Sau Khi Ăn Huyết Áp Tăng Hay Giảm, Cần Lưu Ý Gì?

Ngày cập nhật: 16/07/2024 Biên tập viên: An Nguyệt

Chỉ số huyết áp nói lên nhiều tình trạng sức khỏe của chúng ta, chính vì vậy việc theo dõi chỉ số này hàng ngày sẽ giúp bạn hiểu rõ cơ thể của mình hơn. Gần đây, có nhiều thắc mắc xung quanh việc sau khi ăn huyết áp tăng hay giảm và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Bài viết sau đây Đông Phương Y Pháp sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Tìm hiểu sau khi ăn huyết áp tăng hay giảm?

Ở người bình thường, huyết áp tâm thu là dưới 120mmHg còn huyết áp tâm trương là 80mmHg. Nếu có sự thay đổi (tăng lên/giảm đi) thì sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe không ổn định. Gần đây có nhiều thắc mắc liệu sau khi ăn huyết áp tăng hay giảm? Với câu hỏi này, chuyên gia cho biết khi chúng ta ăn xong, chỉ số huyết áp có thể tăng nhưng cũng có thể giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Sau khi ăn huyết áp tăng hay giảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Sau khi ăn huyết áp tăng hay giảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Huyết áp tụt sau ăn

Sau khi bạn ăn no, cơ thể sẽ huy động lượng máu nhiều hơn bình thường đến dạ dày và ruột non để cơ thể có thể hấp thu tốt hơn. Qua đó, tim cũng sẽ hoạt động nhiều hơn, co bóp tăng lên, mạch máu ngoại vi co nhỏ lại để duy trì mức huyết áp bình thường, đảm bảo tưới máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu có bất kỳ những thay đổi ở quá trình này thì cơ thể sẽ bị tụt huyết áp sau ăn.

  • Ở một vài trường hợp, hoạt động bù trừ của hệ tuần hoàn không đủ để đảm bảo sự cân bằng dẫn đến tuần hoàn máu não giảm và gây huyết áp thấp cùng các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
  • Nếu bệnh nhân có các tổn thương như tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống, chấn thương sọ não, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại vi hoặc rối loạn tuần hoàn thì cũng gây hạ huyết áp sau ăn.
  • Ngoài ra, tình trạng này còn do các yếu tố khác như di truyền, tổn thương mạch máu, bệnh mạch máu xơ cứng ở người già….

Triệu chứng khi bị hạ huyết áp sau ăn

Bạn sẽ thấy cơ thể lâng lâng, mệt mỏi, sau đó là chóng mặt, đau đầu. Nghiêm trọng hơn, hạ huyết áp có thể khiến bạn bị ngất. Tình trạng này có thể gây té ngã dẫn đến gãy xương, người bầm tím cùng các chấn thương khác. Nguy hiểm hơn, bạn có thể bị mất ý thức khi đang lái xe, điều khiển máy móc….

Huyết áp cao sau ăn

Tăng huyết áp sau ăn là tình trạng khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là với người cao tuổi hoặc có tiền sử bị cao huyết áp. Nguyên nhân khiến huyết áp tăng sau khi ăn có thể kể đến như:

  • Tăng lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa: Khi ăn no, cơ thể sẽ chuyển lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa, giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, điều này có thể gây áp lực và làm huyết áp tăng cao.
  • Tăng natri trong máu: Nếu bạn dùng thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn thì nó sẽ chứa nhiều natri. Chất này làm cơ thể giữ nước và gây ra cao huyết áp.
  • Tăng đường trong máu: Các thực phẩm chứa đường, nước ngọt… sẽ làm lượng đường máu tăng cao và khiến bạn gặp phải các triệu chứng của huyết áp cao.
Huyết áp cao sau ăn có thể khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng
Huyết áp cao sau ăn có thể khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng

Khi bị huyết áp cao sau khi ăn, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như: Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, đau ngực, giảm thị lực… Vậy nên bạn cần lưu ý để có giải pháp khắc phục, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể thấy, sau khi ăn huyết áp tăng hay giảm sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần hiểu cơ thể của mình để biết được các vấn đề có thể xảy ra, giúp huyết áp luôn ổn định.

Một số lưu ý để giúp huyết áp luôn ổn định sau khi ăn

Để  giữ huyết áp luôn ổn định sau các bữa ăn, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ăn ngày để tránh việc ăn quá no, dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Thay vì dùng 3 bữa chính bạn có thể chuyển thành 5 bữa để thấy sự khác biệt.
  • Bổ sung khoảng 200 – 300ml nước trước khi ăn sẽ giúp bạn thấy nhanh no hơn. Qua đó lượng thức ăn vào hệ tiêu hóa cũng giảm nên hoạt động hấp thu dinh dưỡng sau ăn cũng nhẹ nhàng hơn. Nhu cầu về năng lượng của các cơ quan tiêu hóa không nhiều sẽ giúp ngăn ngừa tăng/giảm huyết áp.
  • Tránh ăn nhiều bánh mì, cơm, đồ có gas, có cồn hoặc thực phẩm giàu carbohydrate. Bởi những loại thức ăn này được tiêu hóa, hấp thu nhanh trong hệ tiêu hóa nên cần các cơ quan phải làm việc nhiều hơn, khiến huyết áp không ổn định.
  • Thời điểm huyết áp thay đổi nhiều nhất là 30 – 60 phút sau khi ăn, vậy nên bạn hãy nghỉ ngơi bằng cách nằm hoặc ngồi để tránh bị đau đầu, ngất xỉu, chóng mặt…
  • Đừng quên tập thể dục thể thao hàng ngày, đây là biện pháp giúp tăng cường sức khỏe, phòng nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh liên quan đến huyết áp.
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn ổn định huyết áp
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn ổn định huyết áp

Sau khi ăn huyết áp tăng hay giảm đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở trên đây. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về vấn đề này và có những giải pháp để giúp huyết áp luôn ổn định, cơ thể luôn khỏe và phòng tránh nhiều bệnh tật.

Tài liệu tham khảo

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

20/09

hôm nay

21/09

Ngày mai

22/09

Ngày kìa

+

Khác