Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
8 Nguyên nhân ngủ dậy bị đau đầu và cách điều trị hiệu quả
Thỉnh thoảng bạn ngủ dậy bị đau đầu. Có lúc vào buổi sáng, cũng có khi là sau giấc ngủ trưa. Vậy điều đó xuất phát do đâu? Liệu đó có phải là biểu hiện của một dạng bệnh lý? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị.
4 Thói quen tiêu cực khiến bạn ngủ dậy hay bị đau đầu
Tình trạng đau đầu thường là một biẻu hiện cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số người, cơn đau này lại xuất hiện ở một vài thời gian đặc biệt như sau khi ngủ dậy. Vậy tại sao ngủ dậy hay bị đau đầu? Một số người mắc phải triệu chứng này thường hay hoang mang quá độ. Họ cho rằng bản thân mình đang mắc một bệnh lý nào đó rất nghiêm trọng. Cũng có thể là thế. Nhưng trước hết phải xem xét lại cách sinh hoạt của bản thân. Bởi vì những thói quen tiêu cực chính là nguyên nhân đầu tiên gây đau đầu sau mỗi giấc ngủ.
Thói quen ngủ không lành mạnh
Theo giới chuyên gia, giấc ngủ đảm bảo tiêu chuẩn với một người có sức khỏe bình thường là giấc ngủ khoảng 7 – 8 tiếng mỗi đêm và 30 phút – 1 tiếng mỗi buổi trưa. Kèm theo đó là mọi người phải ngủ trong tư thế nằm, không gian thoáng mát, yên tĩnh. Vì nếu không đáp ứng các yêu cầu đó có thể xảy ra trường hợp ngủ dậy bị nhức đầu bởi các nguyên nhân sau:
- Ngủ không đủ thời gian theo tiêu chuẩn: Cắt ngắn thời gian ngủ là làm giảm thời gian các gốc tự do được sinh ra để tái tạo năng lượng cơ thể. Khi không cung cấp đủ lượng dưỡng chất quá trình xơ vữa động mạch xảy ra, cản trở máu lên não, làm khối lượng não có thể giảm tới hơn 20%. Vì thế không chỉ sinh ra tình trạng đau đầu mà còn làm rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ…
- Ngủ quá thời gian cho phép: Cơ thể sẽ dễ rơi vào tình trạng ngủ không sâu. Do đó trung khu thần kinh sẽ bị ức chế, lượng máu lên não cũng bị giảm, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng sẽ bị chậm lại. Vì vậy, những người ngủ nhiều cũng dễ bị mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt.
- Không ngủ trong tư thế nằm, đặc biệt là ngủ trong tư thế ngồi sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, việc lưu thông máu. Dẫn tới tình trạng máu đến các cơ quan trong cơ thể bị chậm, nhất là máu lên não. Do đó hiện tượng thiếu máu não gây ra tình trạng, chân tay tê bì, đau đầu, đau vai gáy và cảm giác mệt mỏi.
- Ngủ trong không gian không lý tưởng: Không gian ngủ chật hẹp, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều cây cối, nhiều ánh sáng. Thứ nhất là làm giấc ngủ không được sâu. Thứ hai là dễ bị thiếu oxy. Do đó, ngủ dậy hay bị đau đầu là tình trạng dễ gặp phải.
Sử dụng thiết bị điện tử quá khuya
Các thiết bị điện tử mà con người thường xuyên sử dụng quá khuya phải kể đến ở đây là: Tivi, máy tính và điện thoại thông minh. Không thể phủ nhận lợi ích của chúng khi mang lại cho con người sự tiện lợi và những giây phút giải trí đích thực. Nhưng việc sử dụng chúng quá khuya gây ra rất nhiều tác hại.
Ở đây chúng ta chỉ nhắc tới những ánh sáng xanh được phát ra từ các thiết bị điện tử. Chúng là những ánh sáng bức xạ từ màn hình thiết bị điện tử và có tính chất tương tự như ánh sáng ban ngày. Chúng có khả năng gây ức chế sản xuất hormone melatonin và phá vỡ nhịp sinh học do làm cơ thể “bị lừa” là trời vẫn đang sáng.
Ngoài ra, các tia bức xạ từ thiết bị điện tử còn kích thích thần kinh não bộ, khiến con người dễ rơi vào trạng thái bị kích thích, dễ dẫn tới cảm giác hồi hộp, lo âu. Là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm và lo âu.
Nói chung, sử dụng thiết bị điện tử quá khuya chiếm hữu một phần thời gian nghỉ ngơi và giấc ngủ của bạn. Và như nói ở phần trên, đó chính là lý do khiến bạn sau khi ngủ dậy bị đau đầu.
Sử dụng các chất kích thích
Các chất ở thể nhẹ như cà phê, bia, rượu, thuốc lá. Chất kích thích ở thể nặng hơn như cần sa, cocain. moocphin… Đặc điểm của chúng là đều kích thích mạnh mẽ lên hệ thần kinh trung ương. Dùng chất kích thích ở thể nhẹ trong thời gian dài hoặc sử dụng chất kích thích thể nặng sẽ là cảm giác hưng phấn cảm xúc, hưng phấn vận động, hưng phấn tư duy.
Chính vì các phản ứng đó, cơ thể con người, ban đầu sẽ vận động và tư duy hiệu quả hơn mà không cần nghỉ ngơi nhiều. Thậm chí, người dùng có thể chỉ ngủ 1-2 tiếng mỗi ngày, có khi cũng không cần ngủ nhưng không hề cảm thấy mệt mỏi.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, tình trạng hưng phấn ảo sẽ qua đi. Hệ thần kinh bị tàn phá, cơ thể suy nhược do không được nghỉ ngơi và bổ sung năng lượng đầy đủ. Khi đó, người sử dụng chất kích thích sẽ phải đối diện với tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kiệt sức….
Ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng
Cơ thể con người cũng là một bộ máy. Tuy nó tinh vi hơn, phức tạp hơn, nhưng về nguyên lý cơ bản cũng cần có “nguyên liệu” đầu vào mới có thể sản sinh “năng lượng” đầu ra. Vậy nên việc bổ sung đúng và đầy đủ dưỡng chất sẽ khiến cho não bộ nói riêng và cơ thể con người nói chung vận hành một cách trơn tru.
Việc sử dụng quá nhiều các thực phẩm như: bia rượu, đậu phộng, các loại phomai ủ lên men, nội tạng động vật, đồ đóng hộp, đồ uống chứa cafein, bột ngọt…. chính là nguyên nhân khiến cho ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt buồn nôn.
4 Bệnh lý là nguyên nhân sau khi ngủ dậy bị đau đầu
Khi loại bỏ được 4 nguyên nhân xuất phát từ thói quen tiêu cực, rất có thể chứng đau đầu sau mỗi giấc ngủ của bạn sẽ xuất phát từ một trong 4 bệnh lý sau. Các bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây để có những hiểu biết cơ bản. Nhưng để chắc chắn các bạn hãy chủ động gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu ban đầu để có thể điều trị một cách hiệu quả.
Trầm cảm
Trầm cảm sẽ làm cho nồng độ hormone Serotonin xuống thấp. Vì thế gây ra sự rối loạn giấc ngủ. Hệ quả là những cơn đau đầu sẽ ập đến vừa ngủ dậy. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với những dạng đau đầu bệnh lý khác thì đau đầu do trầm cảm sẽ kèm theo một số dấu hiệu như:
- Cơn đau sau khi ngủ dậy sẽ kéo dài dai dẳng và âm ỉ cả ngày
- Đầu nặng như bị siết chặt, có thể kèm theo cả đau vai gáy
- Khó ngủ, nhạy cảm với âm thanh
- Không thể tập trung làm bất kỳ việc gì
- Tâm trạng chán nản, bí bách, thiếu niềm tin vào cuộc sống, có nhiều suy nghĩ tiêu cực
Đau đầu do trầm cảm không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu không điều trị dứt điểm bệnh trầm cảm, không những sau khi ngủ dậy bị đau đầu mà tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần của bạn sẽ ngày càng đi xuống. Thậm chí nó có thể khiến bạn tự làm tổn thương chính mình, để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng
Thiếu máu não
Bạn ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt kèm theo một số triệu chứng sau:
- Đêm trằn trọc khó ngủ, ngủ ít nhưng ngày lại ngủ gà ngủ gật
- Cứ thay đổi tư thế ngủ lại thấy đau đầu
- Ngồi xuống đứng dậy bị đau đầu chóng mặt
- Ù tai, nghe kém, mắt mờ
Nếu tổng hợp tất cả các dấu hiệu trên mà đặc biệt nhất là triệu chứng chóng mặt không phân biệt ngày giờ, tư thế thì đó hoàn toàn có khả năng là chứng thiếu máu não. Bị thiếu máu não lâu ngày, người bệnh sẽ không chỉ đau đầu mỗi khi ngủ dậy mà còn có thể bị đau nửa đầu vai gáy, tê bì chân tay….Vậy nên thăm khám và điều trị sớm là việc hết sức cần thiết.
Huyết áp cao
Những người bị huyết áp cao có những cơn đau đầu điển hình vào cuối đêm về sáng, tầm khoảng 3-5 giờ. Nó kéo dài âm ỉ cho đến khi bệnh nhân thức dậy. Cơn đau vẫn duy trì tại thời điểm thức và bắt đầu suy giảm khi người bệnh bắt đầu vận động.
Thông thường ngủ dậy bị đau đầu do cao huyết áp thường gặp ở đối tượng chính là nữ trên 50 tuổi. Nam cũng có, nhưng tỷ lệ thấp hơn nữ. Phần lớn cơn đau sẽ tập trung ở vị trí chẩm hoặc chán, có thể lan lên trên đỉnh đầu rồi sang cả hai bên đầu. Mỗi khi đau kèm theo hiện tượng chóng mặt, đánh trống ngực hết sức rõ ràng. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như mệt mỏi, cơ cứng vùng cổ, vai và gáy.
Một cách test đơn giản hơn nữa để nhận biết nguyên nhân đau đầu của bạn có phải là do huyết áp cao hay không. Đó là mỗi khi cảm thấy đau đầu hãy thử đo huyết áp. Nếu thấy mức độ đau đầu diễn biến theo tiến triển của huyết áp. Khi huyết áp tăng, cơn đau đầu cũng rõ hơn, mạnh hơn, nhức hơn. Khi huyết áp hạ, cơn đau đầu cũng theo đó suy giảm. Điều đó chắc chắn huyết áp cao chính là lý do của những cơn đau đầu đó.
Những người bị huyết áp cao rất hay gặp phải tình trạng này. Nhưng một số đối tượng như: bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tuýp 2; người sử dụng bia rượu, thuốc lá; người thừa cân béo phì, người già trên 65 tuổi, người có chỉ số Cholesterol trong máu cao… là những người dễ bị cao huyết áp và dễ ngủ dậy bị đau đầu do huyết áp tăng cao vào buổi sáng.
Đau đầu do u não
Đây là nguyên nhân đau đầu mà người bệnh rất khó để có thể tự mình phát hiện ra. Để có thể biết chính xác, người bệnh chỉ có thể tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên, nếu bị u não thì đau đầu cũng là một biểu hiện xuất hiện từ rất sớm. Nên người bệnh có thể tham khảo một số dấu hiệu sau để hiểu rõ về cơ thể, về sức khỏe của mình hơn:
- Ban đầu: chỉ là những cơn đau nhẹ, không dữ dội, đau nhiều vào lúc nửa đêm về sáng sớm. Đau ở một vị trí cố định.
- Sau dần thì cơn đau trở lên mạnh mẽ hơn do sự chèn ép của khối u nên các tổ chức xung quanh. Đồng thời vị trí đau cũng lan rộng hơn từ điểm cố định ban đầu do khối u tăng lên về kích thước.
- Một số dấu hiệu kèm theo đau đầu theo mức độ tăng dần như: đau hơn khi ho, rặn đại tiện… Thậm chí thay đổi tư thế đột ngột cũng đau. Nặng hơn thì buồn nôn hoặc nôn, nhưng không liên quan đến vấn đề sức khỏe khác. Và khi nôn xong sẽ đỡ đau. Thi thoảng xuất hiện những cơn co giật. Theo đó còn có một số biểu hiện như: giảm hoạt động, ý thức chậm chạp, tính tình thay đổi….
U não là tình trạng khá nguy hiểm. Nếu sáng ngủ dậy bị đau đầu mà có thêm các dấu hiện trên. Tỷ lệ cao là bạn đã ở một giai đoạn mới của u não.
Phương pháp chẩn đoán vì sao ngủ dậy bị đau đầu
Người bệnh sẽ được khai thác tiền sử bệnh để chẩn đoán ban đầu, sau đó có thể sẽ thực hiện một số phương pháp khám sau:
- Khám toàn thân: Toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim mạch. Việc này sẽ giúp kiểm tra xem ngủ dậy bị đau đầu có liên quan đến huyết áp. Đồng thời giúp đề phòng các cơn tăng huyết áp ác tính
- Khám thần kinh, tâm thần: Xác định các khuyến khuyết, dị tật trong chức năng não bộ, sự lưu thông, tuần hoàn máu tới não, tâm lý của bệnh nhân. Đây là phương pháp chẩn đoán cho chứng trầm cảm, bệnh thiếu máu não. Và cũng là bước đầu để đi đến những thăm khám sâu hơn về u não.
- Khám xét cận lâm sàng: Đây là phương pháp giúp chẩn đoán cụ thể hơn và chính xác hơn về tình trạng của não bộ: Chụp sọ, chụp xoang, chụp cột sống cổ, làm các xét nghiệm liên quan đến máu. Trường hợp nặng hơn có thể cần thiết phải chụp CT, chụp cộng hưởng từ, chụp khí não đồ, động mạch não, ghi điện nào và thậm chí là chọc ống sống thắt lưng.
Cách điều trị ngủ dậy bị nhức đầu
Giấc ngủ là lúc cơ thể chúng ta tái tạo năng lượng. Vậy mà khi ngủ dậy, không những cơ thể không khỏe thêm, tràn trề sức sống hơn mà còn kèm theo đau đầu sẽ khiến chúng ta vô cùng mệt mỏi và gây nhiều phiền toái cho cuộc sống. Vì vậy, dù xuất phát từ nguyên nhân nào, thì chúng ta cũng nên điều trị đúng cách khi bị nhức đầu sau khi ngủ dậy.
Thay đổi thói quen để không bị đau đầu sau khi ngủ dậy
Nếu những cơn đau xuất phát từ thói quen xấu trong đời sống sinh hoạt, bạn có thể chủ động và dễ dàng điều trị chúng. Chỉ cần những hành động thiết thực mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ mạnh khỏe hơn, đời sống tinh thần sẽ vui vẻ hơn. Và quan trọng, nó còn giúp bạn tiêu diệt ngay từ ban đầu những mầm mống bệnh tật được ủ từ quá trình đau đầu lâu dài.
- Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, 30 phút đến 1 tiếng mỗi trưa
- Ngủ đúng tư thế trong không gian, môi trường thuận lợi. Có thể áp dụng thêm một số biện pháp và sử dụng một số công cụ để giúp giấc ngủ được ngon, sâu và chất lượng hơn.
- Không nên sử dụng thiết bị điện tử có ánh sáng màn hình quá mạnh. Và ngưng sử dụng thiết bị điện tử khoảng 1 tiếng trước mỗi giấc ngủ; đặc biệt là ngủ vào ban đêm.
- Nói không với các chất kích thích. Đặc biệt là ma túy và các chế phẩm của nó.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế thực phẩm có chứa các chất dễ gây đau đầu.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 4 ngày/ tuần để có một cơ thể khỏe mạnh, đầu óc tỉnh táo, linh hoạt.
Áp dụng biện pháp vật lý trị liệu trong điều trị ngủ dậy bị đau đầu
Ngoài việc thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày, những ai bị đau đầu có thể áp dụng phương pháp châm cứu bấm huyệt. Phương pháp này không chỉ giảm đau đầu mà còn giúp mọi người có khoảng thời gian thư giãn, thả lỏng cơ thể và tinh thần.
Ngoài việc sử dụng cách ấn huyệt và dùng kim châm cứu; các kỹ thuật viên còn có thể áp dụng các phương pháp khác như: ma sát, nhiệt, giác hơi, xung năng lượng điện từ. Tùy theo từng thể trạng, cấp độ mà áp dụng cách khác nhau. Vì thế nên những ai bị đau đầu muốn áp dụng biện pháp vật lý trị liệu nên đến các cơ sở y tế Đông y uy tín.
Sử dụng thuốc điều trị là phương pháp điều trị ngủ dậy bị đau đầu nhanh nhất
Với các trường hợp bệnh lý nhẹ và bệnh nhân không muốn sử dụng thuốc Tây y, thì có thể sử dụng thuốc Đông y. Nhưng để mang lại hiệu quả nhanh nhất, thì bác sĩ sẽ thường kê một số dạng thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, cắt cơn
- Thuốc trấn tĩnh, thuốc phòng trầm cảm
- Thuốc chống phù não
- Thuốc ổn định huyết áp.
Nhưng với trường hợp u não, ngoài điều trị bằng thuốc, tùy theo tình trạng của u mà bác sĩ có thể khuyên bạn sẽ tiến hành phẫu thuật.
Ngủ dậy bị đau đầu có thể chỉ là biểu hiện cho thấy những thói quen sinh hoạt không tốt của mọi người. Nhưng nó đồng thời cũng có khả năng là dấu hiệu của những bệnh lý khá phổ biến. Vì vậy mỗi chúng ta không nên chủ quan với tình trạng khác lạ của bản thân. Hãy hình thành và duy trì những thói quen sống lành mạnh để có một sức khỏe tốt. Và hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín khi bản thân có những điểm khác lạ.
Hy vọng bài viết trên giúp các bạn có những hiểu biết đúng hơn về triệu chứng ngủ dậy bị đau đầu và biết cách chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân.
Xem thêm