Tác Dụng Phụ Của Thuốc Ngủ Mà Bệnh Nhân Không Nên Bỏ Qua

Ngày cập nhật: 13/04/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và trạng thái tinh thần của bạn. Hiểu rõ thuốc ngủ có những tác dụng phụ nào là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc ngủ. Đừng bỏ qua khía cạnh này và hãy tìm hiểu cách đối phó và giảm thiểu tác động không mong muốn của thuốc ngủ để có một cuộc sống khỏe mạnh và giấc ngủ tốt nhất

Uống thuốc ngủ có tác dụng phụ gì?

Thuốc ngủ là một trong những phương pháp trị mất ngủ phổ biến nhất hiện nay, thường gặp nhất là một số loại như: Bromazepam, thuốc ngủ Zopistad, Seduxen,…. Không thể phủ nhận công dụng rõ rệt của thuốc, tuy nhiên người dùng cũng cần biết rằng, các loại thuốc này đều tiềm ẩn một số tác dụng phụ nhất định. Theo đó, thuốc có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới hệ thần kinh cũng như một số cơ quan khác trong cơ thể.

Triệu chứng Parasomnias

Parasomnias là một triệu chứng mất ngủ giả rất thường gặp, tức là bệnh nhân có tác hành động chuyển động, những cử chỉ trong khi đang ngủ nhưng không biết và cũng không thể tự kiểm soát.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, đây được coi là một tác dụng phụ tương đối đáng lo ngại của thuốc ngủ khi dùng trong thời gian dài. Nguy hiểm hơn chính là người bệnh hoàn toàn có khả năng điều khiển xe, quan hệ tình dục, ăn uống khi tinh thần đang không tỉnh táo.

Bệnh khó ngủ gây rối loạn đồng hồ sinh học của người bệnh
Bệnh khó ngủ gây rối loạn đồng hồ sinh học của người bệnh

Dị ứng cơ địa

Dị ứng cũng là một tác dụng phụ của thuốc an thần khá thường gặp hiện nay. Bệnh nhân khi dùng thuốc ngủ thảo dược hay bất cứ loại thuốc ngủ nào khác trong thời gian dài, kết hợp với yếu tố có cơ địa mẫn cảm sẽ dễ bị kích ứng bởi một số thành phần có trong thuốc. Khi này, tình trạng dị ứng còn tùy thuộc vào từng loại thuốc cũng như thể trạng mỗi người, sẽ có bệnh nhân bị thể nhẹ, nhưng có người tương đối nghiêm trọng, trong đó các dấu hiệu phổ biến nhất là:

  • Bị nổi mẩn ngứa, phát ban toàn thân, cơn ngứa ngáy có thể kéo dài liên tục trong vài ngày.
  • Khàn tiếng, hụt hơi, cổ họng sưng đau dẫn tới khó giao tiếp.
  • Ngực thường đau tức, khó thở, dễ nôn hoặc buồn nôn.
  • Tim đập rối loạn, nhịp tim nhanh hơn và kèm theo tình trạng giảm thị lực.
  • Vùng môi, mắt, lưỡng sưng phù.

Tác dụng phụ của thuốc ngủ – Nhờn thuốc

Nhờn thuốc làm một tác dụng phụ thuốc an thần khó tránh khỏi khi bệnh nhân quá lệ thuộc vào thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc để cải thiện chất lượng giấc ngủ trong thời gian ngắn. Nhưng ở những trường hợp dùng liên tục trong thời gian dài, đặc biệt khi bệnh nhân tự ý mua thuốc về uống sẽ dễ sinh ra nhờn thuốc, cơ thể không còn đáp ứng dẫn tới mất hiệu quả.

Ngoài ra, tâm lý không có thuốc sẽ không ngủ được càng khiến bệnh nhân trở nên lo âu, mệt mỏi, tinh thần căng thẳng cả ngày. Nếu dùng thuốc kéo dài, bệnh nhân thậm chí còn thấy mất ngủ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

Tác dụng phụ của thuốc ngủ gây nên hiện tượng nhờn thuốc
Tác dụng phụ của thuốc ngủ gây nên hiện tượng nhờn thuốc

Rối loạn chức năng não

Thực tế, sử dụng thuốc ngủ nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới hoạt động của não bộ, hệ thần kinh chịu nhiều tác động dẫn tới rối loạn, mất kiểm soát. Triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng này chính là người bệnh suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, tinh thần uể oải, thậm chí gia tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer ngay từ khi còn trẻ.

Trào ngược dạ dày

Thuốc ngủ với liều lượng lớn nạp vào cơ thể tần suất đều đặn sẽ kích thích dạ dày sản sinh ra lượng lớn dịch vị dẫn tới dư thừa. Từ đây, trào ngược dạ dày thực quản hình thành, kéo theo các tổn thương ở thành dạ dày cũng như vòm họng. Bệnh nhân thường có nguy cơ mắc bệnh lý này tương đối cao và mức độ sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu vẫn lệ thuộc vào thuốc.

Gia tăng rối loạn tâm lý

Thuốc ngủ cho tác dụng an thần, giúp người bệnh ngủ ngon, giảm lo âu, căng thẳng, stress để giấc ngủ có thể đến nhanh và ngủ sâu. Tuy vậy, khi sử dụng quà đà, hoàn toàn phụ thuộc vào những loại thuốc này, bệnh nhân sẽ không thể tránh khỏi tác dụng phụ đó là rối loạn tâm lý.

Theo đó, bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng đột nhiên căng thẳng bất an, tâm lý khó kiểm soát, vui buồn thất thường dẫn tới những hành vi quá khích. Về lâu dài, bệnh tình càng trở nên báo động, khi đó, thuốc ngủ không còn cho tác dụng, các ảo giác có thể xuất hiện khi cơ thể mất ngủ liên tục và tinh thần không được ổn định.

Tâm lý người bệnh bị mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc ngủ
Tâm lý người bệnh bị mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc ngủ

Nguy cơ cao mắc ung thư và tử vong sớm

Kết quả nghiên cứu từ Đại học tại California đã chứng minh rằng, tuổi thọ của cơ người có thể giảm do lạm dụng thuốc ngủ. Tạp chí BMJ cũng từng công bố các nghiên cứu y học, nguy cơ tử vong của bệnh nhân thường xuyên dùng thuốc ngủ cao hơn người bình thường.

Đặc biệt là các nhóm thuốc ngủ có thành phần hóa học cao, ảnh hưởng trực tiếp vào hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nguy cơ gây ung thư ở các cơ quan là rất cao nên người bệnh hãy thật thận trọng khi dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ phổ biến khác của thuốc ngủ

Các triệu chứng thường gặp do tác dụng phụ của thuốc an thần, thuốc ngủ chẳng hạn như: chóng mặt, nhức đầu, khó giữ thăng bằng, ngứa ran lòng bàn tay, cánh tay, cẳng chân và bàn chân, hay buồn ngủ trong ngày, khả năng tập trung giảm đáng kể,…..

Một số ảnh hưởng không mong muốn từ thuốc an thần
Một số ảnh hưởng không mong muốn từ thuốc an thần

Ngoài ra, người bệnh còn bị đau đầu mất ngủ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thường cảm thấy chán ăn, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,…. Đặc biệt, xuất hiện những cơn mơ bất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ.

Trên đây là những biểu hiện không mong muốn do thuốc ngủ gây ra. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần theo dõi sát sao các dấu hiệu của cơ thể để kịp thời điều trị.

Lưu khi khi sử dụng để tránh tác dụng phụ của thuốc ngủ

Để điều trị tốt chứng khó ngủ, mất ngủ, trằn trọc về đêm với thuốc ngủ, bạn đọc lưu ý một số điều sau để sử dụng thuốc ngủ hiệu quả:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt liều thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, tránh bỏ liều hoặc dùng quá liều lượng cho phép.
  • Trường hợp quên liều, bệnh nhân tuyệt đối không dùng gấp đôi liều lượng. Nếu gần đến giờ uống cử thuốc tiếp theo, bạn đọc hãy bỏ qua liều đã quên trước đó.
  • Chỉ dùng loại thuốc mà bác sĩ đã kê toa, hạn chế dùng loại thuốc khác. Vì các loại thuốc ngủ an thần khác có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn do được bào chế từ nhiều loại thành phần
  • không phù hợp với cơ địa và tình trạng của người bệnh.
  • Nếu phát hiện người bệnh có các dấu hiệu trên, lập tức đưa bệnh nhân vào bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kịp thời chữa trị các tác dụng phụ thuốc ngủ.
  • Không dùng thuốc nếu cơ thể mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Không được dùng thức uống có chứa chất kích thích để uống thuốc ngủ như rượu, bia, nước giải khát có cồn,…
  • Tránh dùng thuốc khi ăn quá no vì thuốc ngủ thường có tác dụng nhanh, khi ăn quá no và ngủ ngay sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm tăng lượng đường trong máu.
  • Hạn chế dùng thuốc ngủ với các trường hợp căng thẳng, trầm cảm nặng.
  • Lưu ý khi dùng thuốc ngủ với các loại thuốc khác vì thuốc ngủ có khả năng tương tác thuốc gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp bệnh nhân cần uống kết hợp các liệu trình khác, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Không dùng thuốc ngủ khi di chuyển vào các khu vực có múi giờ khác nhau vì sẽ làm rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ.

Bài viết đã cung cấp thông tin về những tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh khi sử dụng. Bạn đọc lưu ý kỹ những điều trên trong quá trình dùng thuốc để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc để điều trị.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

05/11

hôm nay

06/11

Ngày mai

07/11

Ngày kìa

+

Khác