Giải Đáp Thắc Mắc: Bà Bầu Đau Đầu Có Được Bôi Dầu Gió Không?

Ngày cập nhật: 03/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Dầu gió là một trong những sản phẩm được sử dụng phổ biến để giảm đau đầu, chống sưng, hạn chế chứng chóng mặt và giúp làm tăng nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, câu hỏi “bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không” là thắc mắc chung của nhiều chị em. Mời bạn đọc tìm hiểu câu trả lời của các chuyên gia qua những thông tin ngay sau đây.

Bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không? – Ý kiến của chuyên gia

Trong thành phần của các loại dầu gió thường chứa một số loại tinh dầu phổ biến như: Tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu thông, tinh dầu hương nhu hay long não. Thông thường, hoạt chất menthol tìm thấy trong công thức của dầu gió có tác dụng làm giảm các vết bầm tím, sưng tấy, đau lưng, đau đầu, chóng mặt và chuột rút.

Với tính chất thuận tiện khi sử dụng, dễ mua và không cần đơn của bác sĩ, bà bầu có thể mua dầu gió tại bất cứ hiệu thuốc nào. Vậy bà bầu đau lưng có được bôi dầu gió không, có bầu bôi dầu gió vào bụng được không? Theo ý kiến của chuyên gia, việc bà bầu hít dầu gió được không hay bà bầu thoa dầu gió được không hoàn toàn phụ thuộc vào liều lượng, tần suất sử dụng. Nếu chỉ bôi một vài giọt lên áo, xoa vào lòng bàn tay, bàn chân hoặc nhỏ vào nước tắm thì không ảnh hưởng gì. Nếu dùng nhiều, dầu gió có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bầu 3 tháng đầu có được bôi dầu gió không?

Bà bầu có thể sử dụng dầu gió để giảm đau đầu nhưng phải đúng cách, đúng liều lượng
Bà bầu có thể sử dụng dầu gió để giảm đau đầu nhưng phải đúng cách, đúng liều lượng

Được biết, khi sử dụng với lượng lớn hoặc sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Một số loại tinh dầu như long não, bạc hà có thể thẩm thấu qua da, truyền qua nhau thai vào thai nhi và gây ra các dị tật. Trường hợp uống, ăn phải các loại tinh dầu này, thai sẽ bị ngộ độc khiến tử cung co thắt làm rối loạn hệ thần kinh trung ương. Như vậy, để tránh các dị tật ở thai nhi, tốt nhất trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng dầu gió.
  • Chất menthol trong thành phần dầu gió có thể gây ức chế hô hấp. Cho đến nay, chất này chưa được kiểm định về tác dụng phụ đối với phụ nữ khi mang thai nhưng bà bầu cũng nên cẩn trọng khi sử dụng.
  • Những loại dầu gió có chứa hoạt chất methyl salicylat cũng không nên được dùng thường xuyên vì chúng có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, khiến mũi bị khô và giảm tiết dịch nhầy bên trong mũi. Trong trường hợp vô ý uống phải, ăn phải dầu gió, bà bầu nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ định hướng cách khắc phục tốt nhất.

Vậy loại dầu gió nào dành cho bà bầu? Bà bầu bôi dầu tràm được không? Thông thường các chuyên gia sẽ khuyên bà bầu không nên sử dụng các loại dầu gió, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Để biết mình có thể sử dụng những sản phẩm nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa hoặc đọc kỹ hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất trước khi dùng.

Sử dụng dầu gió đúng cách cho bà bầu

Các chuyên gia vẫn vẫn giải đáp thắc mắc “bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không” rằng: Việc dùng với liều lượng phù hợp sẽ gia tăng công dụng sản phẩm và cũng không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả mẹ và bé.

  • Nếu xông hơi, ngâm mình trong bồn tắm thì thai phụ không nên cho quá 5ml dầu gió.
  • Nếu bôi lên quần áo, tất chân để giữ ấm thì chỉ sử dụng 1 đến 2 giọt.
  • Dầu gió chỉ nên được sử dụng trong việc xoa bóp, bôi ngoài da, bôi dầu gió vào lòng bàn chân – bàn tay,… Tuyệt đối không được uống hoặc để rơi rớt vào đồ ăn vì khả năng ngộ độc là rất lớn.
  • Với những vết thương hở, hay khu vực nhạy cảm như vị trí mắt, tuyệt đối không được bôi dầu gió.
Bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không? Lưu ý cần nhớ
Bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không? Lưu ý cần nhớ

Bên cạnh dầu gió, chị em cũng cần chú ý khi sử dụng một số sản phẩm chứa các chất nguy hiểm đối với thai nhi như:

  • Các loại son môi, mỹ phẩm: Các thành phần hóa chất độc hại trong mỹ phẩm đa số không tốt cho thai nhi. Nhiều sản phẩm nếu dùng kéo dài còn khiến cơ thể bị nhiễm độc, dị ứng. Do vậy, trong trường hợp muốn sử dụng mỹ phẩm làm đẹp, chị em cần lựa chọn các sản phẩm dành riêng cho phụ nữ mang thai.
  • Các loại thuốc ép, nhuộm tóc cũng là vấn đề thai phụ cần lưu tâm vì dễ ra gây dị tật thai nhi và các biến chứng sản khoa.

Ngoài ra, một lưu ý cho các mẹ khi nuôi con bú là cần hạn chế bôi dầu vì sẽ khiến em bé sợ hoặc bỏ bú. Chị em chỉ nên sử dụng nước tắm có dầu gió trong giai đoạn này nếu thấy thật sự cần thiết.

Một số biện pháp khác giúp bà bầu giảm đau đầu hiệu quả

Đau đầu trong giai đoạn thai kỳ có thể thường xuyên xảy ra. Chính vì thế, các mẹ cần biết các khắc phục để không cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe vfa tâm trạng. Giảm đau đầu bằng các biện pháp đơn giản ngay tại nhà là phương pháp đầu tiên mà thai phụ nên áp dụng. Có nhiều cách giảm đau đầu cho bà bầu khi bệnh mới khởi phát mà không cần dùng thuốc như:

Tác dụng nhiệt

Chị em có thể sử dụng một chiếc khăn mỏng để lạnh và di chuyển trên trán trong vòng 10 phút. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp các mao mạch máu thu nhỏ, nhờ vậy cơn đau đầu sẽ giảm đáng kể. Cách này phù hợp với những bà bầu bị đau đầu do viêm xoang hoặc stress, căng thẳng kéo dài.

Ngoài ra, dùng một túi ấm đặt vào phía sau gáy hoặc sử dụng vòi hoa sen xả nước ấm vào cơ thể khi tắm cũng sẽ giúp giảm đau. Nhiệt độ vừa phải từ nước ấm sẽ giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông khí huyết cho chị em.

Uống trà gừng

Trà gừng từ lâu đã được xem là một phương thuốc dân gian giúp giảm tình trạng đau đầu an toàn, hiệu quả. Các chất chống viêm trong củ gừng có tác dụng ức chế tác nhân gây đau đầu giúp bà bầu cảm thấy thư giãn hơn.

Trà gừng vừa giúp bà bầu giảm đau, vừa giúp thư giãn
Trà gừng vừa giúp bà bầu giảm đau, vừa giúp thư giãn

Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau: Chỉ cần lấy một củ gừng to đập dập và nấu chung với khoảng 500ml nước. Nấu đến khi nước sôi thì cho thêm một ít đường phèn là có thể sử dụng được.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Bà bầu nên uống khoảng 2 – 3 lít nước lọc chia thành nhiều lần trong ngày, nhất là nước ấm để kích thích lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hóa và trao đổi chất. Ngoài nước lọc, nên bổ sung nước hoa quả vì các chất điện giải trong trái cây sẽ giúp giảm đau đầu do căng thẳng nhanh chóng.

Xông hơi tinh dầu

Sử dụng tinh dầu cũng là một cách trị liệu chứng đau đầu đã được công nhận. Bà bầu có thể cho 3 – 5 giọt tinh dầu vào nước sau đó xông lên bằng đèn xông, máy xông tinh dầu hay máy khuếch tán các loại.

Các loại tinh dầu tốt cho bà bầu phải kể đến như:

  • Tinh dầu oải hương: Đây là loại tinh dầu giúp dễ ngủ, giảm đau và trị viêm. Ngoài ra, khi massage tinh dầu oải hương còn có thể giúp giảm rạn nứt da cho chị em.
  • Tinh dầu vỏ bưởi: Tinh dầu vỏ bưởi có chứa nhiều hoạt chất hiệu quả trong trường hợp cần chống buồn nôn, khó chịu và giúp thư giãn đầu óc khi phải làm việc căng thẳng kéo dài.
  • Tinh dầu tràm: Với tác dụng tốt trong việc thanh lọc không khí, chị em có thể mở nắp lọ tinh dầu tràm và để ở nơi có gió thổi để cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.
  • Tinh dầu cam, chanh: Các loại tinh dầu này giúp bà bầu phòng chống cảm lạnh và tăng sức đề kháng. Thay vì vứt vỏ cam, chanh, chị em nên bảo quản trong tủ lạnh, tủ bếp, hoặc cho vào nồi đun sôi rồi mở nắp cho hương thơm tỏa ra khắp không gian.

Ngoài ra, khi tắm, nhỏ một vài giọt tinh dầu vào nước cũng là biện pháp đơn giản làm tăng hiệu quả trị liệu chứng đau đầu.

Trị đau đầu bằng cách massage, day ấn huyệt

Cách trị đau đầu bằng massage, day ấn có thể được thực hiện đơn giản ngay trên bàn tay như sau:

  • Sử dụng 4 đầu ngón tay, đặc biệt dùng phần dưới của ngón tay để ấn vào vị trí nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Tập trung lực để ấn và xoa sẽ giúp cho cơn đau thuyên giảm nhanh chóng.
  • Hoặc có thể dùng tay ấn vùng thái dương, giữ nguyên như vậy trong khoảng 2 phút cho đến khi cảm thấy hơi khó chịu thì thả tay ra và lặp lại động tác này 2 – 3 lần.
  • Nếu thấy nhức đầu tại khu vực xoang, bà bầu tự xoa bóp và day ấn trên đầu ngón tay, móng tay cũng có thể có thể góp phần làm giảm thiểu cơn đau.
Trị đau đầu cho bà bầu bằng cách massage, day ấn huyệt là biện pháp được các chuyên gia khuyến khích
Trị đau đầu cho bà bầu bằng cách massage, day ấn huyệt là biện pháp được các chuyên gia khuyến khích

Bên cạnh đó, theo các thầy thuốc, bà bầu cũng có thể tác động vào các huyệt đạo sau đây để khắc phục cơn đau đầu:

  • Huyệt Bách Hội: Day ấn ở điểm gặp nhau giữa hai đường vuông góc nối hai đỉnh vành tai và đường chạy dọc qua giữa đầu. Huyệt đạo này nằm ngay ở dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay chỉ 1,5 thốn.
  • Huyệt Phong Trì: Xoa bóp huyệt đạo này ở vị trí khoảng lõm giữa bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
  • Huyệt Thái Dương: Xoa bóp và day nhẹ vào vị trí hai bên thái dương khoảng 10 lần trong 1 phút, xoa 3 – 5 lần, mỗi lần cách nhau vài phút để tăng hiệu quả giảm đau.

Tuy nhiên, các biện pháp khắc phục tại nhà giảm đau đầu chỉ có tác dụng hỗ trợ. Trường hợp đau đầu do căng thằng, mệt mỏi không quá nghiêm trọng thì chị em có thể áp dụng các cách này. Còn nếu trong tình trạng đau dai dẳng, đau đầu do bệnh lý thì cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “bà bầu đau đầu có được bôi dầu gió không” và một số biện pháp khắc phục cơn đau an toàn, hiệu quả. Thời gian mang thai cũng như nuôi con là vô cùng quan trọng nên thai phụ cần cân nhắc cẩn thận việc lựa chọn sử dụng các thuốc, sản phẩm giảm đau để hạn chế việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác