Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyết Áp Tâm Trương Cao Có Nguy Hiểm Không? Gây Hại Gì?
Các chỉ số huyết áp ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe. Vậy khi huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không? Có thể gây biến chứng gì? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ phân tích chi tiết cho câu hỏi này, đồng thời hướng dẫn người bệnh cách phòng ngừa huyết áp tâm trương tăng cao thông qua việc thay đổi chế độ sinh hoạt – dinh dưỡng hằng ngày.
Chỉ số huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không?
Huyết áp tâm trương là mức tác động của máu lên thành động mạch ở thì tâm trương (thời điểm cơ tim được thả lỏng). Thông thường chỉ số này dao động từ 60 – 80mmHg. Nếu chỉ số này từ 90mmHg trở lên sẽ được xác định là huyết áp tâm trương cao.
Trước câu hỏi huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không, chuyên gia khẳng định CÓ.
Huyết áp tâm trương cao khiến mạch máu trở nên ít đàn hồi, xơ vữa và cứng lại. Tình trạng này không nên được xem nhẹ vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch.
Biến chứng nguy hiểm khi huyết áp tâm trương cao
Khi huyết áp tâm trương cao, nghĩa là tim phải hoạt động nhiều hơn để đẩy máu đi khắp cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm:
- Bệnh tim: Huyết áp tâm trương cao làm tăng áp lực lên thành mạch máu, lâu dần có thể làm tổn thương tim, dẫn đến các bệnh lý tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Phì đại tâm thất trái: Áp lực cao trong động mạch buộc tim phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến phì đại tâm thất trái (tăng kích thước cơ tim), làm giảm hiệu quả bơm máu của tim.
- Đột quỵ: Chỉ số huyết áp tâm trương cao làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu não và dẫn đến đột quỵ não thiếu máu cục bộ. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm khi huyết áp tâm trương cao đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Bệnh thận: Huyết áp tâm trương cao có thể gây tổn thương thận, làm hỏng các mạch máu nhỏ là dẫn đến làm suy giảm chức năng lọc máu của thận.
- Bệnh về mắt: Chuyên gia cho biết, khi huyết áp tâm trương cao kéo dài sẽ làm tăng áp lực lên mạch máu mắt, có thể dẫn đến các bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng, glaucoma (tăng nhãn áp).
- Sa sút trí tuệ: Lưu lượng máu đến não bị suy giảm dẫn đến sa sút trí tuệ, thậm chí khiến người bệnh có nguy cơ bị bệnh suy giảm trí nhớ, parkinson, alzheimer,…
Có thể thấy, huyết áp tâm trương cao gây ra những biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra, ngay khi có những dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến phòng khám, bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán.
- Đau đầu dữ dội, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi bạn thay đổi tư thế.
- Chóng mặt, hoa mắt hoặc cảm giác như sắp ngất.
- Khó thở hoặc cảm giác không đủ không khí, đặc biệt là khi bạn không hoạt động mạnh.
- Đau hoặc cảm giác nặng ở ngực, có thể lan ra cánh tay, cổ, hoặc hàm.
- Cảm giác mệt mỏi, suy nhược kéo dài dù không có lý do rõ ràng.
- Nhìn mờ, mất thị lực tạm thời hoặc các vấn đề về thị lực khác.
- Tim đập nhanh, đập mạnh hoặc đập không đều.
- Chảy máu cam thường xuyên mà không có lý do rõ ràng.
Sau khi có kết quả chẩn đoán, dựa vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ chữa bệnh cụ thể và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Hướng dẫn phòng ngừa huyết áp tâm trương tăng cao
Để phòng ngừa huyết áp tâm trương cao gây nguy hiểm cho sức khỏe, chuyên gia Tim mạch tại Đông Phương Y Pháp đưa ra những hướng dẫn như sau:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
- Giảm muối: Hạn chế lượng muối tiêu thụ dưới 2.300 mg mỗi ngày hoặc thấp hơn nếu có thể.
- Tăng cường rau quả và ngũ cốc: Ăn nhiều rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu kali có thể giúp hạ huyết áp.
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường và chất béo không lành mạnh.
Vận động và quản lý căng thẳng
- Hoạt động thể chất: Tập thể dục tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, và đạp xe đều có lợi cho huyết áp.
- Quản lý căng thẳng: Dành thời gian cho sở thích và các hoạt động giải trí có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Hạn chế rượu và bỏ thuốc lá
- Uống rượu vừa phải: Không uống quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ làm tăng huyết áp mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến tim và mạch máu nên người bệnh cần loại bỏ thói quen này.
Kiểm tra huyết áp và dùng thuốc theo chỉ định
- Tự đo huyết áp tại nhà: Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi huyết áp thường xuyên và ghi lại kết quả.
- Dùng thuốc đúng liều lượng: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc hạ huyết áp, hãy dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định.
- Khám sức khỏe định kỳ: Đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra và theo dõi huyết áp.
Bài viết giúp giải đáp chi tiết cho câu hỏi “huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không?”. Đây là một tình trạng sức khỏe cần được quan tâm và theo dõi thường xuyên. Phát hiện và kiểm soát từ sớm sẽ giúp bạn giảm thiểu biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe tim mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình
Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.