7 Biến Chứng Tăng Huyết Áp Nguy Hiểm Cần Được Điều Trị Ngay

Ngày cập nhật: 01/04/2024 Biên tập viên: Phương Hoa

Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam với tỷ lệ người trưởng thành mắc căn bệnh này là 26,2% tương đương khoảng 17 triệu người (số liệu năm 2021). Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về biến chứng tăng huyết áp. Từ đó giúp bạn biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh được tốt hơn.

Thế nào là tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính có liên quan đến hệ tuần hoàn trong cơ thể. Nó có thể khiến các mạch máu bị xơ vữa, chít hẹp, hình thành các cục máu đông và làm chậm việc cung cấp máu cho tim.

Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Với người khỏe mạnh giá trị huyết áp sẽ ở mức 120/80 mmHg. Còn đối với bệnh nhân cao huyết áp sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu >140 mmHg hoặc tâm trương > 90 mmHg. Cụ thể, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chia bệnh huyết áp cao thành những cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1: Huyết áp tâm thu ở mức 140 – 159 mmHg, huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg. 
  • Cấp độ 2: Huyết áp tâm thu ở mức 160 – 179 mmHg, huyết áp tâm trương 100 – 109  mmHg.
  • Cấp độ 3: Huyết áp tâm thu ở mức  ≥180 mmHg, huyết áp tâm trương  ≥110 mmHg. 

Bệnh cao huyết áp tiềm ẩn nhiều biến chứng chứng nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng của nó lại rất mơ hồ, khiến người bệnh nhầm lẫn với nhiều căn bệnh thông thường khác như: Hồi hộp, tim đập mạnh, nhức đầu, chóng mặt, mặt đỏ, ra mồ hôi… Vì vậy hầu hết các trường hợp chỉ phát hiện mình bị cao huyết áp khi đi khám sức khỏe hoặc khi bệnh đã tiến triển nặng và trở nên nghiêm trọng.

Những biến chứng tăng huyết áp nghiêm trọng

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong hiện nay. Người bệnh bị tăng huyết áp nếu không được điều trị phù hợp sẽ phải đối mặt với những biến chứng như sau:

Biến chứng tăng huyết áp tại động mạch

Ở những người khỏe mạnh, các động mạch trong cơ thể đều rất linh hoạt, đàn hồi tốt. Lớp lót trơn nhẵn bên trong động mạch sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể. 

Khi bị tăng huyết áp, áp lực của dòng máu chảy qua động mạch cũng sẽ tăng lên và dẫn đến những tổn thương như sau:

  • Hẹp lòng mạch: Huyết áp cao sẽ làm suy giảm chức năng của các tế bào lớp lót bên trong động mạch. Lúc này, chất béo từ thực phẩm vào cơ thể sẽ tích tụ lại tại vùng lòng mạch bị tổn thương. Điều này làm giảm dần sự đàn hồi của động mạch, gây hẹp lòng mạch và làm giảm lượng máu cung cấp tới tim.
  • Phình động mạch: Bệnh cao huyết áp gây tăng áp lực lên thành động mạch chủ, khiến cho thành mạch bị suy yếu, giãn lớn ra với kích thước > 45mm. Đoạn động mạch chủ bị phình sẽ có thành mạch yếu, gây tổn thương và xé rách các lớp thành mạch. Từ đó dẫn đến bóc tách thành động mạch, vỡ động mạch chủ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng tim mạch

Biến chứng tim mạch là biến chứng tăng huyết áp cực kỳ nguy hiểm mà người bệnh cần hết sức chú ý. Nếu không có biện pháp điều trị cụ thể, người bệnh sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau:

  • Bệnh động mạch vành: Khi động mạch bị thu hẹp sẽ gây cản trở lưu thông máu đến tim. Điều này làm tăng nguy cơ bị các vấn đề như đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, đau tim,…
  • Dày thất trái: Ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, tim sẽ phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Theo thời gian, tâm thất trái của tim sẽ bị dày lên, làm tăng nguy cơ bị suy tim, đau tim và tử vong.
  • Suy tim: Tăng huyết áp khiến áp lực lên tim cũng tăng lên. Lâu dần khiến cho cơ tim bị suy yếu và hoạt động kém hiệu quả. Điều này khiến người bệnh thường xuyên bị các cơn đau tim dẫn đến suy tim.
Biến chứng tim mạch tăng nguy cơ bị suy tim, đột quỵ
Biến chứng tim mạch tăng nguy cơ bị suy tim, đột quỵ

Biến chứng não

Bệnh nhân bị tăng huyết áp trong thời gian dài không có phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp sẽ gặp phải một số biến chứng não như sau:

  • Thiếu máu não thoáng qua: Tình trạng này xảy ra do quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn, có thể là do hẹp động mạch hoặc các cục máu đông gây ra. Người bệnh gặp phải những cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ có dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ toàn phát. Vì vậy các bệnh nhân cần hết sức lưu ý.
  • Sa sút trí tuệ: Đây là một biến chứng tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi. Khi các động mạch bị chít hẹp hoặc tắc nghẽn sẽ khiến máu lưu thông máu lên não bị hạn chế. Từ đó gây ra các biến chứng mất trí nhớ, sa sút trí tuệ não mạch. 
  • Suy giảm nhận thức: Các nghiên cứu cho thấy, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm nhận thức mức độ nhẹ. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa các thay đổi trong nhận thức và trí nhớ của người bệnh,  thường đi kèm với sự lão hóa do tuổi tác.
  • Đột quỵ: Đột quỵ xảy ra do não bộ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, khiến cho các tế bào não bị chết. Hẹp động mạch, xơ vữa động mạch, lòng mạch có cục máu đông là nguyên nhân chủ yếu khiến cho lưu lượng máu lên não bị chặn lại, dẫn đến đột quỵ.  

Biến chứng thận

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng lọc các chất thải và chất lỏng dư thừa. Quá trình này đòi hỏi các mạch máu phải khỏe mạnh và có độ đàn hồi tốt. Tuy nhiên bệnh cao huyết áp lại khiến các mạch máu bị suy yếu và làm các tổn thương ở thận nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số biến chứng tăng huyết áp ở thận mà người bệnh nên nắm rõ:

  • Xơ cứng cầu thận: Loại tổn thương này thường xảy ra khi các mạch máu bên trong thận hình thành sẹo. Từ đó nó không thể thực hiện được chức năng lọc chất lỏng và chất thải từ máu. Nếu không được điều trị từ sớm, bệnh sẽ chuyển biến thành suy thận.
  • Suy thận: Biến chứng tăng huyết áp phổ biến hàng đầu hiện nay đó là suy thận. Trong trường hợp suy thận nặng, người bệnh có thể sẽ phải lọc máu hoặc ghép thận.

Biến chứng mắt

Bệnh tăng huyết áp cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mạch máu nhỏ bên trong mắt. Điều này sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh võng mạc: Những tổn thương bên trong võng mạc do biến chứng tăng huyết áp có thể gây ra tình trạng chảy máu mắt, mắt nhìn mờ hoặc dẫn đến mất thị lực.
  • Bệnh màng mạch: Bệnh màng mạch xuất hiện do các chất lỏng tích tụ dưới võng mạc. Tình trạng này khiến cho thị lực của người bệnh bị méo mó, nhìn mờ, nhìn đôi, giảm thị lực.
  • Bệnh thần kinh thị giác: Các dây thần kinh bị tổn thương kết hợp với lưu lượng máu đến mắt bị giảm sẽ dẫn đến bệnh thần kinh thị giác. Tình trạng này có thể gây chảy máu bên trong mắt hoắc mất thị lực.
Tăng huyết áp cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mạch máu nhỏ bên trong mắt
Tăng huyết áp cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mạch máu nhỏ bên trong mắt

Biến chứng chức năng tình dục

Nam giới bị huyết áp cao có thể gặp phải một số biến chứng tại bộ phận sinh dục như: Rối loạn cương dương, liệt dương, giảm ham muốn…. Nguyên nhân là bởi khi bị tăng huyết áp, lưu lượng máu tới cơ quan sinh dục sẽ bị hạn chế, từ đó gây ra các vấn đề về sinh lý. Đối với nữ giới khi bị cao huyết áp cũng xảy ra tình trạng tương tự như: Suy giảm ham muốn, lãnh cảm, khô âm đạo, khó đạt được khoái cảm khi quan hệ.

Biến chứng tiểu đường

Huyết áp cao và tiểu đường là hai căn bệnh riêng biệt nhưng chúng lại có mối liên hệ hết sức mật thiết với nhau. Những người bị mắc cao huyết áp thường có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người bình thường và ngược lại. Trường hợp bệnh nhân vừa bị cao huyết áp vừa bị tiểu đường thì quá trình điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Phòng tránh và hạn chế biến chứng tăng huyết áp

Để giữ cho huyết áp của bạn luôn được ổn định và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần thực hiện những điều sau:

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của bác sĩ người bệnh cần giảm lượng muối, đường bột và chất béo tiêu thụ mỗi ngày. Thay vào đó bạn nên tích cực bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ, omega-3 và chất chống oxy hóa để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Tập thể dục mỗi ngày

Vận động hàng ngày giúp cơ thể tăng cường lưu thông máu, cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp giảm cân và thư giãn tinh thần. Vì vậy người bệnh nên lựa chọn một số bộ môn thể thao phù hợp với thể lực để cải thiện sức khỏe như: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, tập gym, đạp xe,… Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra từ 30-60 phút và mỗi tuần tập từ 4-5 buổi là được.

Tập thể dục mỗi ngày giúp ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp
Tập thể dục mỗi ngày giúp ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp

Giảm cân an toàn

Đối với những người bị thừa cân, béo phì, bạn cần tích cực giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng. Cố gắng đưa chỉ số BMI về mức ổn định từ 18,5 đến 22,9. Đồng thời duy trì vòng bụng < 90cm ở nam và < 80cm ở nữ.

Ngưng dùng chất kích thích

Người bệnh nên tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, thuốc lào, ma túy…. Vì chúng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tăng huyết áp và khiến sức khỏe ngày càng tệ hơn.

Hạn chế lo âu căng thẳng

Căng thẳng stress trong thời gian dài là nguyên nhân khiến huyết áp bị tăng. Bởi khi căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng ra một lượng hormone khiến tim đập nhanh hơn và làm tăng huyết áp tạm thời. Vì vậy khi bị stress, mệt mỏi quá mức, bạn hãy thư giãn tinh thần bằng cách xem phim, đọc sách, ngồi thiền, đi dạo,…

Uống thuốc đúng cách

Người bị huyết áp cao cần uống thuốc đúng cách để giúp huyết áp được điều chỉnh về mức ổn định. Khi huyết áp đã được kiểm soát thì giảm số thuốc cần dùng lại để hạn chế tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Trên đây là những biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Vì vậy người bệnh cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 3-6 tháng một lần. Đồng thời tuân thủ theo các phương pháp điều trị bệnh mà bác sĩ đã chỉ định. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được bệnh cao huyết áp một cách tốt hơn.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác