Bà Bầu Đau Đầu Uống Thuốc Gì Hiệu Quả Và An Toàn Nhất?

Ngày cập nhật: 27/05/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau đầu là triệu chứng nhiều phụ nữ gặp phải trong suốt thai kỳ. Bà bầu đau đầu uống thuốc gì để hiệu quả nhưng an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu ở bà bầu, có dùng được thuốc không và gợi ý một số loại thuốc an toàn thai phụ có thể tham khảo.

Nguyên nhân khiến thai phụ bị đau đầu là gì? Có nguy hiểm không?

Thống kê cho thấy có đến hơn 80% phụ nữ mang thai bị đau nhức đầu, thường gặp nhiều nhất ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Các dấu hiệu dễ nhận biết như đau nhói ở đầu, đau một bên, đau cả đầu, kèm theo buồn nôn, nôn.

Phụ nữ mang thai dễ bị đau đầu do nhiều nguyên nhân
Phụ nữ mang thai dễ bị đau đầu do nhiều nguyên nhân

Để giải đáp bà bầu bị đau đầu nên uống thuốc gì thì cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này để sử dụng thuốc phù hợp.

  • Ba tháng đầu thai kỳ: Thay đổi nội tiết tố, thay đổi cân nặng, thể tích tuần hoàn tăng dẫn đến căng thẳng gây đau đầu. Ngoài ra bà bầu có thể bị đau đầu do thiếu ngủ, thiếu dinh dưỡng, hạ đường huyết, ốm nghén, thay đổi thị lực, ít vận động thể chất.
  • Ba tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Tăng cân nhiều, thiếu ngủ, ngủ sai tư thế, ăn kiêng do tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ.
  • Nguyên nhân khác: Do bệnh lý như hạ huyết áp, huyết khối, viêm xoang, bệnh tim mạch, viêm màng não, viêm não, đột quỵ. Hoặc do yếu tố khách quan như môi trường sinh hoạt ồn ào, công việc căng thẳng, thức khuya.

Cần cẩn trọng nếu thai phụ bị đau đầu do tăng huyết áp ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Theo ước tính ở Hoa Kỳ, có 6 – 8% phụ nữ mang thai tuổi từ 20 – 44 bị tăng huyết áp. Mặc dù có thể kiểm soát được nhưng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sản giật, thiếu oxy cho thai nhi, nhau thai bong non, đột quỵ, trẻ sinh ra bị thiếu cân.

Đặc biệt, nếu thai phụ bị đau đầu kèm các triệu chứng sưng phù cơ thể, thay đổi thị giác, gặp vấn đề ở gan, nước tiểu bất thường thì nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bà bầu uống thuốc đau đầu được không?

Rất nhiều người lo lắng không biết bà bầu có uống thuốc đau đầu được không? Theo các bác sĩ thì việc kiểm soát cơn đau đầu cho mẹ bầu là điều cần thiết. Bởi tình trạng này kéo dài sẽ gây suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ, từ đó ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên, không phải tất cả loại thuốc giảm đau đầu đều được phép sử dụng cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu phải cẩn trọng với tất cả loại thuốc sử dụng, nhất là thuốc giảm đau. Bởi đây là giai đoạn nhạy cảm, phôi thai chưa làm tổ chắc chắn trong tử cung của mẹ. Nếu bà bầu dùng kháng sinh làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi.

Bà bầu đau đầu uống thuốc gì cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Bà bầu đau đầu uống thuốc gì cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Do đó, trong giai đoạn này, các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ có thai nên ưu tiên áp dụng các phương pháp hỗ trợ không dùng thuốc như chườm ấm, chườm lạnh, nghỉ ngơi,… Trong trường hợp tình trạng đau đầu không thuyên giảm, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Một số loại thuốc vẫn có thể được chỉ định dùng cho bà bầu nếu lợi ích của thuốc cho mẹ lớn hơn nguy cơ cho em bé.

Tuy nhiên mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn.

Bà bầu đau đầu uống thuốc gì?

Bà bầu đau đầu uống thuốc gì thì giảm đau hiệu quả và an toàn cho thai nhi? Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên tình trạng của mẹ bầu và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc Tây y có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai mà bạn đọc nên tham khảo:

Paracetamol (Acetaminophen)

Thuốc Paracetamol hay còn được gọi là Acetaminophen, là thuốc đau đầu phổ biến, có thể dùng cho cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Khi sử dụng Paracetamol, thuốc gần như không gây tác động đến hệ hô hấp, hệ tim mạch, không ảnh hưởng đến sự cân bằng acid – base trong cơ thể.

Paracetamol có thể sử dụng cho bà bầu bị đau đầu nhưng cần hạn chế
Paracetamol có thể sử dụng cho bà bầu bị đau đầu nhưng cần hạn chế

Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế tối đa sử dụng cũng như tuân thủ các quy tắc quan trọng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bạn cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định, không tự ý tăng liều hoặc kết hợp thêm các loại thuốc ngoài khác. Đồng thời bạn không nên dùng trong thời gian dài, cố gắng giảm số lần sử dụng nhiều nhất có thể nếu tình trạng đau nhức đầu đã giảm nhẹ hoặc khỏi.

Một số dữ liệu nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ có thể bị phơi nhiễm kéo dài với hoạt chất thuốc mà mẹ sử dụng trong thai kỳ. Từ đó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn, chậm phát triển vận động, gặp vấn đề về hành vi, giao tiếp.

Bà bầu đau đầu thì uống thuốc gì? – Thuốc chống viêm không chứa Steroid

Thuốc chống viêm không chứa Steroid NSAIDs như Ibuprofen, Diclofenac,.. có thể sử dụng cho phụ nữ có thai, tuy nhiên chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.

Đồng thời, các nghiên cứu cho thấy, trong 3 tháng đầu và sau tuần thứ 30 của thai kỳ, phụ nữ không nên dùng thuốc này. Các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật bẩm sinh ở thận, tim, thiếu ối,…

Thuốc giảm đau nhóm Opioid

Nhóm thuốc giảm đau nhóm Opioid như Codein, Tramadol, Morphin, Dihydrocodeine cũng được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ có thai, đặc biệt 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ dùng thuốc và có kiểm soát.

Thuốc Đông y giảm đau đầu, an toàn cho phụ nữ mang thai

Có thể thấy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo hạn chế tối đa sử dụng thuốc Tây để giảm đau đầu. Khi đó, phụ nữ có thể đến gặp các lương y và nhờ chẩn đoán, bốc thang thuốc để lưu thông huyết khí, cân bằng âm dương.

Dùng thang thuốc Đông y an toàn cho bà bầu bị đau đầu
Dùng thang thuốc Đông y an toàn cho bà bầu bị đau đầu

Dưới đây là một số thang thuốc Đông y cho phụ nữ giảm đau đầu mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thang 1: 180g sinh khương, 160g bạch truật, 160g thần khúc, 120g đương quy, 120g đỗ trọng, 120g sơn thù du, 120g thục địa, 120g hoài sơn, 80g biển đậu, 80g bổ cốt chỉ, 28g nhục quả, 20g mộc hương, 80 quả đại táo.
  • Thang 2: 12g mỗi loại gồm bạch thược, đương quy, thục địa, hoàng kỳ, sâm cao ly, tô ngạnh, 8g xuyên khung, 6g chích thảo.
  • Thang 3: 28g xích đồng nam, 16g hà thủ ô, 16g cành vông non, 16g cành sung non, 12g củ gai, 12g ngải cứu, 12g tía tô.

Các cách giảm đau đầu không dùng thuốc cho bà bầu

Trên đây là giải đáp bà bầu đau đầu uống được thuốc gì. Tuy nhiên, với thai phụ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc.

Bạn có thể dùng tinh dầu để thư giãn, giảm đau và ngủ ngon
Bạn có thể dùng tinh dầu để thư giãn, giảm đau và ngủ ngon

Thuốc chỉ nên sử dụng là lựa chọn cuối cùng, nếu tình trạng đau đầu nhẹ, không thường xuyên thì bạn có thể tham khảo các phương pháp chăm sóc tại nhà dưới đây.

  • Chườm lạnh giảm đau đầu: Sử dụng khăn mỏng lạnh, di chuyển trên trán khoảng 10 phút. Nhiệt độ lạnh từ khăn giúp mao mạch máu thu nhỏ, từ đó giảm đau nhức đầu. Mẹo này phù hợp với phụ nữ bị đau đầu do căng thẳng, viêm xoang.
  • Chườm nóng: Dùng khăn hoặc túi ấm đặt vào sau gáy, nhiệt độ vừa phải giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu, giảm đau.
  • Uống đủ nước: Bạn hãy đảm bảo uống đủ nước cần thiết, duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên chỉ nên uống nước ấm, không uống nước quá lạnh, bổ sung thêm nước hoa quả tươi.
  • Sử dụng tinh dầu: Một số loại tinh dầu có thể dùng cho phụ nữ mang thai giúp an thần, dễ ngủ, giảm đau, trị viêm, thư giãn đầu óc, chống buồn nôn hiệu quả. Tiêu biểu như tinh dầu hoa cúc, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu sả chanh,…
  • Massage, day ấn: Dùng 4 đầu ngón tay ấn vào vị trí nằm giữa ngón cái và ngón trỏ với lực vừa phải để cơn đau giảm dần. Hoặc bạn có thể ấn vùng thái dương khoảng 2 – 3 phút để xoa dịu đau đầu.
  • Uống trà gừng: Bà bầu đau đầu uống gì thì giảm đau mà không cần dùng thuốc? Mẹ bầu có thể uống một tách trà gừng ấm và nghỉ ngơi sẽ giúp giảm đau tốt.

Bầu 3 tháng đau đầu uống thuốc gì thì tốt? Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên dùng thuốc, bạn có thể tham khảo các cách trên để hỗ trợ giảm đau.

Những điều phụ nữ mang thai cần lưu ý khi bị đau đầu

Đau đầu trong quá trình mang thai là triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần hạn chế, tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia. Do đó, để giúp thuyên giảm các cơn đau đầu nhanh hơn, bạn đọc nên chú ý những điều dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp kiểm soát tốt cơn đau đầu khi. Bạn nên bổ sung khoai tây, quả anh đào, thực phẩm giàu sắt giúp hỗ trợ vận chuyển máu lên não,  giảm đau đầu. Đồng thời phụ nữ có thai nên kiêng ăn socola, rượu, cafe, bia,…
  • Nghỉ ngơi thư giãn: Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn suốt thai kỳ. Nên tắm nước nóng, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nghe nhạc, đọc sách.
  • Sinh hoạt lành mạnh: Thai phụ nên dành thời gian để vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga bầu, thiền nhằm giải tỏa căng thẳng.
  • Thay đổi môi trường sinh hoạt: Phụ nữ có bầu nên hạn chế đến những nơi ô nhiễm, ngột ngạt, mùi hương quá nồng. Nhà và phòng ngủ cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, thông thoáng, tránh ánh sáng quá chói, nhiều tiếng ồn để hạn chế đau đầu.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu đau đầu nên uống thuốc gì để hiệu quả và an toàn nhất. Trong thời điểm cơ địa nhạy cảm, phụ nữ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc, sản phẩm, biện pháp hỗ trợ để đảm bảo an toàn.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

12/09

hôm nay

13/09

Ngày mai

14/09

Ngày kìa

+

Khác