Người Bị Huyết Áp Thấp Có Nên Đeo Vòng Huyết Áp Không?

Ngày cập nhật: 01/07/2024 Biên tập viên: Phương Hoa
Đánh giá bài viết

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp thấp hơn mức bình thường, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu, mệt mỏi. Việc sử dụng vòng huyết áp để cải thiện huyết áp thấp đang trở nên phổ biến được nhiều người áp dụng. Vậy người bị huyết áp thấp có nên đeo vòng huyết áp không? Bài viết dưới đây Đông Phương Y Pháp sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.

Bị huyết áp thấp có nên đeo vòng huyết áp không?

Vòng huyết áp hay còn gọi là vòng điều hòa huyết áp, là một loại trang sức được quảng cáo là có khả năng giúp cân bằng huyết áp, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Vậy người huyết áp thấp có nên đeo vòng huyết áp không?

Các chuyên gia cho biết, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc đeo vòng huyết áp có hiệu quả trong việc điều trị huyết áp thấp. Phần lớn các tuyên bố về tác dụng của vòng huyết áp đều dựa trên thông tin truyền miệng hoặc quảng cáo.

Vòng huyết áp không có tác động rõ ràng trong điều trị huyết áp thấp
Vòng huyết áp không có tác động rõ ràng trong điều trị huyết áp thấp

Một số người có thể cảm thấy thoải mái và giảm căng thẳng khi đeo vòng huyết áp thường do hiệu ứng tâm lý. Tâm lý thoải mái có thể có lợi cho sức khỏe tổng thể, nhưng không thể thay thế các phương pháp điều trị y khoa chính thống.

Có thể thấy, vòng huyết áp không thể dùng để thay thế cho việc điều trị y khoa. Người bệnh nên kết hợp với các phương pháp khác như dùng thuốc, ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn,…  Đồng thời bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Cách điều hòa huyết áp cho người bệnh

Thay vì lệ thuộc vào vòng huyết áp, người bệnh cần thực hiện một số thay đổi về lối sống, chế độ ăn uống để điều hòa huyết áp. Một số phương pháp người bệnh nên tham khảo:

Điều chỉnh chế độ ăn uống:

  • Bổ sung nước: Uống đủ nước giúp duy trì thể tích máu và huyết áp ổn định. Người trưởng thành cần uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày.
  • Tăng lượng muối trong chế độ ăn: Muối giúp tăng huyết áp bằng cách giữ nước trong cơ thể. Tuy nhiên, cần tư vấn bác sĩ để xác định lượng muối phù hợp.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày để tránh tình trạng huyết áp giảm đột ngột sau khi ăn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 và folate: Thiếu hụt vitamin B12 và folate có thể gây thiếu máu và hạ huyết áp. Bổ sung thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và các loại đậu.
  • Tránh các thực phẩm và đồ uống gây tụt huyết áp: Hạn chế đồ uống có cồn và caffein, vì chúng có thể làm giảm huyết áp.

Thay đổi lối sống:

  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tim mạch. Tập thể dục cũng giúp giảm căng thẳng, một yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Tránh đứng dậy quá nhanh: Khi chuyển từ tư thế nằm hoặc ngồi sang đứng, hãy thực hiện một cách từ từ để cơ thể có thời gian điều chỉnh và tránh tình trạng chóng mặt.
  • Nâng cao đầu giường: Nâng cao phần đầu giường khi ngủ giúp ngăn ngừa tụt huyết áp khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thay đổi lối sống là cách giúp điều hòa huyết áp
Thay đổi lối sống là cách giúp điều hòa huyết áp

Biện pháp y khoa:

  • Thăm khám định kỳ: Kiểm tra huyết áp thường xuyên và thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và nhận lời khuyên phù hợp.
  • Dùng thuốc theo chỉ định: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị huyết áp thấp, cần uống thuốc theo đơn, không được tự ý tăng giảm liều.
  • Điều trị các bệnh lý nền: Nếu huyết áp thấp do các bệnh lý khác như tiểu đường, suy thượng thận, hoặc suy tim, cần điều trị triệt để các bệnh lý này.

Biện pháp hỗ trợ khác:

  • Massage nhẹ nhàng: Massage có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm triệu chứng hạ huyết áp.
  • Sử dụng thảo dược: Một số thảo dược như nhân sâm, gừng và trà xanh có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng.
  • Mang vớ y tế: Vớ y tế có thể giúp tăng áp lực lên chân, giúp tăng lưu thông máu, giúp tăng huyết áp.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “huyết áp thấp có nên đeo vòng huyết áp không?”. Có thể thấy, hiệu quả của việc sử dụng vòng huyết áp vẫn chưa được khoa học chứng minh. Thay vì sử dụng vòng huyết áp, bạn nên thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để huyết áp luôn ở mức ổn định.

Xem Thêm:

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/09

hôm nay

09/09

Ngày mai

10/09

Ngày kìa

+

Khác