Tụt Huyết Áp Nên Làm Gì Để Huyết Áp Nhanh Ổn Định?

Ngày cập nhật: 01/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Chỉ số huyết áp giúp bạn có thể xác định được tình trạng sức khỏe của bản thân. Bất kể chỉ số huyết áp giảm hay tăng đều cho thấy cơ thể đang hoạt động một cách bất thường và có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là hiện tượng tụt huyết áp. Vậy tụt huyết áp nên làm gì để huyết áp nhanh chóng ổn định trở lại? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp để được giải đáp chi tiết hơn. 

Nhận biết dấu hiệu tụt huyết áp

Trước khi tìm hiểu huyết áp thấp phải làm sao, bạn cần nắm được các dấu hiệu nhận biết tình trạng tụt huyết áp. Được biết, huyết áp được coi là bình thường khi huyết áp tâm thu rơi vào khoảng từ 90 – 138 mmHG, huyết áp tâm trương từ 60 – 89 mmHg. Trường hợp huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg, huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg thì được xem là tụt huyết áp.

Người bị tụt huyết áp sẽ bị chóng mặt, hoa mắt
Người bị tụt huyết áp sẽ bị chóng mặt, hoa mắt

Bên cạnh việc dựa vào chỉ số đo huyết áp, mọi người còn có thể nhận biết dấu hiệu hạ huyết áp thông qua các biểu hiện như:

  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Tim đập nhanh liên hồi, có cảm giác hồi hộp một cách bất thường.
  • Choáng váng, khó giữ thăng bằng nên người bệnh theo quán tính sẽ ngồi sụp xuống.
  • Trường hợp nặng sẽ xuất hiện trạng thái lơ mơ, lú lẫn, mất ý thức hoặc ngất xỉu.

Lưu ý, thời gian tụt huyết áp càng kéo dài, máu cung cấp đến não, các cơ quan khác sẽ càng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Các tế bào lúc này do thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên sẽ chết dần.

Như chúng ta đã biết, cơ quan cần máu nuôi nhiều nhất là não nên khu vực này sẽ là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên sau khi bị tụt huyết áp. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ đối diện với nguy cơ bị rối loạn chức năng não, thiếu máu não, chết não và khả năng hồi phục sau sự cố là rất thấp.

Khi bị tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp  phần lớn đều diễn ra trong khoảnh khắc và sẽ tự phục hồi sau đó. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mọi người không nên chủ quan. Trường hợp thấy những người xung quanh có dấu hiệu bị tụt huyết áp hãy tiến hành sơ cứu. Nếu bạn không biết sơ cứu, hãy nhanh chóng tìm sự giúp đỡ và đưa người đó tới bệnh viện sớm nhất có thể.

Với những bệnh nhân vẫn còn ý thức, bị tụt huyết áp nhẹ, mọi người có thể áp dụng các biện pháp cải thiện như sau:

  • Cho bệnh nhân uống 1 ly trà gừng, cà phê, nước sâm hoặc thức ăn đậm muối và cho họ uống nhiều nước lọc.
  • Để bệnh nhân ngồi nghỉ, nếu được hãy cho họ nằm, dùng gối kê chân cao hơn phần đầu.
  • Ăn một chút chocolate để bảo vệ thành mạch máu.
  • Uống thuốc theo đơn kê từ bác sĩ nếu bệnh nhân có mang theo.
  • Khi tình trạng được cải thiện, bạn từ từ đỡ người bệnh ngồi dậy, hướng dẫn họ cử động tay chân chậm rãi.
Cho bệnh nhân uống một cốc nước gừng mật ong
Cho bệnh nhân uống một cốc nước gừng mật ong

Trong trường hợp bệnh nhân có hiện tượng chóng mặt, nôn ói, mất tập trung, đổ nhiều mồ hôi, khó thở, môi tím tái thì cần đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu. Việc cấp cứu kịp thời sẽ giúp hạn chế nguy cơ ảnh hưởng xấu đến não bộ, chức năng sinh lý. Đồng thời hạn chế nguy cơ bị đột quỵ, suy tim, suy thận do tụt huyết áp một cách đột ngột.

Người bị tụt huyết áp nên tránh làm gì?

Bên cạnh thắc mắc tụt huyết áp nên làm gì, nhiều người cũng quan tâm đến các hoạt động không nên làm khi bị tụt huyết áp. Theo đó, khi huyết áp giảm đột ngột, bạn cần tránh làm những điều sau:

  • Tránh đứng trong thời gian dài, hãy tìm một chỗ để ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi.
  • Tránh kiêng vác, nâng những vật nặng.
  • Không ở lâu trong môi trường nóng nực, tránh tắm nước nóng lâu hoặc xông hơi. Bởi việc tắm nước nóng hay xông hơi quá lâu có thể dẫn tới chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, nhất là rượu, bia.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc chạy nhảy.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị tụt huyết áp

Hạ huyết áp đột ngột có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy nên để hạn chế nguy cơ này, các bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Uống đủ nước: Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, đảm bảo các hoạt động sống không bị gián đoạn. Để tránh nguy cơ bị tụt huyết áp, bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày kể cả khi không khát. Với những đối tượng thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời hay tập luyện thể dục thể thao, hãy bổ sung thêm nước kết hợp với muối khoáng để không bị mất nước.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng: Ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ bữa, bữa ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng,… là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị tụt huyết áp. Vì thế, các bạn cần thay đổi những thói quen này bằng việc cung cấp đủ cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết. Cụ thể là đa dạng các loại vitamin, khoáng chất từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, thực phẩm giàu omega – 3, chất béo – protein lành mạnh,… Đồng thời hạn chế dung nạp đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, đồ ngọt và không sử dụng chất kích thích.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Sinh hoạt điều độ: Sinh hoạt lành mạnh, điều độ là cơ sở để bạn có được sức khỏe tốt cũng như đảm bảo hệ tim mạch hoạt động ổn định. Cụ thể, mọi người cần tránh làm việc quá sức, tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, không bỏ bữa,…
  • Tránh căng thẳng quá mức: Các cảm xúc tiêu cực như buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vời hay căng thẳng quá độ,… đều ảnh hưởng không tốt tới tinh thần và sức khỏe tim mạch. Nếu những cảm xúc này không được giải quyết mà kéo dài dai dẳng, bệnh nhân ngoài nguy cơ mắc bệnh tâm lý còn có thể bị tụt huyết áp và gặp các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Tập thể dục, thể thao: Vận động thường xuyên bằng các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, điều độ là cách tốt nhất để giữ cho động mạch đàn hồi tốt, tim đập ổn định. Ngoài ra, chúng cũng giúp đảm bảo máu lưu thông liên tục tới các cơ quan để đảm bảo mọi hoạt động của cơ thể. Các môn thể dục thể thao tốt cho tim mạch mà bạn có thể rèn luyện mỗi ngày như đạp xe, đi bộ, chạy bộ, yoga, nhảy dây,…
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên: Nếu có tiền sử bị hạ huyết áp hoặc huyết áp không ổn định, bạn nên thường xuyên theo dõi huyết áp của mình tại nhà. Điều này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện tình trạng sức khỏe bất thường cũng như có các biện pháp can thiệp đúng lúc để tránh hậu quả đáng tiếc.

Tụt huyết áp nên làm gì để cải thiện tình trạng nhanh chóng đã được Đông Phương Y Pháp chia sẻ chi tiết trong bài viết. Mặc dù phần lớn tình trạng tụt huyết áp sẽ nhanh chóng qua đi nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Nếu nhận thấy hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác