Bệnh Nhân Bị Huyết Áp Thấp Có Uống Được Quả La Hán Không?

Ngày cập nhật: 23/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
Đánh giá bài viết

Huyết áp thấp có uống được quả la hán không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Bởi đây là loại quả có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe cực kỳ tốt. Tuy nhiên, với những đối tượng mắc bệnh nền, việc dùng quả la hán liệu có an toàn? Để tìm hiểu về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp

Công dụng của quả la hán

Quả la hán còn được gọi là hạt la hán hoặc hạt hồi – một loại hạt nhỏ được sản xuất từ quả của cây la hán (Elettaria cardamomum). Không chỉ là cây thảo mộc nổi tiếng trong Y học cổ truyền, chúng còn được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực Ấn Độ và Trung Đông.

Quả la hán còn được gọi là hạt la hán hoặc hạt hồi
Quả la hán còn được gọi là hạt la hán hoặc hạt hồi

Quả la hán có hương thơm đặc trưng nên được dùng làm gia vị trong nấu ăn cũng như trong Y học truyền thống. Theo nghiên cứu, loại quả này có thể mang tới cho người dùng những công dụng hữu ích như sau:

  • Kích thích tiêu hóa, làm giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và khó tiêu.
  • Giảm đau, giảm viêm, đặc biệt là với những bệnh nhân bị đau dạ dày, đường ruột.
  • Làm dịu cảm giác khó chịu do nôn mửa, nhất là khi đi tàu xe hoặc mang thai.
  • Có thể tăng cường quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Hương thơm từ quả la hán có thể làm dịu cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và giúp thư giãn tinh thần hiệu quả.
  • Có tác dụng tốt với hệ hô hấp, giúp làm dịu cảm giác ho và giảm đờm.
  • Nếu dùng đúng cách, quả la hán có thể góp phần cải thiện một số vấn đề do bệnh tim mạch gây ra.
  • Cải thiện táo bón, hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể.
  • Hỗ trợ giảm cân, làm chậm quá trình lão hóa nhờ các chất chống oxy hóa tự nhiên.

Trước khi sử dụng quả la hán với mục đích điều trị hay làm gia vị, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo không gây tác dụng phụ.

Người bị huyết áp thấp có uống được quả la hán không?

Bản chất của tình trạng huyết áp thấp chính là áp lực máu tác động lên thành mạch thấp khiến máu di chuyển chậm. Lượng máu không đủ khả năng để đi đến hết các tế bào của cơ thể. Từ đó gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy,… Thậm chí trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể bị ngất xỉu, suy giảm chức năng thận hoặc mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.

Người bị huyết áp thấp thường phải dùng thuốc để kiểm soát tình trạng. Ngoài việc dùng thuốc, có rất nhiều người truyền tai nhau về việc sử dụng quả la hán nhằm giúp cải thiện tình trạng tốt và an toàn hơn. Tuy nhiên, người bị huyết áp thấp có uống được quả la hán không?

Người bị huyết áp thấp có uống được quả la hán không? Câu trả lời là có
Người bị huyết áp thấp có uống được quả la hán không? Câu trả lời là có

Theo các chuyên gia, quả la hán là loại quả thanh nhiệt, bổ máu nên những người bị huyết áp thấp vẫn có thể sử dụng loại quả này hàng ngày. Song nếu bạn bị huyết áp thấp kèm theo tình trạng lạnh bụng, suy nhược, ăn uống không ngon miệng,… thì cần hạn chế dùng để tránh làm các triệu chứng thêm trầm trọng.

Mặt khác, bệnh nhân có thể gặp tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, giảm bạch cầu, huyết áp nếu cơ thể phản ứng với dược tính của quả la hán. Vì thế, bệnh nhân bị huyết áp thấp chỉ nên dùng quả la hán với liều lượng vừa đủ mỗi ngày. Nếu thấy cơ thể mệt mỏi, xuất hiện hiện tượng rối loạn tiêu hóa thì phải ngưng sử dụng và tới gặp bác sĩ ngay.

Cách sử dụng quả la hán cho người bị huyết áp thấp

Quả la hán rất dễ sử dụng và thường được dùng độc vị thay vì kết hợp cùng các dược liệu khác. Để dùng quả la hán hỗ trợ điều trị chứng huyết áp thấp, bạn có thể tiến hành theo hướng dẫn dưới đây:

  • Rửa sạch, phơi khô quả la hán để dùng dần.
  • Với người bình thường muốn uống giải khát có thể ngâm quả la hán với nước nóng hoặc hãm như trà để uống.
  • Trường hợp muốn dùng quả la hán như một vị thuốc để cân bằng huyết áp, bạn cho quả la hán vào nước, sắc như sắc thuốc bình thường. Mỗi ngày bệnh nhân cần uống từ 15 – 30g nhằm tăng cường hệ miễn dịch và duy trì huyết áp.

Lưu ý khi dùng quả la hán cho người bị huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp sử dụng quả la hán cần lưu ý những điều sau:

  • Hãy chọn những quả la hán có ruột hơi ướt, đậm màu vì chúng rất giàu dinh dưỡng và uống ngon nhiều so với quả có màu nhạt hoặc phần ruột đã khô.
  • Nên thái lát để dùng sắc thuốc sẽ nhanh và có thể dùng lâu hơn.
  • Màu của quả la hán khi pha có màu đậm, vịt ngọt nhẹ. Trong trường hợp chưa đạt được mức độ này, bạn có thể lấy thìa dằm nát miếng la hán ra để các dưỡng chất có thể được hòa tan.
Màu của quả la hán khi pha có màu đậm, vịt ngọt nhẹ
Màu của quả la hán khi pha có màu đậm, vịt ngọt nhẹ
  • La hán để khô sẽ có vị như mùi mốc nên bạn không nên lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên mọi người nên bảo quản chúng ở trong tủ lạnh để tránh bị hư hỏng.
  • Uống nước la hán ấm nóng nếu bạn hay bị lạnh bụng, lạnh chân tay hoặc suy nhược cơ thể.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng quả la hán hỗ trợ trị huyết áp thấp.

Huyết áp thấp có uống được quả la hán không? Câu trả lời là . La hán là loại quả phổ biến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và người bệnh bị huyết áp thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mọi người chỉ nên dùng với lượng vừa đủ theo khuyến cáo. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về loại quả này.

Xem Thêm:

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

05/10

hôm nay

06/10

Ngày mai

07/10

Ngày kìa

+

Khác