10 Nhóm Thuốc Huyết Áp Được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay

Ngày cập nhật: 16/07/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh

Sử dụng thuốc có tác dụng kiểm soát hiệu quả chỉ số huyết áp và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, để hiệu quả phát huy tốt nhất cần sử dụng đúng loại thuốc và đúng liều lượng. Trong bài viết dưới đây thống kê 10 nhóm thuốc huyết áp được sử dụng hiện nay giúp người bệnh có thêm kiến thức hữu ích trong quá trình điều trị.

Thông tin về 10 nhóm thuốc huyết áp được sử dụng hiện nay

Để thuốc huyết áp phát huy hiệu quả tốt cần sử dụng đúng loại, đúng liều lượng và đúng đối tượng. Dưới đây, bác sĩ đưa ta những thông tin chi tiết liên quan đến 10 nhóm thuốc huyết áp được sử dụng phổ biến hiện nay để người bệnh có thêm kiến thức về nhóm thuốc này.

Nhóm thuốc lợi tiểu

Đây là nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng trong điều trị huyết áp cao. Thuốc được chia thành nhiều loại, với mỗi trường hợp cụ thể bác sĩ sẻ chỉ định loại thuốc phù hợp nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu thiazid (Indapamide, Methyclothiazide, Hydrochlorothiazide, Chlorothiazide…).
  • Thuốc lợi tiểu quai (Torsemide, Acid ethacrynic, Furosemide, Bumetanide…).
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali (Spironolactone, Amiloride, Eplerenone, Triamterene…).

Tác dụng: Thuốc hoạt động với cơ chế giảm thể tích huyết tương và giảm sức cản của mạch thông qua quá trình đưa ion natri từ trong ra ngoài tế nào, loại bỏ nước và muối dư thừa ra khỏi thận.

Tác dụng phụ: Gây mất nước, giảm kali máu.

Tương tác thuốc: Nhóm thuốc này có khả năng gây tương tác với thuốc kháng viêm không steroid, steriod.

Đối tượng sử dụng: Người cao tuổi bị tăng huyết áp dự phòng thứ phát đột quỵ, chống chỉ định cho người bệnh gout.

thuoc-huyet-ap
Nhóm thuốc lợi tiểu Spironolactone

Nhóm thuốc cao huyết áp chẹn beta giao cảm

Thuốc chẹn beta giao cảm hay còn được gọi là beta blocker được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp mức độ nhẹ và trung bình. Thuốc được chuyên gia đánh giá là dung nạp tốt, đặc biệt hiệu quả cho trường hợp tăng huyết áp do tình trạng rối loạn thần kinh giao cảm, khiến người bị thiếu máu cục bộ, tim đập nhanh,

Bao gồm: Bisoprolol, Labetalol, Nebivolol, Metoprolol, Propranolol, Carvedilol, Atenolol, Timolol,…

Tác dụng: Các hoạt chất trong thuốc có tác dụng giảm co bóp và làm chậm nhịp tim, đồng thời ức chế sự phóng thích renin một phần để giảm huyết áp.

Tác dụng phụ: Tăng cân, tay chân lạnh, khó thở, tăng nhẹ triglyceride, suy giảm kiểm soát glucose, giảm cholesterol tốt.

Tương tác thuốc: Thuốc cao huyết áp chẹn beta giao cảm sẽ tương tác với thuốc kháng viêm không steroid.

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định: Thuốc được sử dụng cho người cao huyết áp kèm triệu chứng đau nửa đầu, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bị bệnh động mạch vành. Chống chỉ định cho người bị block nhĩ thấp cấp 2 và cấp 3 người bị hen phế quản, người mắc hội chứng suy nút xoang.

Thuốc ức chế men chuyển ACE

Một trong những nhóm thuốc huyết áp được sử dụng phổ biến hiện nay là thuốc ức chế men chuyển ACE. Nhóm thuốc này được chứng minh mang lại hiệu quả tốt hơn cho người trẻ tuổi, đặc biệt khi sử dụng không ra hiện tượng nhịp tim tăng nhanh phản xạ.

Bao gồm: Benazepril, fosinopril, lisinopril, captopril, enalapril, perindopril, trandolapril, quinepril, ramipril.

Tác dụng: Ức chế enzym chuyển hóa angiotensin I thành angiotensin II. Nhờ đó giảm chất gây co mạch angiotensin II, giúp mạch máu bị co thắt mở rộng hơn, điều hòa huyết áp ổn định hơn.

Tác dụng phụ: Phù mạch, chóng mặt, ho khan.

Tương tác thuốc: Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, kháng viêm không steroid.

Đối tượng sử dụng: Người cao huyết áp kèm hen suyễn, tiểu đường, suy tim, đau nửa đầu.

thuoc huyet ap
Thuốc ức chế men chuyển ACE Benazepril

Nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II

Cùng có tác động giảm angiotensin II như thuốc ức chế men chuyển ACE, tuy nhiên thuốc chẹn thụ thể angiotensin II sẽ có tác động trực tiếp, nhờ đó mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn. Đặc biệt, nghiên cứu chứng minh thuốc phát huy tác dụng tốt hơn khi được kết hợp cùng nhóm lợi tiểu thiazid.

Bao gồm: candesartan, eprosartan, azilsartan, irbesartan, losartan, telmisartan, olmesartan, valsartan,…

Tác dụng: Tác động trực tiếp làm ức chế hoạt động của angiotensin II để giảm huyết áp.

Tác dụng phụ: Chóng mặt, phù mạch, tăng kali máu.

Đối tượng sử dụng: Bệnh nhân cao huyết áp không dung nạp được thuốc ức chế men chuyển.

Nhóm thuốc huyết áp chẹn kênh canxi

Loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng như viên nang giải phóng kéo dài hoặc viên nén hòa tan tác dụng nhanh. Liều lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào tình trạng huyết áp cụ thể của người bệnh.

Bao gồm: Thuốc chẹn kên canxi được phân loại thành 2 nhóm nhỏ:

  • Thuốc chẹn kênh canxi Dihydropyridin: Gồm Felodipine, Nifedipine, Amlodipine, Nisoldipine, Isradipine… Thuốc hoạt động với cơ chế làm giãn mạch ngoại vi mạnh, từ đó giảm sức cản mạch ngoại vi, dẫn đến giảm huyết áp.
  • Thuốc nhóm nondihydropyridine: Gồm verapamil, diltiazem, hoạt động theo cơ chế làm nhịp tim chậm, giảm dẫn truyền nhĩ thất và giảm co bóp cơ tim. Từ đó phát huy tác dụng hạ huyết áp. Lưu ý nhóm thuốc này không được chỉ định cho bệnh nhân bị block nhĩ thấp cấp 2, cấp 3 và bệnh nhân bị suy thất trái.

Tác dụng: Loại có tác dụng hạn chế lượng và giảm tốc độ canxi đi vào cơ tim và thành của tế bào động mạch. Tác động này sẽ làm giãn mạch máu, từ đó huyết áp giảm rõ rệt.

Tác dụng phụ: Chóng mặt, táo bón, phát ban, đau đầu, giảm đường huyết.

Tương tác thuốc: Tương tác với hoạt chất Rifampin, phenobarbital, bưởi và các thực phẩm liên quan như nước ép bưởi, dầu bưởi.

Đối tượng sử dụng: Thuốc phù hợp cho người bị cao huyết áp thuộc nhóm đối tượng người cao tuổi, người bị đau thắt ngực hoặc loạn nhịp tim.

thuoc huyet ap
Nhóm thuốc huyết áp chẹn kênh canxi giúp giảm huyết áp tốt

Nhóm thuốc huyết áp chẹn thụ thể alpha

Nhóm thuốc chẹn thụ thể alpha thường được sử dụng kết hợp cùng các nhóm thuốc ưu tiên khác như thuốc lợi tiểu, chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi.

Bao gồm: Thuốc Doxazosin, Prazosin, Terazosin,…

Tác dụng: Nhóm thuốc chẹn thụ thể alpha có tác dụng ngăn chặn hormone catecholamine liên kết thụ thể alpha trong tế bào. Từ đó ngăn ngừa mạch máu bị thu hẹp và tim đập nhanh khiến huyết áp tăng.

Tác dụng phụ: Gây buồn ngủ, hạ huyết áp, chán ăn, không kiểm soát được tiểu tiện, rối loạn tiêu hóa.

Tương tác thuốc: Thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc chứa muối sắt, chống trầm cảm 3 vòng.

Đối tượng sử dụng: Dành cho đối tượng cao huyết áp.

Nhóm thuốc chẹn alpha – beta

Nhóm thuốc này là sự kết hợp của thuốc chẹn thụ thể alpha cùng thuốc chẹn beta giao cảm. Nhờ đó, hiệu quả giảm huyết áp nhanh chóng, nhưng do hoạt tính cao nên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ hơn.

Bao gồm: Thuốc Labetalol, Carvedilol,…

Tác dụng: Ngăn chặn thụ thể beta và alpha liên kết các hormone catecholamine. Nhờ đó giảm co thắt mạch máu và chậm nhịp tim, giúp giảm sự co bóp của tim.

Tác dụng phụ: Chóng mặt, lạnh tay chân, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa.

Đối tượng sử dụng thuốc: Người bị cao huyết áp.

thuoc huyet ap
Nhóm thuốc chẹn alpha – beta tiêu biểu là thuốc Labetalol

Nhóm thuốc huyết áp loại ức chế renin trực tiếp

Nhóm thuốc loại ức chế renin trực tiếp đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả tốt. Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý tránh kết hợp với một số nhóm thuốc như thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Bao gồm: Aliskiren.

Tác dụng: Ức chế chất renin trực tiếp trong cơ thể nhằm làm giãn mạch máu, từ đó giúp giảm huyết áp.

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, phù nề chi, buồn nôn, tăng kali máu.

Tương tác thuốc: Thuốc  ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.

Đối tượng sử dụng: Người cao huyết áp, đặc biệt kèm theo bệnh đái tháo đường, bệnh thận.

Nhóm thuốc tác động thần kinh trung ương

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm huyết áp nhờ cơ chế ngăn não bộ phát tín hiệu cần giải phóng chất catecholamine, nhờ đó tim không đập nhanh và huyết áp không tăng cao.

Bao gồm: Thuốc Methyldopa, thuốc Reserpin, Clonidin,…

Tác dụng: Ngăn cản não bộ phát tín hiệu giải phóng chất catecholamine tới hệ thần kinh. Nhờ đó mang hiệu quả giúp tim không đập nhanh, huyết áp không tăng.

Tác dụng phụ: Gây buồn ngủ, nghẹt mũi, khô miệng, làm huyết áp tăng cao khi dừng thuốc đột ngột.

Tương tác thuốc: Thuốc tương tác với các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng, nhóm thuốc ức chế monoamine oxidase, muối sắt.

thuoc huyet ap
Thuốc tác động thần kinh trung ương

Nhóm thuốc giãn mạch giảm huyết áp

Nhóm thuốc này tuy ít phổ biến hơn nhưng hiệu quả giảm huyết áp rất tốt, thường được sử dụng kết hợp hoặc bổ sung trong liệu trình điều trị bệnh.

Bao gồm: Minoxidil, Hydralazine,…

Tác dụng: Thuốc có tác dụng giãn cơ tại thành mạch máu, giúp tế bào hồng cầu dễ dàng lưu thông và giảm huyết áp.

Tác dụng phụ: Nhịp tim tăng nhanh, hội chứng lupus, tăng giữ nước cho cơ thể.

Đối tượng sử dụng: Những người tăng huyết áp nặng và kháng trị.

Hướng dẫn sử dụng thuốc chữa bệnh huyết áp an toàn

Thuốc huyết áp có tác động lớn đến sức khỏe của người dùng, bất cứ sai sót nào cũng có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn. Do đó, bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng thuốc trị huyết áp an toàn như sau:

  • Tuân thủ theo đúng liều lượng: Người bệnh sử dụng thuốc điều trị huyết áp cần đảm bảo tuân thủ đúng theo liều lượng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Điều này sẽ đảm bảo thuốc phát huy tác dụng tốt nhất và giảm tối đa tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không đột ngột ngừng thuốc: Dù huyết áp đã ổn định nhưng người bệnh vẫn tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc. Bởi điều này có thể dẫn đến huyết áp tăng lại, thậm chí tăng cao hơn thời điểm trước khi điều trị. Người bệnh sẽ phải đối diện với các biến chứng đe dọa tính mạng như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não,…
  • Theo dõi hiệu quả của thuốc: Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà. Bác sĩ cho biết người bệnh nên tự đo huyết áp tại nhà ít nhất 4 lần mỗi ngày, đồng thời ghi lại chỉ số này để so sánh, thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc nếu cần.
  • Nhận biết tác dụng phụ: Hầu hết các loại thuốc điều trị huyết áp đều gây tác dụng phụ. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như phù nề, mệt mỏi, nóng bừng cơ thể,… cần thông báo cho bác sĩ để có phương án xử lý an toàn.
  • Trao đổi với bác sĩ về các thuốc đang dùng: Do thuốc trị huyết áp có thể tương tác với nhiều loại thuốc, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì thế, người bệnh cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ về các loại thuốc hiện đang sử dụng, kể cả các thực phẩm chức năng, chất bổ sung dinh dưỡng.
  • Phối hợp thuốc với điều chỉnh sinh hoạt: Để thuốc phát huy hiệu quả giảm huyết áp tốt nhất, người bệnh cần điều chỉnh sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn. Cụ thể, nên tăng cường vận động, bổ sung rau củ trái cây, giảm cân nếu thừa cân, kiêng thực phẩm mặn, kiêng rượu bia thuốc lá.
  • Tái khám định kỳ: Sau khoảng thời gian sử dụng thuốc, tình trạng huyết áp sẽ có những thay đổi nhất định. Người bệnh cần tái khám để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh loại thuốc, liều uống và liệu trình điều trị cho thời gian tiếp theo.

Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về 10 nhóm thuốc huyết áp được sử dụng phổ biến hiện nay. Người bệnh cần lưu ý, những thông tin này mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ. Do đó, trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn cũ thể.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác