Mất Ngủ Có Phải Sắp Sinh? – Chuyên Gia Giải Đáp

Ngày cập nhật: 29/03/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu ngày càng trở nên mệt mỏi, nặng nề, không thoải mái, do vậy mà tình trạng mất ngủ khi mang thai thường trở nên trầm trọng hơn. Nhiều người cho rằng, đây là dấu hiệu chuyển dạ mà bà bầu cần cảnh giác. Vậy thực tế mất ngủ có phải sắp sinh hay không? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin giải đáp trong bài viết.

Mất ngủ có phải sắp sinh không?

Có rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng mất ngủ vào những tháng cuối tháng kỳ, đặc biệt là khi gần tới những ngày dự sinh. Theo các chuyên gia cho biết, tình trạng mất ngủ không phải là một dấu hiệu nhận biết chắc chắn đối với việc sắp sinh. Trong thai kỳ, bạn có thể mất ngủ ở bất kỳ giai đoạn nào và không chỉ riêng thời điểm sắp sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, đặc biệt phải kể đến như thay đổi hormone, tăng cân, không gian ngủ không thoải mái, sự bất tiện khi bụng quá lớn,… Cũng có rất nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng ở thời điểm sắp sinh, tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Lúc này, có thể do bạn đang quá háo hức chào đón em bé hay sự lo lắng khi sắp bước vào quá trình sinh nở, cảm giác khó chịu, đau lưng, khó thở do kích thước của bụng đã quá lớn.

Mất ngủ là tình trạng mà phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải
Mất ngủ là tình trạng mà phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai

Như đã chia sẻ phía trên, tình trạng mất ngủ khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:

  • Mất ngủ vì căng thẳng: Khi mang thai là lúc hormone thay đổi, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, tâm trạng thay đổi, áp lực, stress và điều này sẽ dẫn tới tình trạng mất ngủ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Ở 3 tháng cuối cùng, khi bé đã lớn sẽ có thể gây chèn ép lên hệ tiêu hóa và bàng quang. Bạn có thể gặp phải tình trạng ợ hơi, ợ nóng, táo bón, khó tiêu, tiêu chảy. Những hiện tượng này khi xuất hiện vào ban đêm sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ. Ngoài ra, việc ăn nhiều vào ban đêm cũng có thể khiến bụng bị tức, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây mất ngủ khi các mẹ ăn quá nhiều.
  • Khó khăn trong hô hấp: Hệ hô hấp của bạn cũng có thể gặp vấn đề khi ở 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu có thể sẽ phải đổi tư thế nằm sang nằm nghiêng và việc lưu thông máu sẽ gặp khó khăn, tim bị chèn ép và ảnh hưởng đến đường khí quản hệ hô hấp dưới. Lúc này sẽ khiến mẹ bầu bị mất ngủ về đêm.

Mất ngủ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của mẹ và thai nhi?

Khi gặp phải tình trạng mất ngủ, bạn cũng không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng phổ biến mà hầu hết mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng, có thể gây ra những tình huống nguy hiểm gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé, cụ thể như sau:

  • Sinh ra trẻ nhẹ cân và kém thông minh: Khi giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ của mẹ bầu không được đảm bảo có thể làm tăng tiết hormone thùy trước tuyến yên, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến trẻ sinh ra nhẹ cân và có thể kém thông minh.
  • Trẻ sơ sinh thường xuyên quấy khóc: Tâm trạng của mẹ có thể ảnh hưởng đến thai nhi và mất ngủ, mệt mỏi và căng thẳng của mẹ có thể làm cho em bé sơ sinh thường xuyên quấy khóc và khó dỗ.
  • Khó sinh: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ khó sinh do đau cơ xuất hiện nhiều hơn, làm mẹ bầu mất sức.
  • Mệt mỏi và kiệt sức: Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi và kiệt sức cho mẹ bầu, làm tăng nguy cơ bị choáng váng, ngã và gây ra căng thẳng và sự khó chịu.
  • Nguy cơ thiếu máu cho thai nhi: Mất ngủ có thể làm giảm khả năng tái tạo máu, đặc biệt vào thời gian từ 23h đến 3h sáng, dẫn đến nguy cơ thiếu máu cho thai nhi.
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi và kiệt sức cho mẹ bầu
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi và kiệt sức cho mẹ bầu

Vậy khi gặp phải tình trạng này, có những biện pháp nào để khắc phục? Câu trả lời sẽ được hé lộ trong phần tiếp theo đây.

Khi mang thai mất ngủ phải làm sao?

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai, không riêng gì phụ nữ có thai. Vì vậy, khi mất ngủ, mẹ bầu có thể áp dụng những mẹo dưới đây để cải thiện tình trạng này:

Nên ngủ đúng giờ

Khi mang thai, mẹ bầu không nên thức quá khuya, cần đi ngủ đúng giờ, tạo thói quen để dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Đặc biệt là không nên xem điện thoại trước khi ngủ có thể khiến thần kinh bị căng thẳng, khó chịu. Thay vào đó, bạn có thể đọc sách cho em bé và từ đó sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

Ngủ ngày ít đi

Nếu ban ngày ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ vào đêm. Nếu tình trạng thức đêm này diễn ra quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, tinh thần giảm sút, luôn trong trạng thái khó chịu. Vậy nên vào ban ngày, bạn chỉ nên ngủ trưa khoảng 30 – 1 tiếng để vào buổi tối có thể ngủ dễ dàng hơn.

Bạn nên vận động nhẹ

Việc vận động mỗi ngày là điều vô cùng tốt đối với mẹ bầu, cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ ngoài công viên để giúp cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái hơn. Sau khi tập, thay vì tắm nước lạnh, mẹ bầu hãy chuyển sang chế độ nước ấm để giúp cơ thể được thư giãn, thoải mái và từ đó giấc ngủ cũng trở nên ngon giấc và sâu hơn.

Việc vận động mỗi ngày là điều vô cùng tốt đối với mẹ bầu
Việc vận động mỗi ngày là điều vô cùng tốt đối với mẹ bầu

Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Nhiệt độ trong phòng có ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của phụ nữ mang thai. Bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho phù hợp sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt là khi thời tiết quá nóng có thể gây khó thở. Sử dụng máy lạnh để làm giảm nhiệt độ trong phòng có thể giúp bạn ngủ ngon và thoải mái hơn.

Nên ngủ đúng tư thế

Khi ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần hết sức chú ý về tư thế nằm để tránh ảnh hưởng tới em bé. Bạn có thể chuyển tư thế sang nằm nghiêng sang bên trái để giúp dễ ngủ hơn. Đồng thời có thể sử dụng một số sản phẩm gối hỗ trợ giấc ngủ cho mẹ bầu để có được tư thế ngủ phù hợp và thoải mái nhất.

Ăn uống đầy đủ các chất cần thiết

Việc ăn uống cũng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Bạn nên chú ý ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để tốt cho cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Trước khi đi ngủ, không nên uống quá nhiều nước hay ăn thực phẩm khó tiêu có thể làm đầy bụng và tình trạng mất ngủ lúc này có thể xảy ra.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến, tư vấn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Lưu ý rằng, bạn chỉ nên sử dụng nếu được bác sĩ cho phép và phải tuân thủ theo đúng liều lượng và cách sử dụng mà bác sĩ hướng dẫn.

Những dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh là gì?

Có rất nhiều mẹ bầu lầm tưởng mất ngủ là dấu hiệu của sắp sinh dẫn tới những lo lắng, căng thẳng. Để tránh hiểu lầm này, dưới đây là những dấu hiệu sắp sinh mà bạn cần biết, cùng tham khảo bên dưới đây:

  • Cơn co tử cung: Bạn cảm nhận thấy tử cung xuất hiện các cơn co ở mức độ mạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy tử cung dần mở rộng để thuận tiện cho bé ra đời.
  • Dịch âm đạo: Âm đạo sẽ tiết dịch nhiều hơn so với bình thường hòa lẫn một chút máu hoặc nhầy màng nhờn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp sinh.
  • Đau lưng: Vùng lưng sẽ xuất hiện các cơn nhức mỏi và nhất là ở vùng lưng dưới dữ dội hơn so với bình thường, lúc này tử cung đang bắt đầu mở rộng.
  • Vị trí của thai nhi thay đổi: Thai nhi lúc này có thể sẽ dịch chuyển hướng, xuống dưới gần tử cung nên có thể sẽ khiến mẹ bị khó thở, khó chịu.
  • Tiểu thường xuyên hơn: Khi sắp sinh, tử cung có thể bị chèn ép lên bàng quang khiến mẹ thường xuyên đi tiểu hơn trước.
  • Thay đổi về kích thước và hình dáng bụng: Khi bé quay đầu về phía tử cung có thể làm thay đổi hình dáng bụng bầu
  • Đau nhức xương chậu và xung quanh vùng chậu: Mẹ có thể cảm thấy đau nhức ở vùng xương chậu và ở xung quanh vùng chậu khi bé di chuyển xuống hướng chậu và chuẩn bị cho quá trình sinh.
Vị trí của thai nhi thay đổi là dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh
Vị trí của thai nhi thay đổi là dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh

Bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc mất ngủ có phải sắp sinh hay không. Hơn hết, mẹ bầu nên chú ý ăn uống thật đầy đủ, chăm đi bộ, vận động nhẹ nhàng để việc sinh nở dễ dàng hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

11/11

hôm nay

12/11

Ngày mai

13/11

Ngày kìa

+

Khác