Uống Cà Gai Leo Mất Ngủ Hay Không? Tác Dụng & Lưu Ý Khi Dùng

Ngày cập nhật: 14/04/2024 Biên tập viên: Phương Hoa

Uống cà gai leo mất ngủ hay không là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Với những giá trị tốt sức khỏe, không ít người muốn sử dụng cây cà gai leo để cải thiện các tình trạng bệnh lý, nhưng còn e ngại về tác dụng gây mất ngủ của loại cây này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chính xác uống cà gai leo có bị mất ngủ không?

Cà gai leo là gì?

Cà gai leo là một loại dược liệu thiên nhiên, được y học nghiên cứu và sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Cây cà gai leo còn có tên gọi khác như cà cưỡng, cà quánh, cà gai dây, cà lù, cà quýnh,… 

Loại cây này sống lâu năm, thân thường bò dưới mặt đất hoặc leo lên thân cây khác. Một cây cà gai leo sẽ phân thành nhiều nhánh, với độ dài trung bình khoảng 1m. Lá cây có màu xanh, mọc so le và có hình thuôn dài. Mặt dưới của lá có nhiều lông trắng và mặt trên có nhiều gai.

Cà gai leo là loại dược liệu thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Cà gai leo là loại dược liệu thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cây chủ yếu ra hoa vào thời điểm từ tháng 4 – 5, đậu quả vào khoảng tháng 7 – 8. Quả cà gai leo mọng nước, có màu đỏ tươi khi chín, hình cầu, mọc thành chùm, kích thước đường kính dao động từ 7 – 9mm.

Tác dụng của cây cà gai leo

Nhiều người muốn sử dụng cây cà gai leo để trị bệnh nhưng còn lo lắng uống cà gai leo gây mất ngủ, bởi loại cây này hơi có tính độc. Tuy nhiên, cà gai leo vẫn được đánh giá là một loại dược liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, trong rễ và thân cây có rất nhiều hoạt chất giúp bảo vệ tế bào gan rất tốt như Ancaloit và Glycoancaloit,… Bên cạnh đó, cà gai leo mang đến những công dụng cho sức khỏe như:

  • Tăng cường và bảo vệ chức năng gan: Hỗ trợ điều trị, ức chế viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, viêm gan B, hạ men gan.
  • Có công dụng tốt trong việc giải độc gan, giải rượu, đau răng, giải rượu, viêm lợi…
  • Chống oxy hóa, phòng ngừa xơ gan và ung thư gan, làm chậm tiến triển xơ gan.
  • Bên cạnh đó, cà gai leo cũng được chứng minh với nhiều tác dụng khác như: Điều trị vết rắn cắn, chữa bệnh phong tê thấp, điều trị chứng đau nhức xương khớp,…

Uống cà gai leo mất ngủ có đúng hay không?

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh về công dụng, hiệu quả chữa bệnh của cây cà gai leo đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng uống cà gai leo mất ngủ. Vậy điều này có đúng không?

Theo các chuyên gia, cây cà gai leo có tác dụng an thần, giảm căng thẳng và giúp thư giãn. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác dụng ngược lại, khiến bạn khó ngủ hơn, nếu sử dụng quá nhiều. Như vậy, cà gai leo có thể gây mất ngủ nếu sử dụng không đúng cách hoặc với liều lượng cao.

Uống cà gai leo mất ngủ không là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Uống cà gai leo mất ngủ không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Ngoài ra, khi sử dụng chung với một số loại thuốc không phù hợp, người bệnh có thể gặp tình trạng tương tác thuốc. Từ đó gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt,… Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cà gai leo, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị khác.

Cách sử dụng cà gai leo để tránh mất ngủ

Để tránh bị mất ngủ khi uống cà gai leo, bạn hãy đảm bảo sử dụng với liều lượng phù hợp, tốt nhất không quá 400mg mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh uống trước khi đi ngủ, nên uống cà gai leo vào buổi sáng hoặc buổi tối. 

Nếu bạn gặp tình trạng mất ngủ khi uống cà gai leo thì nên giảm liều lượng. Hoặc bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm và tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây mất ngủ là do đâu.

Hướng dẫn cách hãm trà cà gai leo đúng cách để sử dụng hàng ngày, giúp duy trì sức khỏe:

  • Bước 1: Rửa sạch cà gai leo rồi để ráo và phơi khô. 
  • Bước 2: Sử dụng khoảng 50g – 60g cà gai leo đã được phơi khô rửa lại với nước cho sạch. Cho cà gai leo vào bình và hãm với nước nóng 90 độ. Lưu ý nên đổ nước ngập thảo dược. 
  • Bước 3: Đổ bỏ phần nước đầu, giữ lại bã trà rồi cho thêm nước sôi vào và hãm tiếp khoảng 10 phút. 
  • Bước 4: Cho thêm  khoảng 1 lít nước lọc vào phần nước cốt mới được hãm, để pha loãng và uống thay cho nước lọc trong ngày.

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng cây cà gai leo

Thực tế, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề uống cà gai leo mất ngủ. Bởi nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì loại dược liệu này hoàn toàn lành tính, không gây mất ngủ hay tác dụng phụ. Bên cạnh đó, khi sử dụng nước sắc từ ca gai leo, bạn cần lưu ý những điều sau:

Phụ nữ có thai không nên uống cà gai leo
Phụ nữ có thai không nên uống cà gai leo
  • Không dùng cà gai leo cho phụ nữ mang thai để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi cũng không nên sử dụng, bởi chức năng gan của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
  • Những người mắc bệnh mạn tính phổ biến như tim mạch hay cao huyết áp,… cũng được khuyến cáo không nên uống cà gai leo hàng ngày.
  • Không dùng cà gai leo cho người đang mắc bệnh thận như thận hư, thận yếu, sỏi thận,… Bởi dược liệu có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lọc máu và bài tiết.
  • Những người đang ở giai đoạn bệnh nặng, sức khỏe yếu không nên dùng cà gai leo để tránh làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống cà gai leo mất ngủ hay không, cùng những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng. Mặc dù cà gai leo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng loại dược liệu này, bạn nên lưu ý cách dùng để đảm bảo an toàn.

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

12/09

hôm nay

13/09

Ngày mai

14/09

Ngày kìa

+

Khác