Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Cuối: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ thường hay gặp phải các tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, trằn trọc,…. ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé. Mất ngủ ở bà bầu tháng cuối xảy ra khá phổ biến, để cải thiện tình trạng này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối do những nguyên nhân nào?
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối được các bác sĩ xác định có khá nhiều nguyên do gây ra. Vì lúc này, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi lớn, cộng với nhiều yếu tố tác động khiến giấc ngủ bị cản trở, gián đoạn. Trong đó phổ biến nhất vẫn là:
- Tiểu đêm liên tục: Khi tới giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn càng gây sức ép lên thận và bàng quang. Khi này, mẹ bầu luôn có cảm giác buồn đi tiểu nửa đêm, các cơ quan hoạt động hết công suất dẫn tới tình trạng gián đoạn giấc ngủ, ngủ chập chờn vì phải tỉnh dậy liên tục.
- Bệnh tiêu hóa: Một số vấn đề như khó tiêu, táo bón, ợ nóng, ợ hơi,… hay các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa cũng có thể cản trở giấc ngủ, khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối.
- Tâm lý căng thẳng: Khi ở những tháng cuối, các mẹ bầu thường mang tâm lý lo lắng, căng thẳng, từ đó xảy ra tình trạng mất ngủ, trằn trọc cả đêm.
- Khó thở: Đây là nguyên nhân rất nhiều mẹ bầu gặp phải vì thai nhi phát triển lớn, cơ hoành chèn ép dẫn tới thiếu oxy, não bộ từ đó xảy ra các phản ứng và hình thành nên chứng mất ngủ.
- Chuột rút, co thắt chân: Càng về cuối, bắp chân rất dễ bị chuột rút, cơ co thắt đột ngột gây đau nhức, tê bì, mẹ bầu bị giật mình tỉnh giấc và sẽ khó ngủ lại.
Bà bầu 3 tháng cuối mất ngủ có hại không?
Bầu 3 tháng cuối khó ngủ có gây hại gì không là vấn đều được rất nhiều chị em đặt ra và bàn luận sôi nổi. Theo chia sẻ từ các bác sĩ, tình trạng này thực tế có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cả mẹ bà bé. Cơ thể người mẹ ngày càng mệt mỏi, khó chịu hơn, còn thai nhi sẽ bị hạn chế phát triển, khiến con dễ còi yếu khi chào đời cũng như dễ gặp phải một số vấn đề khác. Cụ thể là:
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối có ảnh hưởng gì với người mẹ?
Đối với bà bầu bị mất ngủ 3 tháng cuối, cơ thể thường sẽ gặp phải một số triệu chứng sức khỏe tương đối rõ rệt. Chị em có thể bị kiệt sức, tinh thần thường xuyên mất tỉnh táo, thậm chí gây khó sinh nếu quá suy nhược và yếu.
- Kiệt sức: Giấc ngủ rất quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là các mẹ bầu. Khi cơ thể không được ngủ đủ giấc trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều hoạt động chức năng của cơ thể, tinh thần thiếu tỉnh táo, tập trung. Dễ bị ngủ gật vào ban ngày, cảm giác luôn mệt mỏi, kiệt sức, uể oải.
- Khó sinh: Đây là ảnh hưởng rất đáng lo ngại ở những mẹ bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối. Nếu các giấc ngủ không đủ 6 tiếng mỗi ngày sẽ khiến quá trình sinh thường gặp nhiều khó khăn, mẹ bầu không đủ sức và thường phải phẫu thuật.
Mất ngủ ở bà bầu 3 tháng cuối có tác hại gì tới thai nhi?
Với thai nhi, khi mẹ bầu mất ngủ liên tục cũng sẽ cản trở sự phát triển của bé, con có thể gặp phải một số vấn đề liên quan tới sự phát triển của não bộ, thể chất, khi chào đời cũng dễ quấy khóc hơn những đứa trẻ khác. Cụ thể những ảnh hưởng như sau:
- Trẻ thiếu máu: Khi mẹ bầu không thể ngủ ngon giấc, trẻ có thể thiếu máu, vì thời điểm kích cầu, tạo máu hiệu quả nhất chính là giai đoạn từ 11h đêm đến 3h sáng, chức năng gan cũng sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất để làm sạch máu. Tuy nhiên, quá trình này sẽ bị gián đoạn khi cơ thể vẫn đang tỉnh táo.
- Não chậm phát triển: Cơ thể người mẹ mất ngủ trong thời gian dài sẽ làm gia tăng hormone ở thùy trước tuyến yên, điều này gây cản trở cho quá trình phát triển não bộ ở trẻ. Bé đồng thời cũng bị nhẹ cân khi chào đời.
- Thường xuyên quấy khóc: Với những mẹ bầu bị mất ngủ bởi tâm lý căng thẳng, lo lắng, bé cũng chịu một phần ảnh hưởng. Khi chào đời thường có xu hướng quấy khóc nhiều, dễ gắt ngủ, khó dỗ dành và ăn uống không ngon miệng.
Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối không dùng thuốc
Khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối có thể điều trị bằng nhiều cách, có thể dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên để giảm các tác dụng phụ của thuốc trong quá trình mang thai, mẹ bầu tham khảo những phương pháp không dùng thuốc sau đây:
Thay đổi thói quen ăn uống
Những thực phẩm tiêu thụ hằng ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nếu duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ cải thiện giấc ngủ khi mang thai tháng cuối.
- Hạn chế uống nước trước khi ngủ: Giấc ngủ sẽ bị ngắt quãng, xáo trộn khi mẹ thức giấc nhiều lần để đi vệ sinh. Thay vào đó, mẹ hãy tăng cường hấp thụ vào ban ngày để giúp giấc ngủ sâu hơn, giảm chuột rút và đào thải độc tố tốt hơn.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Để giảm tình trạng mất ngủ ở bà bầu 3 tháng cuối, mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Đầy đủ dưỡng chất protein, chất xơ, chất béo tốt các loại vitamin, đặc biệt là vitamin b6 vì vitamin gốc này là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin B6 như ớt chuông, thịt bò, măng tây, bông cải,…
- Chế độ ăn uống khoa học: Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống đều đặn, ăn đúng bữa, tránh ăn quá no hoặc quá ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hạn chế bỏ bữa vì cơ thể mẹ nếu không được dung nạp thực phẩm, thai nhi sẽ không có dưỡng chất đế phát triển. Điều này cũng gây một số vấn đề về hệ tiêu hóa khiến mẹ bầu bị mất ngủ.
- Hạn chế hấp thụ caffeine: Khi mẹ bầu tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa caffeine sẽ khiến thao thức cả đêm, ngay cả là người bình thường. Vì vậy mẹ bầu cần tránh các loại socola, cà phê, trà,…
- Dùng trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc giúp thư giãn đầu óc, giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ. Mẹ bầu có thể dùng thử trà hoa cúc, trà hoa oải hương, trà bạc hà chanh. Tuy nhiên chỉ nên dùng ban ngày vì trà khó tiêu hóa khi về đêm.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối cần thay đổi thói quen sinh hoạt
Bà bầu 3 tháng cuối bị mất ngủ có thể điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng:
- Tắm nước ấm: Nước ấm sẽ hỗ trợ làm giãn cơ bắp sau ngày dài cơ hoạt động hết công sức. Các cơn đau nhức ở cơ bắp cũng sẽ thuyên giảm khi tiếp xúc nước ấm, từ đó giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
- Dùng nhiều gối: Các mẹ có thể đặt thêm gối vào hai bên bụng và giữa hai đầu gối để ngủ ngon hơn. Đồng thời, một chiếc gối chuyên dụng cho mẹ bầu là sản phẩm lý tưởng trong trường hợp này. Đây là sản phẩm có thiết kế đặc biệt, nhằm hỗ trợ thai phụ thoải mái hơn khi nghỉ ngơi.
- Không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Sóng điện từ và ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử ảnh hưởng đến não bộ, sẽ làm gián đoạn giấc ngủ nếu giấc ngủ không sâu. Mẹ bầu cố gắng không dùng laptop, điện thoại, máy tính bảng,… hoặc tắt wifi ít nhất một tiếng trước khi ngủ.
- Làm gì đó nếu không chợp mắt được: Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối có thể đọc một quyển sách trong điều kiện có ánh sáng hoặc làm bất cứ gì để tiêu hao năng lượng. Khi cơ thể vận động kích thích các nhóm cơ và hệ thần kinh hoạt động. Khi đạt cường độ nhất định, cơ thể sẽ cần bù đắp năng lượng để hoạt động tiếp, lúc này sẽ dễ buồn ngủ và đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
- Chuẩn bị không gian ngủ phù hợp: Hãy tạo điều kiện cho tâm trí dễ ngủ vào buổi đêm bằng cách bật điều hòa nhiệt độ phù hợp để không gian mát mẻ, đóng cửa sổ và kéo rèm, để đèn vàng giúp không khí yên tĩnh hơn.
- Dùng liệu pháp mùi hương để cải thiện giấc ngủ: Một số loại tinh dầu có tác dụng làm dịu thần kinh, an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi. Mẹ bầu có thể dùng để cơ thể dễ vào giấc ngủ khi stress, rối loạn tâm trí. Dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa ngọc lan tây, hoa cúc hỗ trợ rất tốt tình trạng này.
- Âm nhạc trị liệu: Giai điệu nhẹ từ âm nhạc sẽ giúp xoa dịu tinh thần, ổn định tâm lý, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn, giải tỏa những lo lắng. Mẹ có thể thử các bản nhạc piano, nhạc không lời,… trước khi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ.
- Vận động các bài tập nhẹ: Bà bầu tháng thứ 8 bị mất ngủ hay khó ngủ khi mang thai tháng thứ 7 đều có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tập thể dục đều đặn. Đặt mục tiêu mỗi ngày tập ít nhất 30 phút với các bài tập nhẹ như yoga hoặc đi bộ. Hormone có lợi sẽ được giải phóng khi nhóm cơ vận động, giúp giảm tình trạng khó chịu, căng thẳng, từ đó cải thiện giấc ngủ.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, chị em nên tới bệnh viện thăm, kiểm tra, tham khảo tư vấn các biện pháp cải thiện phù hợp từ bác sĩ. Đồng thời cũng cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp hàng ngày để có được giấc ngủ chất lượng tốt nhất.
XEM NGAY: