Huyết Áp Thấp Có Nên Uống Nước Tía Tô Không? Uống Thế Nào?

Ngày cập nhật: 25/06/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh
Đánh giá bài viết

Nước lá tía tô được biết đến với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người thắc mắc liệu người huyết áp thấp có nên uống nước tía tô không. Bài viết này, chuyên gia Tim mạch tại Đông Phương Y Pháp sẽ cung cấp thông tin khoa học giải đáp vấn đề trên.

Bị huyết áp thấp có nên uống nước tía tô không?

Lá tía tô sở hữu hàm lượng lớn các hoạt chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giải cảm, hạ sốt, chữa ho, giảm cân và làm đẹp. Vậy những người bị huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?

Trước câu hỏi trên, chuyên gia phân tích người bị huyết áp thấp có thể uống được nước lá tía tô. Đặc biệt, trong tinh dầu lá tía tô chứa hoạt chất rosmarinic acid có tác dụng giãn cơ mạch máu, kích thích tim hoạt động mạnh hơn và tăng lưu lượng máu. Từ đó sẽ giúp tăng nhẹ huyết áp lên mức an toàn.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại thức uống này sẽ khiến huyết áp tăng vượt mức cho phép gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Do đó, việc uống nước lá tía tô cần được thực hiện thận trọng và tuân thủ hướng dẫn của y sĩ có chuyên môn.

Đặc biệt, những người đang sử dụng thuốc huyết áp cần cẩn trọng khi uống nước lá tía tô vì có thể làm rối loạn huyết áp quá mức, gây ra các triệu chóng mặt, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu.

Bị huyết áp thấp có thể uống nước tía tô
Bị huyết áp thấp có thể uống nước tía tô

Cách nấu trà tía tô giúp ổn định huyết áp

Cách hãm lá tía tô ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và an toàn cho người bệnh huyết áp thấp. Dưới đây là hướng dẫn từ chuyên gia Tim mạch tại Đông Phương Y Pháp.

Nguyên liệu:

  • Lá tía tô tươi: 200g.
  • Nước lọc: 2 lít.
  • Chanh tươi: 1 quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô: Chọn lá tía tô tươi, không dập nát, héo úa. Rửa sạch lá tía tô dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Cắt nhỏ lá tía tô: Cắt nhỏ lá tía tô thành từng đoạn ngắn khoảng 1 – 2 cm.
  • Đun nước: Cho 2 lít nước lọc vào nồi và đun sôi.
  • Cho lá tía tô vào nồi: Khi nước sôi, cho lá tía tô đã cắt nhỏ vào nồi.
  • Nấu lá tía tô: Hạ nhỏ lửa và hãm lá tía tô trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Tắt bếp và lọc nước: Tắt bếp và để nước lá tía tô nguội bớt. Dùng lưới lọc để loại bỏ bã lá tía tô, chỉ lấy phần nước cốt.
  • Pha thêm chanh: Bạn có thể pha thêm nước cốt chanh tươi vào nước lá tía tô để tăng hương vị và vitamin C.
  • Thưởng thức: Uống nước lá tía tô ấm hoặc để nguội hoàn toàn. Nên uống nước lá tía tô sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Lưu ý:

  • Nên sử dụng lá tía tô tươi để hãm nước, tránh sử dụng lá tía tô đã héo úa hoặc bị dập nát.
  • Không nên đun sôi nước lá tía tô quá lâu vì có thể làm mất đi các dưỡng chất quý giá.
  • Nên uống nước lá tía tô với liều lượng vừa phải, khoảng 1 – 2 ly mỗi ngày.
Nên uống 1 - 2 ly nước lá tía tô mỗi ngày 
Nên uống 1 – 2 ly nước lá tía tô mỗi ngày

Những đối tượng không nên uống lá tía tô

Ngoài giải đáp huyết áp thấp có nên uống nước tía tô không, chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị một số đối tượng không nên uống lá tía tô:

  • Người bị nóng trong: Do lá tía tô có tính ấm nên những người bị nóng trong không nên sử dụng loại nguyên liệu này để tránh gây mụn nhọt, đau họng, mẩn ngứa, táo bón,…
  • Người mẫn cảm với tía tô: Một số người có thể bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong lá tía tô. Triệu chứng dị ứng có thể bao gồm ngứa ngáy, phát ban, khó thở, sưng mặt, sưng môi, sưng cổ họng,… Nếu bạn đã từng gặp phải các triệu chứng này sau khi tiếp xúc hoặc tiêu thụ lá tía tô, nên tránh sử dụng loại nước này.
  • Phụ nữ mang thai: Một số hoạt chất có trong lá tía tô gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi, thậm chí khiến mẹ bầu có nguy cơ sảy thai.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Lá tía tô có thể khiến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,… nghiêm trọng hơn.

Bài viết trên giải đáp chi tiết cho câu hỏi huyết áp thấp có nên uống nước tía tô không. Người huyết áp thấp có thể thỉnh thoảng uống nước lá tía tô với liều lượng vừa phải. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thức uống từ thảo dược nào.

Xem Thêm:

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

16/09

hôm nay

17/09

Ngày mai

18/09

Ngày kìa

+

Khác