Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Cách Sử Dụng Thuốc Ngủ Từ Củ Bình Vôi An Toàn, Hiệu Quả Nhất
Cây bình vôi là một loại dược liệu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Dân gian thường dùng vị thuốc này để điều trị rối loạn tiêu hóa, trị bệnh gout, an thần và cải thiện chứng mất ngủ. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều sẽ gây ngộ độc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về các bài thuốc ngủ từ củ bình vôi an toàn, hiệu quả nhất.
Tìm hiểu về củ bình vôi
Cây bình vôi còn có tên gọi khác là cây củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên. Có tên gọi khoa học là Stephania Glabra (Roxb.) Miers, cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Dược liệu này được dân gian sử dụng để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc.
Cây bình vôi chủ yếu mọc ở một vài tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều núi đá vôi như Hòa Bình, Ninh Bình, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Hải Phòng, Cao Bằng, Lạng sơn, Thanh Hoá,…
Một số đặc điểm hình thái của cây bình vôi như sau:
- Cây bình vôi thuộc dạng dây leo, phần củ phình to, hình dáng thay đổi tùy vào nơi cây sinh trưởng phát triển.
- Vỏ ngoài của củ có màu nâu đen, bên trong màu trắng.
- Lá cây màu xanh, có hình trái tim, mọc so le.
- Hoa mọc thành cụm, có kích thước nhỏ, màu xanh nhạt.
- Quả có hình cầu, có màu xanh, khi chín sẽ có màu đỏ.
- Hạt bên trong cứng, có hình móng ngựa.
- Bộ phận dùng là rễ và củ.
Tác dụng trị mất ngủ từ củ bình vôi
Theo Đông y, củ bình vôi có vị ngọt đắng, tính lương, tác động vào hai kinh can, tỳ. Có tác dụng giúp an thần, trị mất ngủ, nhức đầu, bổ phế, ho có đờm, hen suyễn, nóng sốt, đau dạ dày và các bệnh khác rất hiệu quả.
Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần của củ bình vôi có chứa các hoạt chất hóa học như: L-tetrahydropalmatin, Roemerin, Rotundin, Cepharanthin, Tetrandrin, Isotetradim, tinh bột, acid hữu cơ và đường.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Anh (2006) cho biết, củ bình vôi có tác dụng an thần, trị mất ngủ. Bởi trong thành phần của củ bình vôi có chứa hàm lượng lớn L – tetrahydropalmatin. Hoạt chất này có tác dụng gây ngủ, cải thiện rối loạn tâm thần, hạ huyết áp, giảm thân nhiệt, chữa suy nhược cơ thể,… Vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bài thuốc ngủ từ củ bình vôi.
Cách sử dụng củ bình vôi trị mất ngủ
Có khá nhiều phương pháp điều chế thuốc ngủ từ củ bình vôi. Người bệnh có thể tùy theo nhu cầu và thể trạng của mình để lựa chọn một bài thuốc phù hợp.
Bài thuốc sắc uống số 1
- Chuẩn bị 12g bình vôi, 12g vông nem, 12g lạc tiên, 6g cam thảo, 6g liên tâm.
- Các nguyên liệu trên rửa sạch, cho vào nồi sắc với lượng nước vừa đủ.
- Uống thuốc hết trong ngày, không để thuốc qua đêm.
Bài thuốc sắc uống số 2
- Chuẩn bị 8g củ bình vôi, 10g hạt sen, 10g long nhãn, 10g nhân hạt táo chua (sao), lá vông 12g.
- Rửa sạch nguyên liệu và sắc uống ngày 1 thang.
- Uống thuốc trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.
Bài thuốc ngủ củ bình vôi dạng viên/dạng bột
- Củ bình vôi rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô.
- Đem đi tán thành bột mịn.
- Dùng mỗi ngày từ 3-6g củ bình vôi pha với nước uống để trị mất ngủ.
Bài thuốc ngâm rượu
- Củ bình vôi rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ, phơi khô.
- Cho vào bình thủy tinh ngâm với rượu trắng 40 độ theo tỷ lệ 1:5 (1kg củ bình vôi, 5 lít rượu).
- Ngâm rượu củ bình vôi trong vòng 20 ngày là có thể dùng.
- Uống mỗi lần từ 5-15ml rượu củ bình vôi, mỗi ngày uống từ 3-4 lần.
Hiện nay trên thị trường cũng bán rất nhiều loại thuốc ngủ có thành phần từ củ bình bôi. Liều dùng thường là từ 0,05-0,1g dạng viên nén. Liều lượng gây ngộ độc là 30g. Vì thế người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ từ củ bình vôi
Mặc dù củ bình vôi là một loại dược liệu có tác dụng an thần, chữa mất ngủ khá hữu hiệu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng củ bình vôi, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không tự ý sử dụng dược liệu này để chế biến thuốc ngủ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi trong thành phần của củ bình vôi có chứa hoạt chất roemerin, có khả năng gây tê niêm mạc và giảm nhịp tim nếu dùng không đúng cách.
- Không sử dụng thuốc ngủ từ củ bình vôi liều cao để tránh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến co giật. Ngoài ra, hoạt chất rotundin có thể gây độc tố nhẹ và nhiều tác dụng phụ khác nếu dùng quá liều.
- Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên sử dụng củ bình vôi.
- Trong quá trình chữa mất ngủ từ củ bình vôi, người bệnh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe. Nếu gặp biểu hiện lạ như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn… thì cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Củ bình vôi cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh những nơi ẩm ướt. Tốt nhất bạn nên cho vào hũ hoặc túi zip để tránh bị mối mọt.
Trên đây là những thông tin về bài thuốc ngủ từ củ bình vôi. Mong rằng những chia sẻ này của Đông Phương Y Pháp sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Từ đó giúp quá trình sử dụng các bài thuốc ngủ từ dược liệu này được an toàn và hiệu quả hơn.
Triệu chứng:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn
Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.