nữ lang giúp giảm căng thẳng, trị mất ngủ, cải thiện lo âu,

Để cải thiện tình trạng đau nhức đầu, người bệnh đun sôi 1 cốc nước, thêm 1-2 muỗng cà phê rễ cây nữ lang vào. Đun sôi thêm 5 phút, sau đó lọc lấy nước và thưởng thức.

Lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, giúp trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, diệt khuẩn. Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của trầu không có chứa nhiều tinh dầu, eugenol, chavicol, chavibetol, estragol… Những chất này có hoạt tính kháng sinh cực mạnh, giúp cải thiện tình trạng nhức đầu do cảm cúm, viêm họng hoặc thay đổi thời tiết.

Người bệnh giã nát lá trầu không, trộn với ít muối rồi đắp lên trán hoặc thái dương, sau đó băng bó lại. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng lá trầu để sắc lấy nước uống cũng sẽ giúp giảm đau và cải thiện lưu thông máu.

Đinh lăng

Theo Y học cổ truyền, cây đinh lăng được sử dụng như một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong thành phần của đinh lăng có chứa nhiều vitamin nhóm B, glucozit, alcaloid và flavonoid. Những hoạt chất này có tác dụng cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng. Vì vậy dân gian thường dùng lá đinh lăng để an thần, giúp ngủ ngon giấc và giảm triệu chứng đau đầu hiệu quả.

Người bệnh chỉ cần chuẩn bị khoảng 150-200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch và cho vào nồi đun với 200ml nước. Sau khoảng 5-7 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước uống 2 lần/ngày.

Lá tía tô

Lá tía tô từ lâu đã được biết đến như một loại rau thơm phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và cũng là một vị thuốc với khả năng trị đau đầu hiệu quả. Lá tía tô có khả năng giúp giải phóng cơ thể khỏi căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, lá tía tô còn tỏa ra mùi hương dịu nhẹ, giúp cải thiện tâm trạng, từ đó giảm đau nhức đầu do stress, cảm cúm, cảm lạnh gây ra.

Trị nhức đầu bằng nước lá tía tô
Trị nhức đầu bằng nước lá tía tô

Người bệnh hãm lá tía tô bằng nước sôi. Sau đó cho thêm gừng vào để tăng thêm hương vị và khả năng chữa bệnh. Mỗi ngày uống từ 2-4 cốc trà tía tô sẽ giúp các triệu chứng của bệnh đau đầu dần thuyên giảm.

Húng quế

Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, húng quế có vị cay, nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, lương huyết, được dùng để điều trị đau đầu do cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, dị ứng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt húng quế còn giúp an thần, giảm căng thẳng, lo âu, giúp tăng cường lưu thông máu đến não. Từ đó cải thiện tình trạng thiếu máu não – nguyên nhân gây đau nhức đầu.

Bạn có thể pha trà húng quế bằng cách cho 1 nắm lá húng quế tươi vào ấm đun với 500ml nước. Sau khoảng 10-15 phút rồi tắt bếp, cho thêm mật ong vào khuấy đều và uống. Nên uống trà húng quế khi còn ấm nóng bạn sẽ thấy tình trạng nhức đầu nhanh chóng được thuyên giảm.

Rễ cây rau má

Theo Y học cổ truyền, rau má là một loại thảo dược có thể sử dụng để làm thuốc điều trị những trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra. Bên cạnh đó, dược liệu này cũng được dùng để cải thiện các bệnh lý như trầm cảm, rối loạn tâm thần, Alzheimer, viêm amidan, say nắng, đau dạ dày,…

Theo Y học hiện đại cho biết, rau má có tính chất làm dịu và giảm đau, đặc biệt là đau đầu gây ra bởi căng thẳng, stress. Bạn có thể sử dụng rễ cây rau má để nấu trà hoặc sắc thành nước uống sẽ giúp trị đau đầu hiệu quả.

Nụ đinh hương

Nụ đinh hương có tác dụng giãn cơ, giúp giảm co thắt cơ bắp ở vùng đầu và cổ. Từ đó góp phần giảm đau nhức đầu do nguyên nhân co thắt cơ. Đặc biệt nụ đinh hương còn chứa hoạt chất eugenol, chất này có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm đau, giảm sưng tấy, kháng khuẩn, kháng virus. Mùi thơm của nụ đinh hương còn có tác dụng an thần, thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu. Những yếu tố này giúp cho tình trạng đau nhức đầu dần thuyên giảm.

Bài thuốc Nam trị nhức đầu từ nụ đinh hương
Bài thuốc Nam trị nhức đầu từ nụ đinh hương

Bạn có thể pha trà nụ đinh hương bằng cách cho 5-6 nụ hoa đinh hương vào nước nóng, hãm trong 10-15 phút là có thể sử dụng. Nên uống trà nụ đinh hương mỗi ngày sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và giảm đau nhức đầu nhanh chóng.

Có nên trị đau đầu bằng thuốc Nam không?

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức đầu là do ngoại tà xâm nhập vào kinh lạc, dẫn đến khí huyết kém lưu thông, đồng thời tạng phủ bị hư yếu khiến khí thanh dương bị ngăn trở. 

Việc sử dụng thuốc Nam để trị đau đầu có thể mang lại một số lợi ích, nhưng cũng có một số điểm hạn chế người bệnh cần nắm rõ trước khi áp dụng.

Ưu điểm:

  • Thành phần tự nhiên: Thuốc Nam thường sử dụng các nguyên liệu thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, ít tác dụng phụ so với thuốc Tây y.
  • Hiệu quả: Một số bài thuốc Nam được ghi nhận có hiệu quả trong việc giảm đau đầu do các nguyên nhân như cảm cúm, căng thẳng, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa,…
  • Chi phí thấp: Nguyên liệu cho các bài thuốc Nam thường dễ kiếm và có giá thành rẻ.
  • Đa dạng lựa chọn: Có nhiều loại thuốc Nam khác nhau mà bạn có thể áp dụng để chữa đau đầu. Mỗi loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau, cho phép bạn tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân.
  • Cải thiện sự thư giãn: Thuốc Nam có tính làm dịu và thư giãn, giúp giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng đau đầu do căng thẳng và stress.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả không đồng nhất: Hiệu quả của thuốc Nam có thể khác nhau tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.
  • Khó xác định liều lượng: Việc thiếu hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách sử dụng có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc không đúng cách, gây ra tác dụng phụ.
  • Tương tác thuốc: Một số vị thuốc Nam có thể tương tác với thuốc Tây y, dẫn đến nguy cơ tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả thuốc.
  • Nguy cơ dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong thuốc Nam.

Lưu ý khi dùng thuốc Nam trị nhức đầu

Mặc dù thuốc Nam là đánh giá là an toàn, lành tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng các bài thuốc Nam trị đau đầu, bệnh nhân vẫn cần chú ý một số vấn đề sau: 

  • Trước khi sử dụng bất kỳ loại Thuốc Nam nào để trị nhức đầu, điều quan trọng là phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại Thuốc Nam nào, đặc biệt là khi bạn đang có bệnh nền hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác.  
  • Mỗi loại Thuốc Nam sẽ có cách sử dụng và liều lượng riêng. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Khi sử dụng Thuốc Nam trị nhức đầu, bạn cần theo dõi tác dụng của thuốc và báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm: dị ứng, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,…
  • Thuốc Nam chỉ nên được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ điều trị nhức đầu tạm thời. Nếu tình trạng nhức đầu của bạn không cải thiện sau một thời gian sử dụng Thuốc Nam hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
  • Không sử dụng Thuốc Nam cho trẻ em, phụ nữ mang thai người hoặc cho con bú, trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bảo quản Thuốc Nam nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc. Không sử dụng Thuốc Nam đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
  • Để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng nhức đầu, bạn nên áp dụng lối sống lành mạnh bao gồm: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, hạn chế căng thẳng, lo âu và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

Trên đây là những thông tin về các vị thuốc Nam trị nhức đầu. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Nam cần có sự tư vấn của các chuyên gia. Nếu cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

04/12

hôm nay

05/12

Ngày mai

06/12

Ngày kìa

+

Khác