Tìm Hiểu Nguyên Nhân Tăng Huyết Áp Đột Ngột Và Cách Xử Lý

Ngày cập nhật: 10/07/2024 Biên tập viên: Phương Hoa

Huyết áp đột ngột tăng cao là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là điều vô cùng quan trọng. Từ đó có thể phòng ngừa và xử lý bệnh kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột, giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân được tốt hơn.

Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng huyết áp tăng cao nhanh chóng trong một thời gian ngắn, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, suy thận cấp,… Dưới đây là một số nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột phổ biến:

Do thói quen ăn uống:

  • Uống nhiều rượu bia, chất kích thích: Rượu bia và chất kích thích khác như cà phê, thuốc lá có thể làm tăng nhịp tim, co mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
  • Ăn thức ăn nhiều muối: Thói quen tiêu thụ thực phẩm nhiều muối sẽ khiến huyết áp bị tăng cao đột ngột.
Ăn thức ăn nhiều muối cũng là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột
Ăn thức ăn nhiều muối cũng là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột

Do các bệnh lý tiềm ẩn:

  • Cao huyết áp mãn tính: Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp thì nguy cơ gặp phải những đợt tăng huyết áp đột ngột sẽ cao hơn.
  • Bệnh tim mạch: Các bệnh lý tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,… có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, dẫn đến tăng huyết áp.
  • Bệnh thận: Bệnh thận cấp và mãn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng điều hòa huyết áp của cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp.
  • Bệnh tuyến giáp: Cả cường giáp và suy giáp đều có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu, gây tăng huyết áp đột ngột.

Do yếu tố môi trường:

  • Tiếp xúc với nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức: Khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ cao, cơ thể sẽ mất nước và giảm thể tích máu lưu thông. Để bù đắp cho lượng nước mất đi, tim sẽ đập nhanh hơn và huyết áp cũng sẽ tăng cao.
  • Ô nhiễm môi trường, tiếng ồn lớn: Ô nhiễm môi trường và tiếng ồn lớn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng huyết áp.

Do sử dụng một số loại thuốc:

  • Thuốc co mạch: Thuốc co mạch thường được sử dụng để điều trị nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có thể gây ra tác dụng phụ tăng huyết áp.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên tác dụng phụ của nó cũng bao gồm triệu chứng tăng huyết áp đột ngột.
  • Thuốc giảm cân: Một số loại thuốc giảm cân chứa các thành phần có tác dụng kích thích thần kinh, dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp.
  • Ma túy đá, cocaine: Ma túy đá và cocaine có thể làm tăng nhịp tim, co mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp đột ngột.

Do yếu tố khác: 

  • Căng thẳng quá mức: Những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu, stress, sợ hãi, tức giận,… sẽ khiến cơ thể sẽ giải phóng các hormone adrenaline và cortisol, làm co mạch máu, tăng nhịp tim. Đây cũng là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột thường gặp.
  • Thay đổi tư thế đột ngột: Khi thay đổi tư thế đột ngột, lượng máu dồn về tim sẽ tăng đột ngột, dẫn đến tăng huyết áp tạm thời.
  • Hoạt động thể chất gắng sức đột ngột: Việc tập luyện thể thao quá sức sẽ khiến cơ thể sẽ cần nhiều oxy hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, tim sẽ đập nhanh hơn và huyết áp cũng sẽ tăng cao.
Căng thẳng stress lo âu cũng là yếu tố gây ra những đợt tăng huyết áp
Căng thẳng stress lo âu cũng là yếu tố gây ra những đợt tăng huyết áp

Cách xử lý khi người bệnh bị tăng huyết áp đột ngột

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng nguy hiểm cần được xử lý kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần thực hiện khi gặp tình trạng này:

  • Giữ bình tĩnh: Việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh, tránh lo lắng hay hoảng hốt. Lo lắng có thể khiến tình trạng tăng huyết áp trở nên tồi tệ hơn.
  • Ngừng ngay hoạt động đang làm: Nếu bạn đang làm việc gì đó, hãy dừng lại và tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi.
  • Nằm xuống: Nằm xuống giúp giảm áp lực lên tim và giúp cơ thể thư giãn. Nên kê cao đầu khoảng 30 độ.
  • Nới lỏng quần áo: Nới lỏng quần áo, đặc biệt là ở cổ và eo để giúp bạn dễ thở hơn.
  • Đo huyết áp: Nếu bạn có máy đo huyết áp tại nhà, hãy đo huyết áp để theo dõi mức độ nghiêm trọng của bệnh. Huyết áp cao ≥ 180/120mmHg thì cần đi cấp cứu ngay.
  • Uống thuốc hạ huyết áp: Nếu bạn đang sử dụng thuốc hạ huyết áp, hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Chườm mát: Chườm mát trán và cổ bằng khăn lạnh có thể giúp hạ huyết áp và giảm đau đầu.
  • Uống nước: Uống nước lọc hoặc nước trái cây có thể giúp bù đắp lượng nước mất đi do tăng huyết áp.
  • Gọi cấp cứu: Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng như đau ngực dữ dội, khó thở, buồn nôn, nôn, hoặc mất ý thức, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Phòng ngừa huyết áp đột ngột tăng cao

Việc phòng ngừa bệnh tăng huyết áp đột ngột là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả người bệnh cần thực hiện:

Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp
Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, khoảng 4-5 buổi trong tuần. Nên chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe và sở thích của bạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga,…
  • Giảm căng thẳng, stress: Một số phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress bao gồm tập yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách,… Ngoài ra người bệnh cũng cần ngủ đủ giấc, ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối: Nên giảm lượng muối tiêu thụ xuống dưới 5g mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ hộp,… vì chúng thường chứa hàm lượng muối cực lớn.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, giúp điều hòa huyết áp. Nên tiêu thụ rau xanh và trái cây mỗi ngày.
  • Chọn thực phẩm giàu kali: Kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể, giúp hạ huyết áp. Các thực phẩm giàu kali bao gồm khoai lang, chuối, rau bina, đậu Hà Lan,…
  • Hạn chế chất béo: Các thực phẩm như thịt mỡ, da động vật, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,… có chứa nhiều cholesterol xấu và các chất béo bão hòa. Do đó người bệnh nên hạn chế tiêu thụ chúng.
  • Tránh dùng chất kích thích: Người bệnh nên cai thuốc lá hoàn toàn và hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích để tránh làm tăng huyết áp đột ngột.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải natri dư thừa, giúp hạ huyết áp, nên dùng ít nhất khoảng 2 lít nước lọc/ngày.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm tăng huyết áp. Nên duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Người bệnh sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý ngưng mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc một số nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột phổ biến. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bản thân. 

Xem Thêm:

 

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

05/11

hôm nay

06/11

Ngày mai

07/11

Ngày kìa

+

Khác