Trẻ Em Đau Đầu Uống Thuốc Gì? 10 Loại Thuốc Nên Tham Khảo

Ngày cập nhật: 21/08/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Đau đầu ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm những căng thẳng, lo âu, thiếu ngủ, rối loạn sinh học, nhiễm trùng,… Một trong những giải pháp được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn là sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả lại ít tác dụng phụ là điều khiến nhiều người băn khoăn. Vậy trẻ em đau đầu uống thuốc gì? Tham khảo nội dung bài viết sau để có được câu trả lời chi tiết.

Trẻ em đau đầu uống thuốc gì?

Trẻ em đau đầu uống thuốc gì? Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau đầu ở trẻ em:

Tylenol

Tylenol là viên uống giảm đau hạ sốt do Mỹ sản xuất. Thành phần chính của Tylenol là acetaminophen, thường được dùng để điều trị đau đầu nhẹ đến vừa phải ở trẻ em và người lớn. Thuốc có tác dụng nhanh sau vài giờ sử dụng, ít tác dụng phụ và không cần kê đơn.

Tylenol là thuốc trị đau đầu không kê đơn cho trẻ em
Tylenol là thuốc trị đau đầu không kê đơn cho trẻ em

Thành phần: Acetaminophen.

Công dụng: 

  • Giảm đau và hạ sốt do cảm lạnh, cảm cúm.
  • Được sử dụng để điều trị đau đầu, đau cơ, sốt. 
  • Cải thiện tình trạng đau răng, đau do chuột rút cơ.

Cách dùng: 

  • Tylenol dùng cho trẻ em trên 12 tuổi.
  • Uống 2 viên trong mỗi 6 giờ.
  • Không dùng thuốc quá 6 viên/ngày.
  • Không sử dụng Tylenol liên tục quá 10 ngày.

Tác dụng phụ: Có thể gây ra phản ứng dị ứng hiếm gặp như phát ban hoặc ngứa. Sử dụng quá liều thuốc Tylenol có thể gây tổn thương gan.

Giá bán: Khoảng 410.000 VNĐ/hộp 225 viên.

Advil

Advil chứa ibuprofen, là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), giúp giảm đau, hạ sốt, và chống viêm. Đây là lựa chọn hiệu quả cho cơn đau đầu có liên quan đến viêm hoặc đau cơ.

Thành phần: Acetylated Monoglyceride, Croscarmellose Sodium, Iron Oxides, Lecithin, Methylparaben, Beeswax and/or Carnuba Wax, Microcrystalline Cellulose, Pharmaceutical Glaze, Simethicone, Sodium Benzoate, Sodium Lauryl Sulfate, Starch, Povidone, Propylparaben, Silicon Dioxide, Stearic Acid, Sucrose (Sugar), Titanium Dioxide.

Công dụng: 

  • Giúp làm giảm nhanh cơn đau đầu, đau răng, đau nhức cơ.
  • Hạ sốt nhanh chóng.
  • Điều trị các triệu chứng của bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm.

Cách sử dụng:

  • Trẻ em trên 12 tuổi sẽ uống mỗi lần 1 viên.
  • Mỗi ngày có thể uống 2-3 lần.
  • Mỗi lần dùng thuốc cách nhau khoảng 4-6 tiếng.
  • Không dùng quá 6 viên/ngày.

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm đau dạ dày, đau bụng, ợ nóng, chảy máu, huyết áp cao,…

Giá bán: 550.000 VNĐ/hộp 360 viên.

Aleve

Aleve là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giúp giảm đau và kháng viêm. Thuốc được sử dụng để điều trị đau đầu, đau răng, đau cơ, đau xương khớp, đau vai gáy,… Viên uống có tác dụng hiệu quả lên đến 12 giờ, an toàn, không chứa hóa chất, phụ gia độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Trẻ em đau đầu uống thuốc gì có thể tham khảo sử dụng Aleve
Trẻ em đau đầu uống thuốc gì có thể tham khảo sử dụng Aleve

Thành phần: Naproxen.

Công dụng: 

  • Giảm đau hạ sốt tạm thời.
  • Cải thiện tình trạng đau đầu, đau răng cho trẻ em trên 12 tuổi.
  • Hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh do thay đổi thời tiết.

Cách sử dụng: 

  • Trẻ em trên 12 tuổi uống Aleve mỗi ngày 2 lần.
  • Mỗi lần 1 viên.
  • Khoảng cách giữa 2 liều là từ 8-12 giờ.
  • Không dùng quá 3 viên thuốc Aleve trong 1 ngày.
  • Không uống thuốc liên tục quá 10 ngày.

Tác dụng phụ: An toàn nếu dùng đúng liều, có thể làm tăng nguy cơ gây đau tim hoặc đột quỵ gây tử vong nếu sử dụng lâu dài hoặc dùng liều cao.

Giá bán: 680.000 VNĐ/hộp 320 viên.

Benadryl

Benadryl là một loại thuốc kháng histamine thế hệ 1. Thuốc thường được dùng để điều trị dị ứng và có tác dụng phụ là an thần, giúp giảm đau đầu liên quan đến dị ứng, cảm cúm, cảm lạnh… Benadryl có dược tính mạnh, tác dụng nhanh sau 15-30 phút sử dụng, hiệu quả kéo dài lên đến 6 giờ.

Thành phần: Diphenhydramine.

Công dụng:

  • Giúp an thần, giảm đau đầu.
  • Điều trị dị ứng, ngứa ngáy, nổi mề đay.
  • Cải thiện tình trạng mất ngủ.
  • Giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm lạnh.

Cách dùng:

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên uống 25–50mg, khoảng cách giữa các liều là từ 4–6 giờ.
  • Trẻ từ 6–11 tuổi uống 12,5–25mg, cách 4–6 giờ thì uống một lần.
  • Trẻ từ 2–5 tuổi dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.

Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn ngủ, mất phối hợp vận động, khô miệng, mũi hoặc họng, táo bón, đau bụng, mờ mắt, khô mắt, buồn ngủ vào ban ngày. Những tác dụng này thường nhẹ và tạm thời, không cần chăm sóc y tế đặc biệt.

Giá bán: 82.000 VNĐ/hộp 100 viên.

Paracetamol

Paracetamol còn được biết đến với tên gọi acetaminophen, là một loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Đây là một trong những thuốc không kê đơn phổ biến nhất cho người lớn và trẻ em khi bị đau đầu.

Paracetamol là thuốc trị đau đầu không kê đơn có thể dùng cho trẻ nhỏ
Paracetamol là thuốc trị đau đầu không kê đơn có thể dùng cho trẻ nhỏ

Thành phần: Paracetamol 500mg, Caffeine 65mg, Pregelatinised starch, Maize starch, Povidone, Potassium Sorbate,Talc, Stearic acid, Croscarmellose sodium.

Công dụng: 

  • Điều trị đau đầu, đau nửa đầu từ nhẹ đến vừa .
  • Giúp hạ sốt, giảm nhiệt độ cơ thể ở trẻ em bị sốt.

Cách sử dụng: 

  • Trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 hoặc 2 viên/lần.
  • Khoảng cách giữa hai liều là từ 4 đến 6 giờ.
  • Liều dùng tối đa là khoảng 4000mg/ngày.
  • Không dùng thêm các thuốc chứa paracetamol khác.

Tác dụng phụ: Phát ban, ngứa, sưng, suy gan, đau dạ dày, buồn nôn. Những tác dụng phụ này chỉ xảy ra khi dùng quá liều hoặc những người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Giá bán: 234.000 VNĐ/hộp 180 viên.

Hapacol 325

Hapacol 325 là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt phổ biến, chứa thành phần chính là Paracetamol (Acetaminophen). Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống, dạng gói hoặc viên sủi, thường được dùng để điều trị các cơn đau nhẹ đến vừa phải, bao gồm đau đầu, đau cơ và đau nhức khác ở trẻ em.

Thành phần: Paracetamol 325mg, Clorpheniramin maleat 2 mg, Acid citric khan, manitol, natri bicarbonat, đường trắng, aspartam, PVP K30, màu sunset yellow, bột hương cam.

Công dụng: 

  • Giúp giảm đau hạ sốt.
  • Điều trị đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau họng.

Cách sử dụng:

  • Trẻ em trên 12 tuổi uống mỗi lần dùng 1 viên.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi uống từ 1/2 – 1 viên mỗi lần.
  • Không dùng thuốc Hapacol 325 quá 5 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Tác dụng phụ ít gặp và hiếm gặp bao gồm ban da, buồn nôn, nôn, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu, phản ứng quá mẫn.

Giá bán: 21.000 VNĐ/hộp 100 viên.

Efferalgan

Efferalgan 150mg là thuốc giảm đau và hạ sốt, chủ yếu được sử dụng cho trẻ em để điều trị các triệu chứng đau nhẹ đến vừa phải, như đau đầu, đau cơ, và sốt. Thuốc chứa thành phần chính là Paracetamol (Acetaminophen), được bào chế dưới dạng viên sủi bọt, dễ hòa tan trong nước.

Thuốc trị đau đầu Efferalgan cho trẻ em
Thuốc trị đau đầu Efferalgan cho trẻ em

Thành phần: Paracetamol 150mg, Acid citric khan, Natri hydrogen carbonat, Sobitol, Natri carbonat khan, Povidon, Natri benzoat, Natri docusat, Hương cam, Aspartam.

Công dụng: 

  • Làm giảm cơn đau nhẹ đến vừa phải, bao gồm đau đầu, đau cơ, và các cơn đau nhức khác.
  • Có tác dụng hạ sốt, giúp giảm nhiệt độ cơ thể khi trẻ bị sốt.

Cách sử dụng:

  • Trẻ từ 2-4 tuổi uống 1 gói/lần, dùng tối đa 4 gói/ngày, khoảng cách giữa các lần uống là 6 tiếng.
  • Trẻ từ 4-6 tuổi uống 1 gói/lần, dùng gối đa 6 gói/ngày, khoảng cách giữa các lần uống là 4 tiếng.
  • Trẻ từ 6-9 tuổi uống 2 gói/lần, dùng tối đa 8 gói/ngày, khoảng cách giữa các lần uống là 6 tiếng.
  • Trẻ từ 9-11 tuổi uống 2 gói/lần, dùng tối đa 12 gói/ngày, khoảng cách giữa các lần uống là 4 tiếng.

Tác dụng phụ: Giảm lượng tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, tiêu chảy, đau bụng, phản ứng quá mẫn, mề đay, phát ban, hạ huyết áp,…

Giá bán: 33.600 VNĐ/hộp 12 gói.

Zofran (ondansetron)

Zofran là thuốc chống nôn, thường được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị buồn nôn và nôn do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả khi đau đầu là kết quả của tác dụng phụ từ thuốc khác. Đây là một loại thuốc kê đơn.

Thành phần: Ondansetron 4mg hoặc 8mg.

Công dụng: 

  • Ngăn ngừa và điều trị tình trạng nôn và buồn nôn.
  • Được sử dụng khi đau đầu đi kèm với triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.

Cách dùng: 

  • Uống 8mg/lần. 
  • Mỗi ngày có thể uống Zofran từ 1-2 lần.
  • Uống với nước lọc.
  • Có thể uống thuốc Zofran cùng hoặc không cùng bữa ăn.
  • Nên tham khảo bác sĩ về liều lượng cụ thể cho trẻ.

Tác dụng phụ: Nhìn mờ, mất thị lực tạm thời, khó thở, nhịp tim chậm, bồn chồn, lo lắng, run rẩy, vàng da, vàng mắt, đi tiểu ít.

Giá bán: Đang cập nhật.

Amitriptyline

Amitriptyline là một loại thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA), thường được kê đơn để điều trị các rối loạn tâm thần và đau đầu mãn tính. Đối với trẻ em, nó thường được sử dụng khi đau đầu là triệu chứng của các rối loạn thần kinh hoặc đau đầu mãn tính.

Amitriptyline là thuốc trị đau đầu cho trẻ
Amitriptyline là thuốc trị đau đầu cho trẻ

Thành phần: Amitriptylin hydroclorid 25mg, Lactose, tinh bột sắn, povidon K30, hydroxypropyl methylcellulose, titan dioxyd, magnesi stearat, aerosil, polyethylen glycol 400, màu tartrazin.

Công dụng:

  • Điều trị đau đầu mãn tính, bao gồm cả đau đầu căng thẳng và migraine.
  • Giúp giảm triệu chứng trầm cảm có thể liên quan đến cơn đau đầu.
  • Được sử dụng trong trường hợp các loại thuốc trị đau đầu khác không hiệu quả.

Cách sử dụng: 

  • Trẻ từ 6-10 tuổi uống 10-20mg/lần.
  • Trẻ trên 11 tuổi uống 25 – 50mg/lần.
  • Có thể tăng giảm liều tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, táo bón, tăng cân, nhức đầu. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể bao gồm rối loạn nhịp tim và phản ứng dị ứng nặng.

Giá bán: 100.000 VNĐ/hộp 100 viên.

Propranolol

Propranolol là một thuốc thuộc nhóm beta-blocker, thường được kê đơn để điều trị một số tình trạng như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, và đặc biệt là để ngăn ngừa đau đầu do migraine. Đối với trẻ em, propranolol có thể được sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ để phòng ngừa các cơn đau đầu tái phát, đặc biệt là trong trường hợp đau đầu mãn tính hoặc migraine.

Thành phần: Propranolol.HCI 40mg, Tinh bột mì, Avicel, PVP, Màu vàng tartrazine, Màu xanh patent, Crospovidon, Aerosil.

Công dụng: 

  • Giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu migraine ở trẻ em.
  • Ổn định nhịp tim và giảm lo âu, cải thiện các triệu chứng đau đầu liên quan đến căng thẳng.

Cách sử dụng: 

  • Liều khởi đầu có thể là 10-20 mg.
  • Mỗi ngày dùng từ 2-3 lần.
  • Có thể điều chỉnh dựa trên đáp ứng của trẻ.

Tác dụng phụ: Hầu hết tác dụng nhẹ và thoáng qua. Hiếm khi gặp phải tình trạng như: Nhịp tim chậm, hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, rụng tóc, khô miệng, viêm họng, co thắt phế quản. 

Giá bán: 100.000 VNĐ/hộp 100 viên.

Phương pháp làm giảm đau đầu tự nhiên khác

Bên cạnh thắc mắc “trẻ em đau đầu uống thuốc gì?”, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng các phương pháp tự nhiên để giảm đau đầu cho trẻ. Những cách dưới đây thường thực hiện đơn giản lại an toàn và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc. 

Nghỉ ngơi và thư giãn:

  • Tìm một nơi yên tĩnh: Cho trẻ nằm xuống trong một căn phòng tối, yên tĩnh và thoáng mát.
  • Thư giãn cơ bắp: Hướng dẫn trẻ hít thở sâu và thả lỏng các cơ, đặc biệt là cơ vùng cổ và vai.
  • Ngủ đủ giấc: Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi đêm, vì thiếu ngủ có thể là một nguyên nhân gây đau đầu.
Cho trẻ nghỉ ngơi và thư giãn để cải thiện tình trạng đau đầu
Cho trẻ nghỉ ngơi và thư giãn để cải thiện tình trạng đau đầu

Chườm nóng/lạnh:

  • Chườm lạnh: Đặt một túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh lên trán hoặc sau gáy của trẻ trong khoảng 15-20 phút.
  • Chườm nóng: Nếu trẻ cảm thấy đau đầu do căng cơ, hãy thử chườm nóng lên vùng cổ hoặc vai.

Massage:

  • Massage nhẹ nhàng: Xoa bóp nhẹ nhàng vùng thái dương, trán và cổ của trẻ có thể giúp giảm đau đầu.
  • Sử dụng tinh dầu: Một số loại tinh dầu như bạc hà hoặc oải hương có thể giúp thư giãn và giảm đau đầu. Nhớ pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng để ttránh tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Thay đổi chế độ ăn:

  • Uống đủ nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước trong ngày, vì mất nước có thể gây đau đầu.
  • Bổ sung magie: Magie có thể giúp giảm tần suất và cường độ của cơn đau nửa đầu. Bạn có thể tìm thấy magie trong các loại thực phẩm như rau lá xanh, các loại hạt, và chuối.
  • Tránh các tác nhân gây đau đầu: Giảm lượng caffeine và đường trong chế độ ăn của trẻ.

Các biện pháp khác:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Một số bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ có thể giúp giảm căng thẳng và đau đầu.
  • Liệu pháp hương thơm: Sử dụng tinh dầu hoặc nến thơm có thể tạo ra một môi trường thư giãn và giúp giảm đau đầu.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “trẻ em đau đầu uống thuốc gì?”. Tóm lại, khi trẻ em bị đau đầu, việc lựa chọn thuốc phù hợp là rất quan trọng. Tuy nhiên cha mẹ hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào. Đừng quên kết hợp thuốc với các phương pháp giảm đau tự nhiên và theo dõi tình trạng của trẻ để đảm hiệu quả điều trị.

Xem Thêm:

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

16/09

hôm nay

17/09

Ngày mai

18/09

Ngày kìa

+

Khác