Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyết Áp Tâm Thu Là Gì? Ý Nghĩa Của Chỉ Số Này Với Sức Khỏe
Huyết áp tâm thu là chỉ số giúp xác định tình trạng huyết áp, sức khỏe của con người. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số này và cách để huyết áp luôn ổn định. Cùng tìm hiểu chi tiết và cụ thể qua những nội dung trong bài viết sau đây.
Huyết áp tâm thu là gì?
Huyết áp là chỉ số quen thuộc và được đo bằng đơn vị mmHg, cho chúng ta biết nhiều vấn đề về sức khỏe. Khi bạn đo huyết áp với máy điện tử thì sẽ thấy hiện lên 2 chỉ số đó là: Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Trong đó, huyết áp tối đa là huyết áp tâm thu, ký hiệu trên máy là SYS, còn huyết áp tối thiểu là huyết áp tâm trương, ký hiệu bằng DIA.
Huyết áp tâm thu là áp lực của dòng máu lên động mạch khi tim co bóp, thể hiện được khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan. Nói cách khác, trong mỗi nhịp tim đập, một lượng máu từ tim đi ra khỏi cơ thể, áp lực của lượng máu đó trên thành động mạch chính là huyết áp tối đa.
Chỉ số này còn phụ thuộc vào sức co bóp của tim và thể tích máu của mỗi nhịp. Nếu như tim co bóp càng mạnh hay lượng máu tống ra càng nhiều thì chỉ số SYS sẽ cao và ngược lại. Khi bạn thực hiện đo huyết áp bằng huyết áp kế, tiếng tim đập đầu tiên bạn nghe được khi xả bao hơi chính là đánh dấu huyết áp tối đa.
Chỉ số SYS bình thường
Mức huyết áp tâm thu có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là tim, não, thận. Bên cạnh đó, nó cũng là nền tảng tưới máu để các cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động tốt hơn. Vậy chỉ số huyết áp tối đa bình thường là bao nhiêu?
Tổ chức Y tế thế giới WHO công bố mức huyết áp bình thường nằm trong khoảng 90 – 140mmHg. Vậy nên mọi người cần chú ý theo dõi huyết áp để đánh giá được tình trạng sức khỏe của mình.
- Nếu huyết áp vượt ngưỡng 140mmHg thì cần cẩn trọng, bởi đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị cao huyết áp. Nếu không xử lý đúng thì bạn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng liên quan đến tim mạch.
- Huyết áp nhỏ hơn 90mmHg sẽ gây ra những triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, sốc phản vệ… ảnh hưởng đến tim, não, gan, phổi….
Các vấn đề sức khỏe thường gặp của huyết áp tâm thu
Theo thống kế, tăng huyết áp đơn độc và rối loạn huyết áp là hai vấn đề thường gặp nhất liên quan đến huyết áp tâm thu.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là tình trạng chỉ số SYS vượt 140mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn ở trạng thái bình thường hoặc dưới 90mmHg.
Nguyên nhân của tình trạng này là do thành động mạch suy giảm sự đàn hồi, bị lão hóa gây ra tình trạng vôi hóa, xơ cứng và rối loạn chứng năng nội mô. Điều này khiến động mạch không còn nhạy cảm với các chất giãn mạch do cơ thể tiết ra khiến thành động mạch nhỏ lại, áp lực máu tăng lên và khiến huyết áp tâm thu tăng.
Tình trạng này xuất hiện nhiều ở những người trên 50 tuổi và không có nhiều dấu hiệu cụ thể nên khó phát hiện. Thống kê y tế cho thấy có khoảng 60% bệnh nhân tăng huyết áp sẽ kèm tăng huyết áp tâm thu đơn độc, nếu không được can thiệp kịp thời thì có thể gây nhiều triệu chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Suy tim.
- Nhồi máu cơ tim.
- Đột quỵ não.
- Thị lực kém, mất thị lực.
- Bị bệnh thận.
- Bệnh về động mạch ngoại vi.
- Phình động mạch.
Rối loạn huyết áp
Huyết áp tối đa ở mức ổn định thể hiện thể tích tuần hoàn máu trong cơ thể lưu thông ổn định, máu được truyền đến các cơ quan. Nếu bị rối loạn thì chỉ số này có thể giảm hoặc tăng bất thường và khiến cơ thể khó chịu, gặp nhiều ảnh hưởng.
Tăng huyết áp đột ngột gây đau mỏi vai gáy, đau đầu, ngực nặng, khó thở, tim đập nhanh, mắt mờ… Khi đo sẽ thấy chỉ số huyết áp vượt ngưỡng 200mmHg. Tình trạng này gây tổn thương não dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Nếu chỉ số huyết áp giảm đột ngột thì người bệnh sẽ bị mệt mỏi, cơ thể suy nhược, choáng váng, hồi hộp, người lơ mơ, mất ý thức…. Điều này do các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu và đủ dinh dưỡng, khiến não bị thiếu máu và gây ra tình trạng chết não.
Điều trị tăng huyết áp tâm thu như thế nào?
Khi được xác định bị tăng huyết áp, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị bằng thuốc để ngăn ngừa tình trạng này tồi tệ hơn, đồng thời đẩy lùi các biến chứng xấu. Mục tiêu là để huyết áp trở về mức < 130mmHg. Tùy tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc phù hợp nhất như:
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc giúp ức chế men chuyển Angiotensin.
- Thuốc có tác dụng chẹn thụ thể Angiotensin.
- Thuốc chẹn canxi.
- Thuốc chẹn beta.
Trong quá trình điều trị cần lưu ý không để chỉ số huyết áp giảm xuống mức quá thấp. Bên cạnh đó, mọi bất thường về chỉ số huyết áp sẽ cần được theo dõi, kiểm tra để xác định được đúng nguyên nhân và có hướng điều trị cụ thể.
Các kiểm soát huyết áp tâm thu
Để giữ mức huyết áp ổn định, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, bạn cần lưu ý:
- Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, tái khám đúng lịch hẹn, dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.
- Có chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ, tránh đồ nội tạng, nhiều mỡ, đồ ăn nhanh….
- Không dùng bia rượu, thuốc lá, các đồ uống có cồn.
- Tập thể dục đều đặn, duy trì mức cân nặng vừa phải để đảm bảo chỉ số huyết áp luôn bình thường.
- Không làm việc quá sức, dành thời gian để bản thân được thư giãn, nghỉ ngơi.
- Uống nhiều nước, không thức khuya, đi ngủ đúng giờ để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Chỉ số huyết áp tâm thu có ý nghĩa quan trọng đối với tình trạng sức khỏe. Vậy nên bạn cần chủ động theo dõi, nếu thấy có những bất thường thì cần đi khám ngay với chuyên gia để được tư vấn, hướng dẫn cách xử lý đúng nhất
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình
Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.