Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Thuốc Ngủ Bromazepam: Cách Dùng, Giá Bán Và Lưu Ý Quan Trọng
Thuốc ngủ Bromazepam là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, thường được dùng để điều trị bệnh mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, căng thẳng. Để giúp người bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả hơn, Đông Phương Y Pháp sẽ gửi tới bạn một số thông tin khá hữu ích về loại thuốc này.
Thuốc ngủ Bromazepam 6mg là thuốc gì?
Bromazepam là loại thuốc ngủ thuộc nhóm benzodiazepine. Hoạt chất chính có trong thuốc là Bromazepam cùng với tá dược vừa đủ một viên. Thuốc hoạt động bằng cách tác động tới hệ thần kinh trung ương, giúp an thần và dễ ngủ.
Benzodiazepine được chỉ định dùng cho những trường hợp bị mất ngủ, lo âu, căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ. Ngoài ra bác sĩ có thể sử dụng Bromazepam cho những trường hợp khác.
Thuốc ngủ Bromazepam được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nồng độ huyết thanh có thể giảm do thức ăn. Thời gian đạt đến nồng độ cao nhất trong huyết tương là khoảng 2 giờ. Bromazepam sẽ được chuyển hóa ở gan, trong đó 3-hydroxy-bromazepam và 2-pyridine là những chất được chuyển hóa chủ yếu. Thuốc sẽ được bài tiết qua đường nước tiểu và thời gian bán thải là khoảng 20 giờ.
Một số thông tin cơ bản khác về thuốc bao gồm:
- Tên thuốc: Bromazepam.
- Phân loại: Thuốc hướng thần.
- Dạng thuốc: Viên nén.
- Hàm lượng: 1,5mg, 3mg, 6mg.
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc ngủ Bromazepam
Dưới đây là hướng dẫn về liều lượng, cách dùng và cách bảo quản thuốc tốt nhất:
Cách dùng
- Thuốc Bromazepam được sử dụng bằng đường uống.
- Uống cùng với nước lọc để đạt hiệu quả cao.
- Nên dùng thuốc vào thời gian cố định trong ngày để thuốc phát huy tối đa công dụng.
- Không bẻ đôi thuốc, không tán nhuyễn hoặc nhai thuốc.
Liều dùng
- Người lớn: Liều khởi đầu dùng từ 6-18mg/ngày, chia thành nhiều lần. Tối đa có thể dùng đến 60mg/ngày.
- Người cao tuổi: Liều dùng khoảng 3mg/ngày chia thành nhiều lần.
- Bệnh nhân bị suy nhược: Liều dùng từ 3mg/ngày, chia thành nhiều lần uống.
- Thời gian sử dụng thuốc chỉ từ 3-6 tuần.
Bảo quản
- Bảo quản thuốc Bromazepam ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ từ 25-30 độ C.
- Tránh để thuốc ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp, nơi có độ ẩm cao.
- Thuốc phải được giữ nguyên trong vỉ, không lấy thuốc ra ngoài khi chưa sử dụng.
- Để thuốc Bromazepam tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng.
Bài đọc thêm: Thuốc Ngủ Sleeping: Cách Dùng, Giá Bán, Lưu Ý Quan Trọng
Chỉ định và chống chỉ định
Không phải ai cũng có thể sử dụng được thuốc ngủ Bromazepam. Nếu dùng đúng đối tượng thuốc sẽ phát huy được công dụng. Ngược lại nếu dùng sai đối tượng sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy dưới đây là những người nên và không nên dùng thuốc Bromazepam 6 mg:
Chỉ định
Thuốc Bromazepam được bác sĩ chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:
- Điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ ngắn hạn.
- Điều trị chứng lo âu, hoảng sợ ngắn hạn.
- Làm giảm triệu chứng khi cai rượu và cai thuốc phiện.
- Người bị rối loạn chức năng của hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và tiết niệu do căng thẳng gây ra.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc Bromazepam cho những trường hợp như:
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Bromazepam.
- Người mắc bệnh phổi nặng hoặc bệnh phổi mãn tính.
- Người bị mắc bệnh gan ở mức độ nghiêm trọng.
- Người nghiện rượu hoặc có tiền sử lệ thuộc vào các chất gây nghiện.
- Người bị hội chứng ngưng thở trong khi ngủ.
- Người bị yếu cơ, nhược cơ.
- Phụ nữ có thai, nghi ngờ mang thai và người đang cho con bú.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc Bromazepam, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:
- Rối loạn trí nhớ.
- Phiền muộn.
- Rối loạn hành vi, cáu kỉnh, hung hăng, hồi hộp, kích động, ảo giác, tức giận, ác mộng, rối loạn tâm thần.
- Chóng mặt, nhức đầu.
- Lú lẫn, rối loạn cảm xúc, mất phương hướng
- Giảm cảnh giác, buồn ngủ, mất ngủ, căng thẳng.
- Thay đổi ham muốn tình dục.
- Suy tim, ngừng tim.
- Giảm khả năng thở.
- Buồn nôn, nôn, chán ăn.
- Táo bón, tiêu chảy, vệ sinh thất thường.
- Nhìn đôi, khó đi tiểu.
- Dị ứng, sưng tấy, đỏ da, sốc phản vệ, phù mạch.
- Yếu cơ, mệt mỏi.
- Té ngã, gãy xương.
- Sốt cao, cảm lạnh.
- Nói lắp, miệng khô.
Trường hợp người bệnh nhận thấy những dấu hiệu bất thường của sức khỏe cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý.
Tương tác thuốc
Thuốc ngủ Bromazepam có thể tương tác với một số loại thuốc khác làm thay đổi công dụng của thuốc hoặc gia tăng các tác dụng phu cho cơ thể. Vì vậy người bệnh cần thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào mà bạn đang sử dụng. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về thời gian sử dụng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả.
Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây tương tác với Bromazepam người bệnh cần chú ý:
- Các loại thuốc ngủ.
- Các loại thuốc giảm đau.
- Các loại thuốc an thân.
- Các loại thuốc thuộc nhóm chống lo âu, trầm cảm.
- Thuốc chống động kinh.
- Thuốc điều trị dị ứng.
- Thuốc cảm lạnh.
- Thuốc giãn cơ.
- Thuốc gây mê.
- Các loại thuốc giúp điều trị nhiễm khuẩn.
- Thuốc điều trị bệnh HIV.
- Thuốc điều trị các bệnh về tim mạch và huyết áp.
- Thuốc Cimetidine điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
- Thuốc điều trị lạm dụng rượu Disulfiram.
Nội dung hấp dẫn: Thuốc Ngủ Bromalex: Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Giá Bán, Lưu Ý
Xử lý khi dùng thuốc Bromazepam quá liều hoặc quên liều
Quá liều và quên liều là hai vấn đề mà bệnh nhân rất hay gặp phải. Theo dõi những thông tin dưới đây để biết cách xử lý khi gặp phải tình huống tương tự.
Quên liều
Khi người bệnh quên một liều, bạn hãy uống thuốc ngay khi vừa nhớ ra. Nhưng nếu nó gần sát với liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc như bình thường. Tuyệt đối không được uống gấp đôi liều lượng để tránh bị ngộ độc thuốc.
Quá liều
Bromazepam nếu dùng quá liều dù vô tình hay cố ý cũng sẽ làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể, khi người bệnh dùng quá liều sẽ có các phản ứng sau: Ngủ sâu, hôn mê sâu, suy hô hấp, khó thở, yếu cơ, suy tim, mất phản xạ và tử vong.
Khi đó người bệnh cần được đưa đi cấp cứu và áp dụng các biện pháp xử lý như sau: Dùng than hoạt tính trong vòng 1-2 giờ để tránh cơ thể hấp thu thêm thuốc. Sau đó có thể tiến hành rửa dạ dày nếu cần thiết.
Trong trường hợp người bệnh bị suy nhược thần kinh nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc cho dùng flumazenil để đối kháng với benzodiazepin. Điều này cần được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ cho đến khi tác dụng của hai loại thuốc này giảm dần.
Thuốc ngủ Bromazepam giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc ngủ Bromazepam hiện đang được bán với giá là 270.000 đồng/hộp 30 viên nén.
Người bệnh có thể tìm mua thuốc tại các cửa hàng, nhà thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc. Ngoài ra, sản phẩm này cũng được bán trên các shop online. Tuy nhiên bạn cần tìm mua thuốc tại các địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Khi mua thuốc, bạn cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ để được kê đơn phù hợp, hiệu quả hơn.
Lưu ý trong quá trình dùng thuốc Bromazepam
Vì Bromazepam có dược tính mạnh nên người bệnh cần hết sức chú ý trong quá trình sử dụng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc ngủ Bromazepam bạn cần ghi nhớ:
- Thuốc ngủ Bromazepam là thuốc kê đơn. Vì vậy người bệnh chỉ nên dùng khi có hướng dẫn của người có chuyên môn. Không nên tùy tiện mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
- Dùng Bromazepam theo đúng liều lượng đã quy định, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc để tránh gặp phải tác dụng phụ.
- Bệnh nhân cần ngưng sử dụng Bromazepam dần dần để không bị phụ thuộc vào thuốc, không nên dừng thuốc đột ngột.
- Sử dụng thuốc Bromazepam cho người dưới 18 tuổi phải có sự điều chỉnh liều dùng theo thể trọng của trẻ.
- Bệnh nhân được điều trị ngoại trú nên bắt đầu với liệu lượng thấp và tăng dần một cách từ từ cho đến khi đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Trong thời gian sử dụng thuốc Bromazepam, người bệnh không nên dùng rượu bia vì rượu có thể làm tăng tác dụng của thuốc.
- Thận trọng sử dụng thuốc đối với những trường hợp bị bệnh gan, thận, phổi, huyết áp, trầm cảm, tâm thần phân liệt, co giật, động kinh, tăng nhãn áp, lạm dụng rượu bia.
- Nên dùng thuốc vào buổi tối, tránh dùng thuốc vào ban ngày, sau khi dùng thuốc xong không được lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Nếu sau khi dùng Bromazepam, cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như thở gấp, thở khò khè, khó thở, phát ban, ngứa da, sưng mặt, sưng mắt, sưng môi lưỡi,… thì được chẩn đoán là bị dị ứng với thuốc. Cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý triệu chứng kịp thời.
- Thuốc Bromazepam có thể gây nghiện nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu dùng liên tục kéo dài sẽ gây ra tình trạng nghiện thuốc.
- Trước khi uống thuốc cần kiểm tra về hạn sử dụng và chất lượng của viên uống. Nếu nhận thấy thuốc chuyển màu, mùi khó chịu, chảy nước hoặc có dấu hiệu bị mốc thì không nên sử dụng để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Trên đây là những thông tin khá hữu ích về thuốc ngủ Bromazepam mà người bệnh cần nắm rõ. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, người bệnh chỉ nên uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được dùng thuốc tùy tiện để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Triệu chứng:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn
Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.