Mất Ngủ Sau Sinh – Cách Đánh Bay Nỗi Lo Sợ Của Bà Mẹ Bỉm Sữa

Ngày cập nhật: 30/01/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Mất ngủ sau sinh là một trong những nỗi sợ của chị em khi bước vào con đường làm mẹ. Việc thiếu ngủ, mất ngủ gây ra những tác hại rất lớn cho sức khỏe, tâm trạng, tính tình và công việc của mẹ bỉm sữa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và một số cách giúp mẹ bầu cải thiện, lấy lại giấc ngủ ngon cho chính mình.

Mất ngủ sau sinh luôn là nỗi lo sợ của nhiều mẹ bỉm sữa
Mất ngủ sau sinh luôn là nỗi lo sợ của nhiều mẹ bỉm sữa

Sau sinh gặp hiện tượng mất ngủ thường có một số biểu hiện như: 

  • Tâm trạng căng thẳng, nằm trằn trọc, ngủ không sâu giấc vì sợ không nghe thấy khóc của con hoặc qua giờ cho con bú. 
  • Bản thân người mẹ không thể thích nghi kịp thời giờ giấc sinh hoạt của em bé. Nhịp sinh học của mẹ bị rối loạn gây ra trằn trọc, không ngủ được. 
  • Tâm lý bất ổn bởi thiếu sự quan tâm chăm sóc của chồng và người thân gây ra trầm cảm sau sinh. 

Nguyên nhân làm cho chị em sau sinh bị mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, với các bà mẹ bỉm sữa mất ngủ là một nỗi ám ảnh và lo sợ vì nó kéo theo rất nhiều tác động xấu đến cuộc sống của chính họ và em bé. 

Các mẹ sau sinh mất ngủ thường do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan:

  • Thay đổi về nội tiết tố sau khi sinh em bé: Nội tiết tố ở chị em phụ nữ bắt đầu thay đổi từ khi cấn bầu gây ra những thay đổi trong giấc ngủ và sinh hoạt. Sau sinh, nồng độ estrogen thấp có thể làm rối loạn giấc ngủ và xấu hơn nữa là tình trạng trầm cảm sau sinh. 
  • Đổ mồ hôi đêm gây khó chịu: Đổ mồ hôi sau sinh là hiện tượng bình thường của cơ thể người mẹ do nhu cầu của cơ thể cần đào thải các chất dư thừa được sản sinh để bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm sẽ khiến mẹ bỉm sữa khó chịu và mất ngủ sau sinh. 
  • Mẹ bị rối loạn tâm lý sau khi sinh con: Những thay đổi về ngoại hình, các thói quen, đau nhức, v.v… làm cho các mẹ cảm thấy tự ti, lo lắng. Hơn nữa, các triệu chứng căng thẳng sau chấn thương, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm sau sinh kết hợp làm cho mẹ bầu rối loạn về tâm lý, lo lắng, căng thẳng dẫn đến mất ngủ 
  • Chăm con – cho con bú: Phần lớn, mất ngủ diễn ra ở tuần đầu sau sinh do bạn bắt đầu phải dậy cho bé ăn đêm, ăn theo cữ nên vẫn chưa quen với nhịp sinh học mới gây ra khó ngủ, mất ngủ sau sinh. Tùy thuộc vào sự thích nghi, người mẹ có thể ngủ tốt hơn hoặc vẫn bị chứng mất ngủ sau sinh kéo dài. 
  • Một số tác nhân khách quan: Một số các tác nhân khác như âm thanh ồn, thời tiết thay đổi thất thường, ánh sáng phòng ngủ không phù hợp, gối – đệm cứng làm cho nằm không thoải mái, v.v… cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mẹ. 
Thức khuya cho con bú và chăm con cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ
Thức khuya cho con bú và chăm con cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ

Một số triệu chứng mất ngủ sau sinh thường gặp

Sau sinh mất ngủ  thường đi kèm với trầm cảm sau sinh được biểu hiện qua một số triệu chứng như: 

  • Tâm lý không ổn định, lo lắng thái quá về nhiều chuyện, nhiều vấn đề
  • Tính tình thay đổi bất chợt buồn bã, vui mừng, cáu giận, cực kỳ khó chịu, v.v…
  • Tâm trạng thường trong trạng thái bất an, bồn chồn 

Để đảm bảo cho sức khỏe của mình, khi thấy các triệu chứng trên các mẹ bỉm sữa cần đi kiểm tra sức khỏe ngay. 

Ảnh hưởng xấu của chứng sau sinh mất ngủ đối với sức khỏe mẹ bỉm sữa

Bị mất ngủ sau sinh hoặc mất ngủ sau khi sinh mổ để lại nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các mẹ bỉm sữa.

Về sức khỏe 

  • Nếu mất ngủ kéo dài người mẹ dễ bị suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm trí nhớ, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. 
  • Ảnh hưởng đến đến hệ thống nội tiết làm giảm chất lượng sữa và hàm lượng sữa tiết ra. 
  • Bị mất sữa chỉ 1-2 tháng sau sinh.

Về tâm lý 

  • Người mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi, dễ cáu gắt, dễ xúc động. 
  • Dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh. Trầm cảm giai đoạn nhẹ sẽ tác động đến tâm lý, cảm thấy chán nản. Ngoại hình thay đổi làm mẹ tự ti, chán bản thân, có khi không còn hứng thú chăm sóc bản thân và con mình.
  • Nếu bệnh diễn biến nặng hơn, người mẹ có thể làm hại bản thân, bỏ mặc, chán ghét con. Tệ hơn, mẹ có thể làm ra những hành vi gây hại, ngược đãi con, tự sát và bắt buộc phải điều trị tâm thần, trầm cảm chuyên môn. 
Mất ngủ làm mẹ mệt mỏi, tâm lý không ổn định dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh
Mất ngủ làm mẹ mệt mỏi, tâm lý không ổn định dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh

Ngoài ra, tâm lý tiêu cực làm cho cơ thể giải phóng ra một loại chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Từ đó, gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, sức đề kháng và sự phát triển của chính con mình.  

Mẹ sau sinh mất ngủ phải làm sao?

Bị mất ngủ sau sinh có khỏi được không, mất ngủ sau sinh nên ăn gì để cải thiện chất lượng giấc ngủ hay có cách nào giúp trị mất ngủ sau sinh luôn là vấn đề được các mẹ quan tâm. Để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và sức khỏe, mẹ bỉm sữa có thể áp dụng một số cách trị mất ngủ sau sinh sau: 

Một số mẹo giúp bạn đối phó trực tiếp với chứng mất ngủ sau sinh

Mất ngủ sau sinh không thể điều trị khỏi ngay lập tức, do đó các mẹ bỉm sữa cần có sự kiên trì, tạo tâm lý thoải mái và áp dụng một số mẹo sau để đối phó ban đầu với chứng mất ngủ.

  • Tập hiểu thói quen của con và tranh thủ ngủ nghỉ khi con ngủ: Bạn nên cố gắng tập ngủ nghỉ cùng với giấc ngủ của con nhất là khi trẻ đã 3-4 tháng tuổi. Ở tuần tuổi này, giấc ngủ của trẻ đã ổn định hơn nên bạn có thể tranh thủ nghỉ ít nhất 15-30 phút để thư giãn đầu óc và lấy lại sức. 
  • Chia sẻ công việc với chồng, người thân trong gia đình: Người thân trong gia đình đặc biệt là người chồng cần hiểu, cảm thông và san sẻ bớt công việc để vợ có thể nghỉ ngơi. Hãy nhờ chồng phụ thay tã, mặc quần áo, nấu cơm, làm việc nhà, v.v…. vì thời gian chăm con, cho con ăn – ngủ cũng đã chiếm rất nhiều thời gian của bạn. 
  • Vận động, tập thể dục để thư giãn và phục hồi sức khỏe: Hãy cố gắng dành khoảng 10-20 phút/ ngày để tập các bài thể dục nhẹ nhàng giúp điều hòa nhịp thở, lấy lại vóc dáng, sự tự tin và thư giãn cho chính mình. Vận động sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa caffeine: Nạp quá nhiều cà phê, trà, v.v… sẽ làm cho bạn khó ngủ hơn. Nếu không thể bỏ hoàn toàn, bạn có thể dùng 1 tách cà phê vào buổi sáng và tránh tuyệt đối uống vào buổi tối.  
  • Tắt các thiết bị điện tử 1 tiếng trước khi ngủ: Các thiết bị điện tử sẽ kích hoạt hoạt động não và làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Loại ánh sáng từ các thiết bị này phát ra sẽ giảm nồng độ melatonin làm bạn ngủ không sâu giấc. 

Việc áp dụng một số cách trên giúp bạn đối phó với tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Tuy nhiên, nếu những cách trên không khả thi, bạn nên đi khám bác sĩ và áp dụng một số cách chữa mất ngủ sau sinh. 

Thuốc Tây chữa mất ngủ sau sinh

Để ngăn ngừa rối loạn thần kinh, trầm cảm sau sinh và cải thiện giấc ngủ các mẹ bỉm sữa có thể thêm các khoáng chất đặc biệt là sắt và magie. 

Thuốc Tây y là giải pháp điều trị mất ngủ được nhiều người lựa chọn
Thuốc Tây y là giải pháp điều trị mất ngủ được nhiều người lựa chọn

Một số loại thuốc an thần được kê toa, không gây nghiện có thể giúp bạn vượt qua chứng mất ngủ sau sinh một cách cấp tốc. Một số loại thuốc trị mất ngủ mà bạn có thể sử dụng như: Nytol, Sominex, simply sleep, v.v… 

Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như làm cho mẹ bị khô sữa khi đang cho con bú do trong thuốc có thành phần diphenhydramine. 

Các mẹ bầu không được tùy tiện sử dụng, phải tham khảo y kiến của bác sĩ cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chính mình và con. Những trường hợp bị kích ứng hoặc kích ứng thuốc, mẹ bầu phải ngưng dùng thuốc ngay lập tức và đi ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. 

Bấm huyệt, massage lưng – phương pháp trị mất ngủ hiệu quả cho mẹ bỉm sữa

Thông qua các nghiên cứu thực tiễn, y học đã chứng minh được bấm huyệt và massage lưng sẽ giúp mẹ bỉm sữa cải thiện được chất lượng giấc ngủ. 

Về bấm huyệt, các bác sĩ sẽ thực hiện bấm huyệt ở điểm áp lực Shen Men (điểm ở trung tâm lỗ tai ngoài, tỉnh của hố tam giác) trong 14 ngày liên tục, 4 lần/ngày. Sau 2 tuần chứng mất ngủ sau sinh sẽ được cải thiện, chất lượng giấc ngủ cũng tốt hơn. 

Về massage lưng, các mẹ bỉm sữa sẽ thực hiện massage tối khoảng 20 phút. Sau 5 ngày thực hiện massage liên tục, hiệu quả điều trị của phương pháp này sẽ được thể hiện thông qua việc mẹ bỉm dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc hơn. 

Massage giúp thư giãn cơ thể hỗ trợ điều trị mất ngủ cho mẹ
Massage giúp thư giãn cơ thể hỗ trợ điều trị mất ngủ cho mẹ

Yoga – thiền giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Những động tác yoga và thiền là một trong những cách vận động tự nhiên giúp mẹ tư giãn được tinh thần, tập trung vào hơi thở, trút bỏ những lo lâu để dễ đi vào giấc ngủ. Những động tác yoga chữa mất ngủ sau sinh khá đơn giản nên mẹ hoàn toàn có thể theo kịp bài tập, đồng thời còn hỗ trợ mẹ trong quá trình giảm cân lấy lại vóc dáng. 

Mẹ có thể đăng ký tập ở các trung tâm để đảm bảo đúng kỹ thuật và có cơ hội gặp nhiều mẹ bỉm sữa khác. Thông qua giao tiếp, trao đổi thông tin và kinh nghiệm mẹ có thể thoải mái tâm lý hơn và học được nhiều phương pháp giúp thoải mái tinh thần, nuôi con nhẹ nhàng hơn.

Âm nhạc trị liệu

 Âm nhạc được sử dụng như một liệu pháp trị liệu đối với các mẹ sau sinh mất ngủ. Âm nhạc giúp mẹ vượt qua những căng thẳng và áp lực tâm lý, bớt đi những lo lắng, sợ hãi, thoải mái hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ hãy lựa chọn những bài nhạc nhẹ nhàng để nghe hoặc tham khảo thêm các bài nhạc trị liệu từ các chuyên gia y tế để hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ cho bản thân mình. 

Liệu pháp hỗ trợ nhận thức hành vi điều trị mất ngủ sau sinh mổ và sinh thường

Liệu pháp nhận thức hành vi có thể hỗ trợ phụ nữ trầm cảm sau sinh và mất ngủ cải thiện lại chế độ sinh hoạt, thói quen và hành vi ngủ. Thông qua một thời gian điều trị, người mẹ sẽ cải thiện được tâm trạng và giấc ngủ của mình, nhờ đó chứng mất ngủ sau sinh cũng sẽ được điều trị khỏi. 

Ngoài ra, các mẹ bỉm sữa cũng nên chăm sóc, quan tâm đến bản thân mình để có thể phục hồi sức khỏe sau thời gian sanh con và có thể chăm con thật tốt. Nếu đang bị mất ngủ sau sinh, hãy chia sẻ để tìm sự giúp đỡ từ chồng và người thân trong gia đình. 

Mất ngủ sau sinh nên ăn gì, uống gì để cải thiện giấc ngủ?

Với các bà mẹ bị mất ngủ hãy uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ. Trong sữa, có chứa một lượng acid amin Tryptophan. Loại acid này sau khi được tiêu hóa sẽ chuyển đổi thành hormone Melatonin giúp điều hòa giấc lượng ngủ cho bạn. Qua đó, món ăn hỗ trợ chữa mất ngủ khá tốt.

Thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng sau sinh bị mất ngủ cho mẹ
Thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng sau sinh bị mất ngủ cho mẹ

Bổ sung thêm các loại thực phẩm để cơ thể đủ sức đề kháng, đủ dưỡng chất cho con bú, tăng chất lượng giấc ngủ (ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn).:

  • Chất xơ: súp lơ xanh, thì là, xà lách, v.v…
  • Giàu Vitamin B: trái cây, cá hồi, rong biển, hạt óc chó, hạnh nhân, v.v…
  • Canxi: sữa, trứng, đậu hũ, v.v…
  • Tinh bột từ yến mạch, khoai tây, khoai lang 
  • Sắt: cần tây, các loại đậu, quả chà và, quả sung, v.v…
  • Thêm vào đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm các dưỡng chất khác như:protein, magie, v.v… để phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng và có nhiều chất để cho con bú. 

Ngoài ra một số loại trà thảo dược đặc biệt là trà hoa cúc và trà hoa oải hương cũng đóng vai trò đáng kể trong điều trị chứng mất ngủ cho các mẹ bỉm sữa. Kiên trì sử dụng trong 2 tuần bạn có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ, giảm nhẹ các triệu chứng trầm cảm. Mùi của hoa oải hương còn giúp kích thích người mẹ sinh ra cảm giác tích cực với em bé, hình thành một sự gắn kết mạnh mẽ hơn với con. Tuy nhiên các loại trà này chỉ có tác dụng tích cực trong 4 tuần đầu. Vì thế, nó chỉ có thể hỗ trợ điều mất ngủ trong khoảng thời gian ngắn hạn. 

Mất ngủ sau sinh không thể điều trị ngay lập tức, nhưng thông qua những thông tin cần thiết như nguyên nhân, biểu hiện, ảnh hưởng và các cách chữa mẹ bỉm sữa có thể hiểu hơn và tình trạng này để có thể phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đạt được hiệu quả tốt nhất.

XEM THÊM:

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

11/11

hôm nay

12/11

Ngày mai

13/11

Ngày kìa

+

Khác