Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
1 Ngày Không Ngủ Có Sao Không? 6 Cách Để Hôm Sau Tỉnh Táo
Có không ít người gặp tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí mất ngủ suốt đêm. Do đó, vấn đề “1 ngày không ngủ có sao không?” nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia thần kinh Đông Phương Y Pháp sẽ giải đáp cụ thể về điều này, đồng thời hướng dẫn cách để cơ thể tỉnh táo sau 1 ngày không ngủ.
Giải đáp 1 ngày không ngủ có sao không?
Mất ngủ xuất phát do nhiều nguyên nhân như ngủ nhiều vào ban ngày, tâm trạng căng thẳng lo lắng, làm việc quá sức vào ban đêm,…. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan cho rằng mất ngủ một đêm không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy thực sự 1 ngày không ngủ có sao không?
Chuyên gia phân tích, 1 ngày không ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan chức năng trong cơ thể, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như sau:
- Gây tâm lý căng thẳng, dễ cáu gắt: 1 ngày không ngủ sẽ khiến hormone cortisol tăng đột ngột. Đây là loại hormone kích thích đưa cơ thể vào trạng thái căng thẳng, nóng giận, dễ cáu gắt.
- Gây hại cho da: Hormone cortisol có thể phá vỡ cấu trúc collagen, khiến khuôn mặt thâm sạm, khô da ngay vào hôm sau. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến da xuất hiện nếp nhăn, các đốm nâu nám, tàn nhang kém sắc.
- Giảm ham muốn tình dục: Nghiên cứu cho thấy không ngủ 1 ngày cũng khiến nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới giảm đáng kể, trong khi đó nữ giới mất ngủ khiến tinh thần căng thẳng, không thoải mái, khô hạn âm đạoi. Những điều này đều dẫn đến giảm ham muốn tình dục ở cả 2 phái.
- Tăng nguy cơ tai nạn: Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung sẽ làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông hoặc các tai nạn trong quá trình lao động.
Đặc biệt, nếu hình thành thói quen thức trắng 1 ngày, bạn sẽ đối diện với những vấn đề như sau:
- Rối loạn tâm lý: Người thường xuyên thức trắng đêm sẽ gây rối loạn tâm lý, dễ bị cáu gắt, lo âu, mệt mỏi,… lâu dần ảnh hưởng đến thần kinh và dẫn đến trầm cảm.
- Tăng cân: Thiếu ngủ khiến chức năng các cơ quan suy giảm, kém hoạt động nên lượng calo tiêu hao ít, khiến mỡ thừa dễ dàng tích tụ và gây tăng cân.
- Tăng nguy cơ mắc một số bệnh khác: Chuyên gia cho biết, mất ngủ thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh alzheimer, thoái hóa thần kinh, bệnh thận, tiểu đường và cả ung thư.
6 cách để cơ thể tỉnh táo sau 1 ngày không ngủ
Sau khi giải đáp 1 ngày không ngủ có sao không, chuyên gia sẽ hướng dẫn 6 cách để cơ thể tỉnh táo sau khi mất ngủ, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc hằng ngày.
Tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời
Sau một ngày không ngủ, để tỉnh táo hơn, việc đầu tiên bạn nên làm là mở cửa để không gian phòng thoáng đãng và ánh sáng tràn vào. Ánh sáng từ ngoài trời có tác dụng ức chế quá trình sản sinh hormone melatonin làm giảm cảm giác buồn ngủ, đồng thời tăng mức độ tập trung hơn.
Vận động thể chất
Vận động thể chất sẽ kích thích giải phóng lượng lớn endorphin giúp tăng cường sự tỉnh táo cho cơ thể. Vậy nên, những người bị mất ngủ gây mệt mỏi hoặc những người đang trong cơn buồn ngủ được khuyến khích luyện tập thể dục để cơ thể được thoải mái và thư giãn hơn.
Nhưng lưu ý nếu thiếu ngủ, mất ngủ 1 ngày, bạn không nên tập luyện quá sức. Chỉ nên dành khoảng 25 – 30 phút cho các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga hoặc bơi lội.
Tắm nước mát vào buổi sáng
Chuyên gia phân tích, tắm nước mát sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm giải phóng norepinephrine – chất dẫn truyền thần kinh kích hoạt não bộ, giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn.
Bên cạnh đó, khi da tiếp xúc với nước mát sẽ khiến cơ thể thở sâu hơn (cơ chế tự nhiên của cơ thể). Từ đó tăng cường lượng oxy được hấp thụ, đồng thời thúc đẩy khí huyết lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ. Khi não được cung cấp đủ oxy và máu sẽ tỉnh táo hơn sau khi mất ngủ 1 đêm.
Ăn sáng đầy đủ
Sau 1 ngày thức trắng, cơ thể sẽ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu để nạp năng lượng cho các hoạt động tiếp theo trong ngày. Bạn nên bổ sung vào bữa ăn các nhóm chất như:
- Chất đạm: Từ thịt bò, thịt gà, thịt lợn, trứng, sữa,…
- Chất xơ: Từ các loại rau xanh như rau bina, rau xà lách, bông cải xanh,…
- Vitamin: Bổ sung thông qua các loại trái cây tươi, mọng nước như cam, bưởi, táo, ổi, kiwi, dâu tây,…
Đặc biệt, nên ưu tiên các món ăn mềm như súp, cháo,… bởi lúc này cơ thể đang mệt mỏi và hệ tiêu hóa chịu ảnh hưởng, chỉ nên bổ sung những món ăn dễ tiêu để hấp thu được tốt nhất.
Lựa chọn thức uống phù hợp
Nhiều người lựa chọn uống cà phê vào sáng hôm sau để cơ thể tỉnh táo sau khi mất ngủ. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết, nếu uống cà phê sau khi đang mệt mỏi do thức cả 1 ngày sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và khiến người uống bị đau đầu.
Thức uống được khuyến nghị để tăng mức độ tập trung và sảng khoái tinh thần là nước lọc. Bạn cũng có thể bổ sung các loại nước ép trái cây, sinh tố như nước dừa, nước táo ép, nước ổi ép, sinh tố dâu tây,… để tăng cường bổ sung dưỡng chất tốt cho cơ thể.
Ngủ vào trưa hôm sau
Sau 1 ngày mất ngủ, bạn nên bổ sung giấc ngủ vào trưa hôm sau để giảm uể oải, mệt mỏi. Nhưng cần lưu ý chỉ ngủ trưa khoảng 10 – 15 phút, tuyệt đối không ngủ quá lâu sẽ khiến ban đêm tiếp tục mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Biện pháp giúp ngủ nhanh, ngủ sâu giấc
Để tránh tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, chuyên gia thần kinh tại Đông Phương Y Pháp hướng dẫn những biện pháp như sau:
- Trước khi đi ngủ, nên uống một cốc sữa ấm hoặc nước lọc ấm, tránh các loại thức uống chứa caffein như cà phê hoặc trà xanh.
- Nên ngâm chân với khoảng 15 phút với nước ấm (có thể bổ sung gừng đập dập) để giúp điều hòa khí huyết và thư giãn cơ thể, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Tham khảo bổ sung các loại trà thảo dược tốt cho giấc ngủ như trà tâm sen, trà hoa hòe, trà cúc la mã, trà lạc tiên.
- Bạn có thể xông tinh dầu sả chanh, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu tràm,… để không khí trong phòng dễ chịu, giúp tinh thần thư thái và ngủ ngon hơn.
- Không để đèn chói mắt, tạo không gian ngủ yên tĩnh hoặc có thể bật một bản nhạc không lời, nhạc nhẹ theo sở thích.
- Lựa chọn nệm có độ cứng trung bình và chăn gối êm ái để tạo sự thoải mái khi ngủ, đồng thời căn chỉnh cột sống đúng tư tứ, giúp ngủ ngon hơn.
- Tránh vận động mạnh hoặc làm việc quá căng thẳng vào buổi tối.
- Trước khi đi ngủ không nên sử dụng điện thoại, máy tính hoặc các thiết bị điện tử bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ gây mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ.
- Không ngủ quá nhiều vào ban ngày, chuyên gia khuyến nghị giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút.
- Trường hợp mất ngủ thường xuyên, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị bằng phương pháp hiệu quả.
Bài viết giải đáp chi tiết câu hỏi “1 ngày không ngủ có sao không?”. Có thể thấy rằng, mất ngủ 1 đêm cũng gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, học tập và làm việc. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.
Xem Thêm:
- 5 Cách Tự Nhiên Chống Mất Ngủ Tại Nhà Bạn Nên Áp Dụng
- 15 Cách Cải Thiện Giấc Ngủ Hiệu Quả Nhanh Và Tốt Nhất
Triệu chứng:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn
Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.