Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyết Áp Thấp
Huyết áp thấp là bệnh lý phổ biến rất nhiều người mắc phải. Các triệu chứng của bệnh không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, nguy hiểm tới sức khỏe. Bài viết dưới đây cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh chiếm khoảng 5 – 7%. Một người được cho là bị huyết áp thấp khi có chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg. Trong đó huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg.
Có 2 dạng huyết áp thấp đó là do sinh lý hoặc do bệnh lý.
- Huyết áp sinh lý có thể do yếu tố di truyền từ gia đình hoặc do bạn sống ở khu vực có địa hình cao, áp suất không khí giảm.
- Huyết áp bệnh lý là do sự suy giảm hoặc rối loạn các chức năng của tim, thận, tuyến giáp và hệ thống thần kinh thực vật.
Dấu hiệu tụt huyết áp
Huyết áp thấp có những biểu hiện rất rõ ràng, đôi khi nó xảy đến khá nhanh và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Dưới đây là những biểu hiện tụt huyết áp mà bạn cần nắm rõ:
Hoa mắt chóng mặt
Đây là một dấu hiệu huyết áp thấp phổ biến nhất, thường xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế đột ngột như ngồi bật dậy khi đang nằm ngủ hoặc đứng lên khi vừa ngồi quá lâu…. Lúc này cảm giác hoa mắt chóng mặt sẽ xuất hiện một cách đột ngột khiến bạn không thể kiểm soát được.
Đau đầu dữ dội, mê sảng
Bệnh nhân bị huyết áp thấp thường có biểu hiện đau đầu dữ dội. Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn sau mỗi lần bạn bị căng thẳng hoặc làm việc nặng. Khu vực bị đau nhiều nhất thường xuất hiện tập trung ở vùng đỉnh đầu, Một số trường hợp còn vừa đau vừa bị tê nhức nghiêm trọng.
Giảm sự tập trung
Những người bị huyết áp thấp thường bị kém tập trung hơn so với những người khác. Bởi lượng máu trong cơ thể khó lưu thông lên não, khiến cho tế bào não không nhận đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động bình thường.
Mắt nhìn mờ
Những người bị tụt huyết áp nghiêm trọng sẽ gặp phải tình trạng suy giảm thị lực và thính giác. Tình trạng mắt nhìn mờ có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài trong nhiều giờ, gây ảnh hưởng đến công việc. Lúc này, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.
Ngất xỉu
Khi bị huyết áp thấp ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng ngất xỉu, mất ý thức đột ngột. Điều này rất nguy hiểm nếu nó xảy ra khi bạn đang điều khiển giao thông hoặc ở nhà một mình.
Buồn nôn
Cảm giác buồn nôn, khó chịu ở dạ dày cũng là một dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp. Trong trường hợp này bạn nên uống một ly trà gừng ấm để giúp cơ thể trở lại trạng thái bình thường.
Mệt mỏi
Đường huyết bị giảm đột ngột sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, yếu sức, chân tay yếu sức không có lực. Sự mệt mỏi này liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức.
Cảm giác khát
Khi bị hạ huyết áp, não bộ sẽ nhận được tín hiệu từ cơ thể về việc cần bổ sung nước. Uống nhiều nước sẽ giúp tăng huyết áp vì vậy người bệnh sẽ luôn có cảm giác khát.
Da lạnh, nhợt nhạt
Người bệnh có hiện tượng tụt huyết áp sẽ xuất hiện dấu hiệu chân tay lạnh, mặt mũi tái nhợt, đổ mồ hôi. Nguyên nhân là bởi cơ thể không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, từ đó làm giảm thân nhiệt nhanh chóng.
Nhịp tim nhanh, thở nông
Huyết áp xuống thấp khiến cho cơ thể bị thiếu oxy. Điều này làm cho tim và phổi phải cường hoạt động nhiều hơn để bù vào phần thiếu hụt khiến người bệnh gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh và nông.
Nguyên nhân tụt huyết áp
Vì sao bị tụt huyết áp là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Thực tế nguyên nhân huyết áp thấp rất đa dạng, nó có thể liên quan đến nhiều bệnh nền khác hoặc một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Dưới đây là những lý do tụt huyết áp người bệnh cần nắm rõ để có biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp:
- Do các vấn đề về tim mạch: Huyết áp thấp có thể liên quan đến các bệnh về tim mạch như: Nhịp tim chậm, hẹp hở van tim, xơ vữa động mạch, hẹp động mạch, suy tim…. Những bệnh lý này khiến cho máu khó lưu thông đến tim và não, gây hạ huyết áp.
- Do các bệnh về nội tiết: Những bệnh lý như suy thượng thận, tiểu đường, hạ đường huyết, suy giáp, cường giáp,… có thể dẫn đến bệnh lý huyết áp thấp.
- Do mang thai: Phụ nữ mang thai cũng là nhóm đối tượng rất dễ bị huyết áp thấp. Trong 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp tâm thu và tâm trương sẽ giảm mạnh từ 5-15mmHg. Tuy nhiên huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi phụ nữ sinh con.
- Do bị nhiễm trùng: Nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng đi vào máu. Điều này không chỉ gây giảm huyết áp và còn đe dọa tới mạng sống của người bệnh.
- Do mất nước: Cơ thể mất nước có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, yếu cơ, mật mỏi, nôn mửa, sốt, tiêu chảy. Đây đều là những dấu hiệu của tình trạng hạ huyết áp.
- Do mất máu: Mất máu do tai nạn, chấn thương,… khiến lượng máu đến tim và não bị giảm đột ngột. Từ đó gây ra tình trạng choáng váng, ngất xỉu.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc trợ tim, thuốc chữa yếu sinh lý, thuốc chữa bệnh Parkinson,…. có thể gây ra tác dụng phụ giảm huyết áp.
- Do ăn uống thiếu chất: Chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng đặc biệt là thiếu vitamin B12 và folate sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân là bởi việc thiếu hụt dưỡng chất sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ, dẫn đến tụt huyết áp.
- Do dị ứng, sốc phản vệ: Sốc phản vệ là một phản ứng khi của cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng như thuốc, thực phẩm,… Người bệnh có thể gặp phải dấu hiệu như khó thở, sưng mặt và giảm huyết áp.
Bị tụt huyết áp có gây nguy hiểm không?
Huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém gì so với bệnh huyết áp cao. Hơn nữa các triệu chứng của bệnh có thể diễn ra đột ngột và không thể kiểm soát được, gây ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây là những biến chứng của bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần nắm rõ:
- Tổn thương các cơ quan trong cơ thể: Khi bị hạ huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh sẽ bị suy giảm chức năng, cơ thể không điều chỉnh kịp thời để cung cấp dinh dưỡng đến các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi, thận…. Từ đó gây tổn thương suy yếu những cơ quan này.
- Gây mất trí nhớ: Những người bị huyết áp thấp có khả năng bị mất trí nhớ do não bộ bị thiếu máu trong thời gian dài. Các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng đầy đủ lâu dần gây suy giảm hệ thần kinh, giảm trí nhớ và tăng nguy cơ bị mất trí nhớ cao hơn bình thường.
- Gây chấn thương, tai nạn: Huyết áp giảm đột ngột khiến não bộ không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy từ đó dẫn đến choáng váng, ngất xỉu. Điều này làm tăng nguy cơ bị tai nạn nếu người bệnh đang lái xe, đi cầu thang, leo núi hoặc làm các công việc trên cao.
- Tai biến mạch máu não: Nhiều người lầm tưởng chỉ có huyết áp cao mới gây tai biến mạch máu não. Thực tế có đến 25% số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp gây nên.
Cần làm gì khi bị hạ huyết áp?
Dưới đây là một số phương pháp điều trị khi gặp phải tình trạng tụt huyết áp, người bệnh có thể tham khảo:
Điều trị bằng thuốc Đông y
Y học cổ truyền cũng có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh huyết áp thấp một cách hiệu quả và lâu dài. Dưới đây là một số bài thuốc giúp làm bình ổn huyết áp, người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc chữa thể tâm dương hư
Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng tay chân lạnh, tinh thần mệt mỏi, tim đập nhanh, hồi hộp, mạch nhỏ, yếu.
- Nguyên liệu: Quế chi 15g, cam thảo chích 15g, nhục quế 15g, ngũ vị tử 25g.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem sắc lấy nước để uống mỗi ngày 1 thang. Dùng thuốc liên tục trong vòng 7-10 ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc điều trị thể bệnh khí huyết hư
Bài thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng như hoa mắt, choáng váng, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác, không muốn nói chuyện.
- Nguyên liệu: Đảng sâm 15g, sinh địa 12g, cam thảo 10g, mạch môn đông 12g, ngũ vị tử 10g, sơn thù 12g, kỷ tử 12g.
- Cách thực hiện: Người bệnh đem sắc thuốc với nước để uống trong ngày. Dùng một liệu trình kéo dài từ 7-10 ngày để đạt hiệu quả cao.
Bài thuốc điều trị thể khí hư và dương hư
Bài thuốc chủ trị các triệu chứng như sắc mặt nhợt nhạt, thở gấp, mệt mỏi, chân tay lạnh, không có lực, di tinh – hoạt tinh ở nam giới, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế vô lực.
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ 30g, mạch môn đông 10g, ngũ vị tử 30g, đẳng sâm 30g, sài hồ bắc 3g.
- Cách thực hiện: Người bệnh sắc thuốc với nước để uống, dùng mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong vòng 10 ngày sẽ giúp huyết áp được ổn định.
Áp dụng mẹo dân gian
Khi bị tụt huyết áp, người bệnh có thể áp dụng ngay những mẹo dân gian dưới đây:
Uống trà gừng: Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu, giảm nôn mửa, đau bụng. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng hạ huyết áp như chân tay lạnh, da tái nhợt, chóng mặt, buồn nôn,…
- Người bệnh chuẩn bị 1 nhánh gừng, rửa sạch, cạo vỏ.
- Thái lát mỏng hoặc đập dập nhánh gừng.
- Cho gừng vào ấm nước sôi và hãm như hãm trà trong vòng 10 phút.
- Sau đó vớt bỏ bã gừng, cho thêm 1-2 thìa mật ong vào khuấy đều.
- Nhâm nhi tách trà gừng khi còn ấm nóng sẽ giúp huyết áp được ổn định trở lại.
Uống trà cam thảo: Rễ cam thảo có chứa acid glycyrrhizinic giúp kích thích sản sinh hormone gây giữ nước cho cơ thể. Từ đó làm tăng thể tích máu, co mạch và hỗ trợ tăng huyết áp. Ngoài ra loại trà này còn giúp chống viêm, giảm căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ tiêu hóa, giúp cải thiện tuần hoàn máu.
- Người bệnh chuẩn bị 2-4 lát cam thảo khô, đem hãm với 250ml nước sôi.
- Sau khoảng 10 phút bạn cho thêm mật ong hoặc đường phèn vào theo khẩu vị.
- Khuấy đều tách trà và uống ngay khi còn ấm nóng.
- Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng cam thảo vì nó có chứa chất glycyrrhizine gây nhức đầu, uể oải, tăng huyết áp quá mức dẫn đến đột quỵ.
Uống cà phê: Nếu đang thấy có dấu hiệu bị huyết áp thấp, người bệnh cần uống ngay một tách cà phê. Trong thành phần của cà phê có chứa nhiều caffeine và các hợp chất chống oxy hóa, giúp làm tăng nhịp tim, chống viêm động mạch, giảm lão hóa mạch máu. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu và làm tăng huyết áp nhanh chóng.
- Chuẩn bị một gói cà phê hòa tan, pha với 150ml nước sôi.
- Khuấy đều cho cà phê tan hết và nhâm nhi khi vẫn còn ấm nóng.
- Người bệnh uống mỗi ngày từ 1-3 tách cà phê để điều chỉnh huyết áp hiệu quả.
Dùng thuốc Tây y
Một số loại thuốc Tây y có tác dụng làm tăng huyết áp nhanh chóng cho bệnh nhân bị huyết áp thấp. Tuy nhiên người bệnh chỉ được dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng:
Midodrine
- Công dụng: Thuốc Midodrine có tác dụng làm co mạch, giúp tăng huyết áp nhanh chóng cho bệnh nhân bị huyết áp thấp.
- Liều lượng: Người bệnh uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 2.5 – 10mg, liều tối đa không vượt quá 40mg/ngày.
- Cách dùng: Nên uống vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều khi vừa ngủ dậy, không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tác dụng phụ: Ngứa ngáy, ớn lạnh, bí tiểu, nổi da gà, rối loạn tiêu hóa…
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị tim nặng, tăng huyết áp, suy thận, khó tiểu, cường giáp,…
Fludrocortisone
- Công dụng: Thuốc được dùng để điều trị huyết áp thấp ở tất cả các dạng bệnh, giúp tái hấp thu natri và nước ở thận, tăng thể tích tuần hoàn và cải thiện huyết áp thấp.
- Liều lượng: Liều đầu tiên uống 0.05 mg/ngày, sau đó có thể tăng lên 0.2 mg/ngày nếu không thấy hiệu quả.
- Cách dùng: Nên uống Fludrocortisone vào buổi sáng. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 5 đến 7 ngày.
- Tác dụng phụ: Hạ kali máu, phù, ban đỏ, tăng huyết áp khi nằm ngửa, suy tim, đục thủy tinh thể, loãng xương, tăng nhãn áp, nhược cơ, hội chứng Cushing, tăng áp lực nội sọ, rối loạn tâm thần…
- Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người bị nhiễm nấm toàn thân, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc có tiền sử mẫn cảm với corticoid.
Heptaminol
- Công dụng: Heptaminol có tác dụng làm tăng sự co bóp của cơ tim, tăng trương lực tĩnh mạch để đưa máu về tim, từ đó giúp làm tăng huyết áp.
- Liều lượng: Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 1-2 viên.
- Cách dùng: Nên uống thuốc trong hoặc ngay sau khi ăn, không nghiền, bẻ hoặc nhai viên uống.
- Tác dụng phụ: Đau dạ dày, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, trống ngực, buồn nôn, phát ban, nổi mề đay, phù mạch, giãn đồng tử.
- Chống chỉ định: Không sử dụng Heptaminol cho bệnh nhân bị phù não, tăng huyết áp động mạch, cường giáp, động kinh.
Phòng ngừa giảm huyết áp
Để phòng ngừa huyết áp thấp, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo những điều sau:
- Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, không được nhịn đói hay bỏ bữa.
- Tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa để tăng huyết áp.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc, nước trái cây và các loại trà nóng như trà sâm, trà gừng, trà xanh, trà mật ong, trà hoa cúc, trà táo đỏ,…
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính lợi tiểu như bí ngô, rau cải, nước râu ngô, dưa hấu,…
- Hạn chế dùng các loại thực phẩm gây hạ đường huyết như mướp đắng, lòng trắng trứng gà, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, quả kiwi,…
- Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và bất cứ chất kích thích nào gây hại cho sức khỏe.
- Không thức khuya sau 11 giờ đêm, nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Khi nằm ngủ nên để đầu thấp, chân cao.
- Vào mùa đông nên giữ ấm cơ thể khi ngủ và giữ cho phòng ngủ luôn ấm áp, tránh gió lùa.
- Khi thức giấc nên từ từ ngồi dậy, nằm trên giường khoảng 5-10 phút rồi mới xuống đất. Nếu bước xuống giường mà thấy có hiện tượng chóng mặt, choáng váng thì nên nằm xuống ngay và gác chân lên cao.
- Nên tắm bằng nước ấm nóng để tăng cường lưu thông máu, không nên tắm quá lâu.
- Cần tập thể dục đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút, nên thực hiện các bộ môn vừa sức như đi bộ, yoga, thiền định, tập dưỡng sinh, thái cực quyền,…
- Khi có dấu hiệu bị hạ huyết áp thì nên dừng mọi hoạt động làm việc. Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và nằm xuống cho đến khi huyết áp ổn định trở lại.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh huyết áp thấp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân được tốt hơn. Điều quan trọng là cần đo huyết áp định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề của cơ thể. Từ đó có được biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Nguồn tham khảo:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình
Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.