Huyết Áp Thấp Có Ăn Được Táo Đỏ Không? Gợi Ý Cách Dùng

Ngày cập nhật: 25/06/2024 Biên tập viên: Phương Hoa
Đánh giá bài viết

Huyết áp thấp là tình trạng mà áp lực máu trong động mạch thấp hơn so với mức bình thường, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và cải thiện tình trạng huyết áp thấp. Vậy những người bị huyết áp thấp có thể ăn táo đỏ hay không? Tham khảo bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp để có được câu trả lời hữu ích.

Người bị huyết áp thấp có ăn được táo đỏ không?

Táo đỏ là quả phơi khô của cây táo tàu, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng phổ biến ở các nước Châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Theo Đông y, táo đỏ có vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh tỳ, vị, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ, táo phế, hòa giải ngũ tạng, an thần, giúp ngủ ngon, tăng cường miễn dịch, làm đẹp da.

Các thầy thuốc Đông y thường dùng táo đỏ còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như: Suy nhược thần kinh, suy tim, suy gan, thiếu máu, tiểu đường, cao huyết áp,…

Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của táo đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm Vitamin C, Kali, Sắt, Chất xơ,… Những dưỡng chất này đều có tác dụng điều hòa huyết áp, phòng ngừa thiếu máu, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa,…

Táo đỏ là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Táo đỏ là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Vậy người bị huyết áp thấp có ăn được táo đỏ không? Câu trả lời là có thể sử dụng. 

Táo đỏ có thể giúp cân bằng huyết áp theo nhiều cách khác nhau:

  • Ổn định huyết áp: Táo đỏ chứa một lượng kali đáng kể, giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và duy trì huyết áp ổn định. Đối với người bị huyết áp thấp, kali có thể giúp tăng nhẹ huyết áp, nhưng cần theo dõi lượng tiêu thụ để tránh tác động ngược.
  • Cung cấp năng lượng: Táo đỏ cung cấp năng lượng từ carbohydrate, giúp người bị huyết áp thấp duy trì mức năng lượng ổn định, đặc biệt là khi cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức.
  • Chứa chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa trong táo đỏ giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, từ đó hỗ trợ sức khỏe tổng thể và có thể gián tiếp ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong táo đỏ giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa tốt, điều này có thể góp phần vào sự ổn định huyết áp.
  • Cải thiện lưu thông máu: Một số nghiên cứu cho thấy táo đỏ cũng có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Từ đó giúp huyết áp được ổn định hơn.

Hướng dẫn sử dụng táo đỏ cho người bị huyết áp thấp

Mặc dù người bị huyết áp thấp hoàn toàn có thể sử dụng được táo đỏ. Tuy nhiên trong thành phần của nguyên liệu này có chứa hoạt chất quercetin và polyphenol. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây giãn mạch máu và làm giảm huyết áp.

Do đó, người bị huyết áp thấp nên tham khảo cách sử dụng táo đỏ dưới đây để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe:

Ăn táo đỏ tươi 

  • Cách sử dụng: Rửa sạch táo đỏ trước khi ăn.
  • Liều lượng: 3-5 quả/ngày.
  • Tần suất: Có thể ăn hàng ngày, nhưng không nên ăn quá nhiều một lúc để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Sử dụng táo đỏ khô

  • Cách sử dụng: Ăn trực tiếp hoặc ngâm táo đỏ khô trong nước ấm trước khi ăn để làm mềm.
  • Liều lượng: 3-5 quả/ngày.
  • Tần suất: Có thể ăn hàng ngày hoặc theo các bữa ăn phụ, như một món ăn vặt.

Trà táo đỏ

  • Cách làm: Táo đỏ khô, rửa sạch, cho vào hãm với 500ml nước sôi trong vòng 15-20 phút. Có thể thêm một ít mật ong hoặc gừng tùy khẩu vị.
  • Liều lượng: 1-2 tách trà táo đỏ/ngày.
  • Tần suất: Uống hàng ngày, vào buổi sáng hoặc chiều để duy trì năng lượng và sức khỏe tổng thể.
Trà táo đỏ tốt cho sức khỏe người bệnh
Trà táo đỏ tốt cho sức khỏe người bệnh

Cháo táo đỏ

  • Nguyên liệu: 50g gạo tẻ, 5-7 quả táo đỏ khô, nước lọc.
  • Cách nấu: Rửa sạch gạo và táo đỏ. Cho gạo và táo đỏ vào nồi, thêm khoảng 1 lít nước. Đun sôi, sau đó để lửa nhỏ nấu đến khi cháo nhừ. 
  • Liều lượng: 1 bát cháo táo đỏ/ngày.
  • Tần suất: 2-3 lần mỗi tuần.

Súp táo đỏ và thảo dược

  • Nguyên liệu: 10 quả táo đỏ khô, 20g kỷ tử, 30g củ sen, 1 lít nước.
  • Cách nấu: Rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu. Cho tất cả vào nồi, đổ thêm nước và đun sôi. Giảm lửa và nấu trong khoảng 30-40 phút. Nêm nếm gia vị tùy ý.
  • Liều lượng: 1 bát súp/ngày.
  • Tần suất: 2-3 lần mỗi tuần, kết hợp với các món ăn khác trong chế độ ăn uống.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thắc mắc “huyết áp thấp có ăn được táo đỏ không?”. Táo đỏ là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bị huyết áp thấp nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều và phải tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe mà loại trái cây này mang lại.

Xem Thêm:

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

16/09

hôm nay

17/09

Ngày mai

18/09

Ngày kìa

+

Khác