Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
15 Mẹo Vặt Chữa Cao Huyết Áp Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc
Huyết áp cao là bệnh lý diễn ra trong âm thầm, ít có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên nếu lơ là trong việc thăm khám và điều trị sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ,… Để kiểm soát được bệnh lý này, dưới đây là gợi ý một số mẹo vặt chữa cao huyết áp tại nhà mà không cần dùng thuốc. Người bệnh nên tham khảo và áp dụng để giúp bảo vệ sức khỏe của mình.
Top 15 mẹo vặt chữa cao huyết áp tại nhà
Những người có chỉ số huyết áp tâm thu đo được > 140mmHg và huyết áp tâm thu > 90 mmHg thì được coi là huyết áp cao. Đây là một bệnh lý mãn tính với một số dấu hiệu đi kèm như: Chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn ói, chảy máu cam, đỏ mặt, khó thở…
Nếu không có biện pháp can thiệp từ sớm, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như: Nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ, đột quỵ, tai biến mạch não, suy tim, suy thận và tử vong. Vì vậy ngay khi phát hiện bản thân bị huyết áp cao, người bệnh nên có biện pháp để giúp kiểm soát chỉ số huyết áp của mình ở mức cân bằng.
Dưới đây là một vài mẹo vặt chữa cao huyết áp có thể giúp ích cho bạn trong việc điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục là biện pháp được ưu tiên trong điều trị các bệnh huyết áp, tim mạch. Quá trình tập luyện sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó giúp tim đập mạnh hơn và bơm máu hiệu quả hơn. Điều này không chỉ giúp điều hòa huyết áp mà còn giúp người bệnh luôn khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật.
Chuyên gia khuyên bạn nên tập luyện thể dục thể thao từ 45-60 phút/ngày, mỗi tuần duy trì tập từ 4-5 buổi. Tùy thuộc vào độ tuổi và sở thích cá nhân mà người bệnh có thể lựa chọn những bộ môn thể thao phù hợp với thể trạng như: Đi bộ, chạy bộ, yoga, gym, bơi lội, bóng chuyền, đạp xe, thái cực quyền, aerobic,…
Kiểm soát cân nặng
Hãy kiểm tra chỉ số BMI của mình bằng cách thực hiện công thức sau:
BMI = (cân nặng) : (chiều cao^2).
Trong đó cân nặng được tính bằng kg còn chiều cao tính bằng mét.
- Chỉ số BMI < 18,5: Thiếu cân.
- Chỉ số BMI trong khoảng 18,5 – 22,9: Bình thường.
- Chỉ số BMI trong khoảng 23 – 24,9: Thừa cân.
- Chỉ số BMI > 25: Béo phì.
Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân béo phì thì nên có biện pháp điều chỉnh cân nặng về mức bình thường. Việc giảm từ 5-10kg sẽ giúp làm giảm huyết áp một cách đáng kể, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe khác.
Giảm muối trong bữa ăn
Một cuộc điều tra vào năm 2015 cho thấy, người dân Việt Nam đang tiêu thụ gấp đôi lượng muối được khuyến nghị. Cụ thể, WHO khuyến cáo mỗi người không nên dùng quá 5g muối/ngày. Trong khi đó người Việt đang sử dụng từ 8,3-10,5g mỗi ngày.
Tiêu thụ nhiều muối hơn mức quy định sẽ khiến bạn dễ bị tăng huyết áp. Nguyên nhân là bởi muối có khả năng giữ nước và thúc đẩy quá trình viêm bên trong cơ thể, dẫn đến việc tăng huyết áp và gây ra các vấn đề về tim mạch khác.
Lượng muối mà con người tiêu thụ hàng ngày không chỉ đến từ các loại gia vị trong nấu nướng mà còn có trong các loại thức ăn nhanh, đồ hộp, thịt xông khói, đồ ăn vặt,… Do đó người bệnh nên tính toán lượng muối trên nhãn sản phẩm và có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Tốt nhất người bệnh bị cao huyết áp chỉ nên dùng khoảng 4g muối/ngày để đảm bảo sức khỏe của mình.
Ngưng hút thuốc
Việc hút thuốc hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe thậm chí còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Nguyên nhân là bởi chất nicotine trong khói thuốc sẽ làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp tạm thời.
Về lâu dài các chất hóa học từ thuốc lá sẽ làm hỏng mạch máu, gây viêm và làm hẹp động mạch. Khi các động mạch bị xơ cứng sẽ khiến máu và oxy khó lưu thông đến tim, gây ra tình trạng cao huyết áp.
Việc hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều gây hại như nhau. Vì vậy người bị cao huyết áp nên ngừng hút thuốc và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc để giúp bệnh cao huyết áp của mình không biến chứng nghiêm trọng.
Cắt giảm đường và lượng carbohydrate tinh chế
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc tiêu thụ nhiều đường và carb tinh chế là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì, tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp. Một đánh giá vào năm 2014 đã cho thấy, đường fructose có khả năng gây tăng huyết áp hơn cả muối.
Trong một cuộc thử nghiệm kéo dài 8 tuần đã cho thấy, những người tiêu thụ nhiều đường sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu tăng thêm 6,9 mmHg và tâm trương tăng thêm 5,6 mmHg.
Vì vậy người bệnh nên cắt giảm lượng đường và carb tinh chế trong các bữa ăn hàng ngày, vừa giúp hạ huyết áp đáng kể, vừa hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe của tiêu hóa.
Thiền định, yoga kết hợp với nghe nhạc cổ điển
Thiền định và yoga là những phương pháp tập luyện giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ kiểm soát hơi thở, nhịp tim của người bệnh. Một nghiên cứu vào năm 2013 về yoga và huyết áp đã cho thấy, những người thường xuyên tập yoga đã giảm được 3,62 mmHg huyết áp tâm trương và 4,17mmHg huyết áp tâm thu.
Do đó người bệnh nên dành ra mỗi ngày khoảng 30 phút để ngồi thiền và tập yoga. Trong lúc tập nên kết hợp nghe nhạc cổ điển để giúp làm dịu cơ thể và giảm hormone gây căng thẳng cortisol. Đây là một phương pháp giúp làm hạ huyết áp hiệu quả, nhanh chóng tại nhà mà người bệnh nên áp dụng.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng stress trong thời gian dài sẽ khiến cho tim đập nhanh. Từ đó nhịp thở và huyết áp cũng sẽ tăng lên. Với một số bệnh nhân cao tuổi, tình trạng này còn làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu, gây suy tim và đột quỵ.
Vì vậy một trong những mẹo vặt chữa cao huyết áp tại nhà hiệu quả đó là hạn chế căng thẳng, lo âu. Trước tiên người bệnh nên giảm tải khối lượng công việc, không nên làm việc quá sức. Đồng thời thực hiện các biện pháp thư giãn tinh thần như nhẹ nhạc, xem phim, đi bộ, ngồi thiền hoặc trò chuyện với mọi người.
Đảm bảo giấc ngủ chất lượng
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với những người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp. Đa phần những người trung niên và người cao tuổi hiện nay đều rơi vào trạng thái khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn. Điều này gây ra rất nhiều tác động xấu tới sức khỏe của người bệnh.
Một cuộc nghiên cứu vào năm 2010 về sức khỏe tim mạch và giấc ngủ đã cho thấy, những người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm hoặc ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp hơn so với những người ngủ đủ 8 tiếng. Để có được giấc ngủ ngon, người bệnh có thể tham khảo áp dụng các mẹo như sau:
- Đi ngủ vào đúng một khung giờ mỗi tối, thời gian ngủ lý tưởng là từ 21-23 giờ.
- 2 tiếng trước khi đi ngủ không được tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máu tính, điện thoại, tivi.
- Giữ cho không gian phòng ngủ được sạch sẽ, thoải mái, đủ ấm vào mùa đông, đủ mát vào mùa hè, không tiếng ồn, ánh sáng vừa đủ.
- Không ngủ nhiều hơn 30 phút vào buổi trưa.
- Nên dùng thêm tinh dầu từ thảo mộc để giúp thư giãn tinh thần, giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ.
Mẹo vặt chữa cao huyết áp từ tỏi
Theo Viện Y tế Quốc gia, tỏi là một nguyên liệu tự nhiên có khả năng làm giảm huyết áp tương đối. Một nghiên cứu được công bố trên trang Rối loạn tim mạch BMC vào năm 2008 đã cho thấy, tỏi có tác dụng làm hạ áp lực máu ở những bệnh nhân bị cao huyết áp. Một báo cáo khác được công bố trên Annals of Pharmacotherapy cùng năm cũng cho biết việc sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp giảm huyết áp tâm thu đáng kể.
Có rất nhiều phương pháp chữa cao huyết áp bằng tỏi, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Uống trà tỏi: Dùng 3-4 tép tỏi tươi, đập dập và cho vào cốc nước sôi hãm trong 10 phút. Có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong để giúp làm tăng thêm hương vị.
- Dùng tỏi tươi: Mỗi ngày ăn 2 tép tỏi tươi hoặc chế biến chung với các loại rau, thịt khác để ứng chế tình trạng tăng huyết áp.
- Ăn tỏi ngâm: Bóc vỏ tỏi, đập dập hoặc thái nhỏ rồi cho vào lọ thủy tinh ngâm với mật ong. Bảo quản bình ngâm này trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày ăn 1 thìa tỏi mật ong sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả.
- Rượu tỏi: Dùng 500g tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đem ngâm với 1 lít rượu trong vòng 15 ngày. Mỗi lần dùng khoảng 30ml rượu, nên uống trong bữa ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Giảm lượng caffeine
Caffeine là nguyên nhân gây tăng huyết áp bởi hoạt chất này có thể gây co mạch, làm giảm kích thước của mạch máu khiến máu khó và oxy khó lưu thông tới các bộ phận trong cơ thể. Mặc dù điều này chỉ mang tính tạm thời, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ uống có chứa caffeine.
Hạn chế uống rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng huyết áp, điều này xảy ra ngay cả với những người khỏe mạnh, có huyết áp ổn định. Một nghiên cứu vào năm 2006 cho biết, huyết áp của bạn sẽ tăng thêm 1 mmHg nếu bạn tiêu thụ thêm 10g rượu.
Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên uống mỗi ngày từ 1-2 ly rượu (tương đương với 30ml/ngày) sẽ tốt cho cơ thể. Nếu dùng vượt quá số lượng này sẽ làm tăng chỉ số huyết áp và làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị huyết áp.
Bổ sung thực phẩm giàu kali
Kali là một khoáng chất quan trọng có tác dụng ức chế sự hấp thu muối natri, đồng thời giúp làm giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch. Vì vậy để điều chỉnh huyết áp về mức ổn định, người bệnh nên tích cực sử dụng các loại thực phẩm giàu kali như: Rau xanh, cà chua, khoai tây, khoai lang, dưa, chuối, bơ, cam, mơ, sữa ít béo, sữa chua, cá ngừ, cá hồi, các loại hạt và đậu.
Ăn socola
Thành phần chính có trong socola chính là cacao. Nguyên liệu này có chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid, có tác dụng làm tăng nitric oxide trong máu và thúc đẩy tuần hoàn máu của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu mỗi ngày ăn 1/3 thanh socola sẽ giúp làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch lên đến 50% so với những bệnh nhân không ăn.
Ăn nhiều đậu trắng
Đậu trắng là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giúp làm ổn định huyết áp hiệu quả. Trong thành phần của đậu trắng có chứa nhiều đạm, chất xơ, canxi, vitamin, ít chất béo nên rất tốt cho tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có nhiều folate, giúp ngăn chặn sự hấp thu carbohydrate giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến chuyển hóa.
Uống nhiều nước
Một trong những mẹo vặt chữa cao huyết áp mà người bệnh nên áp dụng đó là uống nhiều nước. Khi có dấu hiệu bị cao huyết áp bạn nên uống ngay một ly nước ấm. Điều này sẽ giúp làm tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, giảm tắc nghẽn động mạch, giúp tim và não bộ luôn nhận đủ máu và oxy cần thiết.
Chuyên gia khuyên bệnh nhân khi bị cao huyết áp bạn nên uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày. Ưu tiên sử dụng nước ấm, trà thảo mộc và các loại nước trái cây để giúp cơ thể vận hành trơn tru.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Trong quá trình áp dụng các mẹo vặt chữa cao huyết áp tại nhà, nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường dưới đây thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý:
- Có dấu hiệu buồn nôn và nôn.
- Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai, mất thăng bằng.
- Bị ngất xỉu, khó nói.
- Đau ngực dữ dội.
- Mắt nhìn mờ.
- Chân tay yếu một cách bất thường.
- Đột ngột méo miệng, méo mặt.
Trên đây là những mẹo vặt chữa cao huyết áp mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng rằng những chia sẻ này của Đông Phương Y Pháp sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích. Từ đó giúp bạn kiểm soát sức khỏe của mình được tốt hơn.
Xem Thêm:
- Uống Thuốc Hạ Huyết Áp Lâu Năm Có Hại Không? Cần Lưu Ý Gì?
- Người Bị Bệnh Huyết Áp Cao Uống Ginkgo Biloba Được Không?
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình
Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.