Mất Ngủ Trầm Cảm Là Gì? Chia Sẻ Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Ngày cập nhật: 28/05/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Mất ngủ trầm cảm có phải bệnh lý nguy hiểm không, làm thế nào để điều trị một cách tốt nhất? Hiện nay, đây là tình trạng đang rất đáng lo ngại khi ngày càng có nhiều người mắc phải, gây ảnh hưởng lớn tới thể chất và tinh thần. Để có thể nhanh chóng chữa trị, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết.

Bệnh mất ngủ trầm cảm là gì, ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Mất ngủ và trầm cảm có sự liên quan rất chặt chẽ với nhau, đều gây ra không ít tác động tới sức khỏe cũng như tinh thần của bệnh nhân. Người càng mất ngủ nhiều càng dễ mắc trầm cảm. Trong khi đó, những ca bệnh trầm cảm lại thường bị mất ngủ liên miên kéo dài, diễn ra lặp đi lặp lại khiến tinh thần ngày càng trở nên trì trệ hơn. Theo đánh giá từ các chuyên gia, mất ngủ sẽ là yếu tố làm bệnh trầm cảm ngày càng khó chữa trị, bệnh không thể chấm dứt hoàn toàn.

Về lâu dài, mất ngủ trầm cảm sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng, các cơ quan trong cơ thể đều dần suy yếu, rối loạn chức năng, cản trở quá trình trao đổi chất, cơ thể uể oải, mệt mỏi, tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, quẫn bách.

Thực tế, đây là tình trạng khá nguy hiểm, được các chuyên gia khuyến cáo nên đi điều trị càng sớm càng tốt để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Mất ngủ trầm cảm lâu ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm trạng người bệnh
Mất ngủ trầm cảm lâu ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm trạng người bệnh

Dấu hiệu trầm cảm mất ngủ nên biết

Việc phát hiện từ sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp chúng ta có thể điều trị dứt điểm từ sớm, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và hiệu quả hơn. Theo đó, để nhận biết được trầm cảm mất ngủ kéo dài, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu khá rõ ràng sau đây:

  • Cơ thể thường mệt mỏi, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung. Ban ngày luôn trong trạng thái uể oải không muốn làm gì.
  • Khi đi ngủ, giấc ngủ thường khó sâu giấc, phải mất nhiều thời gian để có thể vào giấc. Nửa đêm dễ giật mình tỉnh dậy và sẽ trằn trọc một lúc khá lâu.
  • Có thể bị gián đoạn giấc ngủ khi có các ánh sáng hắt vào hoặc những nguồn âm thanh nhỏ.
  • Không thể ngủ quá 4 tiếng mỗi ngày, tinh thần luôn căng thẳng khó chịu, dễ nổi nóng vô cớ.

Những nguyên nhân nào gây mất ngủ trầm cảm

Trầm cảm gây mất ngủ và ngược lại mất ngủ thường xuyên càng làm bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây ra 2 vấn đề sức khỏe này bao gồm cả bệnh lý cũng như quá trình cơ thể lão hóa tự nhiên và một số yếu tố tác động khác từ bên ngoài.

  • Stress, căng thẳng: Mệt mỏi, lo nghĩ nhiều về công việc, gia đình, chuyện tình cảm…khiến cho người bệnh thường xuyên ở trong trạng thái lo âu hay suy nghĩ tiêu cực. Từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ triền miên, trầm cảm xảy ra và ngày càng nặng hơn.
  • Suy nhược thần kinh: Nếu bạn thường xuyên trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch, suy nhược thần kinh, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, trầm cảm,…
  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Người bệnh lạm dụng các loại thuốc uống Tây y trong điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ dẫn đến các tác dụng phụ, nhờn thuốc và sinh ra các triệu chứng của bệnh trầm cảm mất ngủ.
  • Lạm dụng chất kích thích: Thường xuyên uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá…trước khi ngủ khiến hệ thần kinh trung ương bị kích thích mạnh, gây hưng phấn  kéo dài và rất khó ngủ.
  • Cảnh giác với những nguyên nhân gây mất ngủ trầm cảm
    Cảnh giác với những nguyên nhân gây mất ngủ trầm cảm
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì thời gian ngủ sẽ ngày càng ít, giấc ngủ cũng bị chập chờn, không được sâu giấc. Ngủ quá ít dẫn đến hình thành các triệu chứng từ việc thiếu ngủ như trầm cảm, nguy cơ đột quỵ cao và tiểu đường. Chính vì thế người bệnh nên chú ý đến chu kỳ giấc ngủ, cần duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, đặc biệt là việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.
  • Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý: Các chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não…cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ và trầm cảm. Những người mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, bệnh tim, đột quỵ…có nguy cơ mắc chứng bệnh này càng cao.
  • Môi trường ô nhiễm, ồn ào: Không gian ngủ chật hẹp, phòng ngủ thiếu không khí, nhiều tiếng ồn sẽ gây ra tình trạng thiếu khó ngủ, phá vỡ giấc ngủ của bạn.

Cách điều trị chứng mất ngủ dẫn đến trầm cảm hiệu quả hiện nay

Để điều trị bệnh mất ngủ trầm cảm thành công người bệnh cần ưu tiên cải thiện giấc ngủ, khắc phục hiện tượng khó ngủ, ngủ không sâu giấc để nhằm hồi phục sức khỏe và giải tỏa những căng thẳng, áp lực. Muốn làm được điều đó, bạn có thể lựa chọn điều trị bằng thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc áp dụng các mẹo chữa dân gian để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Dùng thuốc Tây y 

Người bệnh nên cẩn trọng khi dùng thuốc Tây để tránh tác dụng phụ
Người bệnh nên cẩn trọng khi dùng thuốc Tây y để tránh tác dụng phụ

Với phương pháp điều trị này, trước hết người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành kiểm tra tâm sinh lý bằng xét nghiệm hàm lượng hormone. Sau khi có kết quả mới đưa ra phác đồ điều trị tương ứng với thể trạng bệnh của mỗi người. Thông thường các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh này thuộc 2 nhóm cơ bản là chống trầm cảm và an thần.

Nhóm thuốc chống trầm cảm

Bao gồm các loại thuốc như: Escitalopram, sertraline, paroxetine, imipramin…Đây đều là những loại thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, dễ nổi cáu. Nhóm thuốc này rất dễ dung nạp và có ít tác dụng phụ.

Tuy nhiên để mang lại hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn bạn cần kiên trì uống đúng liều lượng và thời gian. Đối với những trường hợp bệnh nặng cần sử dụng thêm các loại thuốc ngủ hoặc thuốc an thần hỗ trợ.

Nhóm thuốc an thần

Gồm thuốc Trazodone, mirtazapine,…Các loại thuốc này tác động mạnh tới thần kinh giúp kích thích cảm giác buồn ngủ rất nhanh nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ. Cụ thể là sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc người bệnh sẽ dễ bị lệ thuộc thuốc, có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chán ăn, dễ bị kích động…

Chính vì vậy nhóm thuốc này phần lớn được kê đơn cho những trường hợp mất ngủ nghiêm trọng và diễn ra trong thời gian dài. Trong quá trình sử dụng thuốc, người dùng không được lạm dụng quá nhiều nếu không có thể khiến phản tác dụng gây ra những hậu quả tồi tệ hơn.

Ngoài ra, có khá nhiều loại thuốc ngủ được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây như: Thuốc ngủ Seduxen, thuốc ngủ rotunda, bromalex,…. Đây đều là các loại thuốc có tác dụng mạnh mẽ, nhanh chóng, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, sâu hơn.

Các bài thuốc Đông y chữa mất ngủ và trầm cảm 

Các bài thuốc ngủ thảo dược Đông y có tác dụng điều hòa cơ thể, cân bằng âm dương, xoa dịu căng thẳng thần kinh làm cho chứng mất ngủ trầm cảm thuyên giảm đáng kể. Dưới đây là một số bài thuốc từ các thảo dược quý để bạn tham khảo và lựa chọn:

Bài thuốc an thần dưỡng tâm, trị suy nhược thần kinh

Bài thuốc giúp dưỡng tâm, dưỡng thần, tăng tuần hoàn máu. Nhờ đó cân bằng âm dưỡng, điều hòa cơ thể và chống các suy nhược thần kinh.

Nguyên liệu:

  • 10g phục thần.
  • Mỗi loại 20g gồm rau má, lạc tiên.
  • 16g hắc táo nhân.
  • Bạch linh, chi tử, đương quy, thục địa, viễn chí mỗi vị 12g.
  • 24g lá vông.
  • 7 quả đại táo.

Thực hiện như sau:

  • Làm sạch các nguyên liệu trên, bỏ vào ấm sắc chung với 1 lít nước trên lửa nhỏ.
  • Khi nước thuốc cạn còn ⅓ thì tắt bếp, chia nước làm 2 lần uống vào sáng và tối.

Bài thuốc an thần, thanh hỏa

Bài thuốc mang lại hiệu quả tích cực với những người thường xuyên mất ngủ, hoảng loạn tinh thần do áp lực công việc, cuộc sống. Bên cạnh đó, bài thuốc cũng điều hòa cơ thể giúp thanh nhiệt giải độc.

Nguyên liệu:

  • Mỗi vị 10g gồm cam thảo và đan bì.
  • Mỗi loại 12g gồm có chi tử, tri mẫu.
  • Mỗi loại 16g gồm thục địa, hoài sơn, sơn thù, trạch tả, thạch hộc.
  • 24g rau má.
  • 40g thân cây mía.

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu làm sạch rồi cho vào ấm, sắc với 1,5 lít nước trên lửa vừa.
  • Đến khi nước cạn còn ⅓ thì chia làm 3 phần, uống sau 3 bữa ăn chính hàng ngày.
Các bài thuốc Đông y an toàn và không gây tác dụng phụ cho người dùng
Các bài thuốc Đông y an toàn và không gây tác dụng phụ cho người dùng

Bài thuốc âm hư hỏa vượng 

Bài thuốc này thích hợp với người mất ngủ trầm cảm do mất cân bằng âm dương, đặc biệt là người âm hư hỏa vượng.

Nguyên liệu:

  • Sừng tê giác 4g.
  • Mỗi loại 10g gồm nhân sâm, bá tử sâm, huyền sâm.
  • 12g phục thần.
  • Mỗi loại 16g gồm thục địa, chi tử, ngưu tất, mạch môn, thiên môn.
  • Mỗi vị 20g gồm đương quy, hắc táo nhân.
  • 24g mỗi loại gồm tang diệp, lá vông.
  • 40g thân cây mía.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm, đổ nước ngập thuốc, sắc trên lửa lớn.
  • Khi nước cạn còn khoảng 3 bát thì tắt bếp, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Áp dụng mẹo dân gian chữa tại nhà

Bị trầm cảm mất ngủ phải làm sao? Bệnh nhân có thể tham khảo một số mẹo trong dân gian rất được ưa chuộng hiện nay. Các cách này nhìn chung đều tận dụng nguồn nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp, cách thực hiện đơn giản, an toàn. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ chậm hơn việc dùng thuốc Tây hay Đông y, do đó người bệnh cần cân nhắc khi áp dụng.

Tâm sen: Trong tâm sen có chứa alkaloid có tác động mạnh lên hệ thần kinh trung ương và não bộ. Từ đó giúp làm lành các thương tổn thần kinh, làm giãn các mao mạch. Vì vậy, tâm sen được người bệnh dùng như một bài thuốc trị mất ngủ, khó ngủ. Hàng ngày những người mất ngủ dẫn đến trầm cảm nên uống trà tâm sen nóng kết hợp dùng thêm món ăn từ tâm sen, hạt sen.

Tâm sem mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Tâm sem mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Cây lạc tiên: Loại cây này chứa alkaloid, saponin và flavonoid có tác dụng dưỡng tâm, an thần. Bạn nên thường xuyên ăn các món canh chế biến từ lá và ngọn để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bổ sung chất xơ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Uống trà thảo dược: Gồm có trà hoa cúc La Mã, trà hoa nhài, trà nghệ..Các loại trà này đều giúp an thần, xoa dịu thần kinh rất tốt. Hàng ngày người bệnh hãy nhâm nhi vài ly trà thảo dược ấm để cải thiện chứng khó ngủ,  mất ngủ kinh niên.

Cách phòng tránh mất ngủ và trầm cảm

Mất ngủ trầm cảm gây ra không ít tổn thương cho cơ thể, bao gồm cả tinh thần và sức khỏe nói chung. Do đó, chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa thích hợp ngay từ bây giờ. Dưới đây là một số lời khuyên khá hữu ích được các chuyên gia chia sẻ.

  • Đi ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, thức dậy vào một giờ cố định buổi sáng, ngủ trưa không quá 60 phút và không thức khuya.
  • Trước khi đi ngủ không nên sử dụng ipad, máy tính, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác. Thay vào đó bạn nên nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, massage, ngâm chân bằng thảo dược hoặc gừng.
  • Bổ sung dinh dưỡng bằng nhóm thực phẩm giàu vitamin, omega-3, các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như magie, canxi, chất xơ…Tránh ăn đồ cay nóng, đồ ăn sẵn, đồ uống chứa caffeine và thực phẩm chứa nhiều acid.
  • Hạn chế ăn khuya, tránh dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích và đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ.
  • Thường xuyên tập thể dục, yoga, ngồi thiền, đi bộ, dưỡng sinh..để giúp cơ thể thư giãn, giảm mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng mất ngủ dẫn đến trầm cảm.
  • Duy trì trạng thái cảm xúc ổn định trước giờ đi ngủ, tránh quá hưng phấn hay căng thẳng, lo lắng.
  • Không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh, không có ánh sáng gắt.

Mất ngủ trầm cảm có những biểu hiện thế nào, nguyên nhân khởi phát do đâu và làm sao để chữa trị đã có lời giải đáp rất chi tiết trong bài viết này. Bệnh nhân hãy tham khảo thông tin để nắm được những kiến thức hữu ích, từ đó chủ động thăm khám và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn từ bác sĩ, chữa trị bệnh triệt để từ sớm sẽ giúp bảo vệ cơ thể tốt nhất.

Xem thêm:

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

26/12

hôm nay

27/12

Ngày mai

28/12

Ngày kìa

+

Khác