Tìm Hiểu Về Cách Đo Huyết Áp Động Mạch Xâm Lấn

Ngày cập nhật: 19/03/2024 Biên tập viên: An Nguyệt

Huyết áp là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của tim mạch. Tuy nhiên, việc đo huyết áp không phải lúc nào cũng đơn giản, đặc biệt là khi bệnh nhân gặp phải các tình trạng huyết động không ổn định. Để đảm bảo việc theo dõi chức năng tim mạch một cách chính xác nhất, phương pháp đo huyết áp động mạch xâm lấn đã trở thành tiêu chuẩn vàng trong ngành y học. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp đo này trong bài viết.

Thế nào là huyết áp động mạch xâm lấn?

Huyết áp động mạch được hiểu là áp lực của máu tác động lên thành của động mạch, hình thành do lưu lượng máu trong động mạch, sức co bóp của trái tim và sức cản ngoại vi. Có hai giá trị chính liên quan đến huyết áp động mạch được gọi là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa, là áp lực máu cao nhất khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu, là áp lực máu thấp nhất khi tim đang ở giai đoạn tâm trương).

Theo đó, huyết áp động mạch xâm lấn nhằm chỉ một phương pháp đo huyết áp trực tiếp tại động mạch, hay gọi tắt là IBP, thực hiện thông qua việc sử dụng một ống thông nhỏ (còn gọi là Catheter) được đưa vào động mạch. Đầu của Catheter được kết nối với một máy ghi dữ liệu để theo dõi huyết áp liên tục.

huyet ap dong mach xam lan
Huyết áp động mạch xâm lấn là phương pháp đo huyết áp trực tiếp tại động mạch

Cơ chế hoạt động của phương pháp đo IBP:

  • Theo dõi huyết áp liên tục và chính xác trong thời gian dài, giúp cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng huyết động của bệnh nhân.
  • Điều chỉnh lượng dịch chống sốc một cách thích hợp dựa trên dữ liệu huyết áp liên tục, từ đó giúp cải thiện hiệu suất điều trị.
  • Giúp lấy máu từ động mạch để xét nghiệm khí máu nhiều lần.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đo huyết áp bằng IBP ở những trẻ béo phì, trẻ nhũ nhi (trẻ trong giai đoạn đầu tiên sau sơ sinh) có thể không chính xác và cần được đánh giá kỹ lưỡng để tránh sai sót.

Ưu và nhược điểm của phương pháp IBP

Ưu điểm của phương pháp này là khả năng cung cấp dữ liệu chính xác về huyết áp mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi như ánh sáng, tiếng ồn hoặc vận động của bệnh nhân. Điều này giúp cho việc đánh giá chức năng tim mạch trở nên chính xác và toàn diện hơn.

Không những thế, phương pháp huyết áp động mạch xâm lấn còn cho phép theo dõi huyết áp liên tục trong suốt thời gian, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng huyết động của bệnh nhân một cách toàn diện và kịp thời. Khác với những phương pháp đo thông thường (sử dụng áp kế và tai nghe), IBP có thể được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm cả những trường hợp như sốc, hạ huyết áp, suy tim cấp, phẫu thuật tim mạch, bệnh nhân suy thận,…

Tuy nhiên, phương pháp IBP cũng có nhược điểm. Cụ thể là các quy trình y tế phức tạp để đưa ống Catheter vào đúng vị trí trong động mạch. Đồng thời, phương pháp này cũng tồn tại nguy cơ nhiễm trùng hoặc tổn thương động mạch do việc xâm lấn không đúng cách. Ngoài ra, chi phí và thời gian để thực hiện phương pháp IBP cũng cao hơn so với phương pháp đo huyết áp thông thường.

Khi nào cần đặt Catheter đo huyết áp động mạch xâm lấn?

Đặt Catheter đo huyết áp động mạch xâm lấn được chỉ định trong các tình huống sau đây:

  • Đối tượng cần theo dõi áp huyết động mạch liên tục (trường hợp bệnh nhân mắc suy hô hấp) để đánh giá chức năng hô hấp và chuyển động của huyết áp.
  • Bệnh nhân đang có nguy cơ gặp phải các vấn đề về huyết động trong và sau phẫu thuật (do vừa trải qua ca phẫu thuật tim và can thiệp vào các mạch máu lớn).
  • Bệnh nhân sốc kéo dài hoặc mức huyết áp giảm nặng, cần phải kiểm soát huyết áp một cách cẩn thận để đảm bảo tuần hoàn máu ổn định và ngăn ngừa tổn thương cho cơ thể.
  • Trường hợp bị sốt xuất huyết nặng (độ III và IV kèm theo sốc).
  • Bệnh nhân cần hồi sức mà không có đường truyền khác, việc đo huyết áp động mạch xâm lấn có thể là lựa chọn phù hợp để đảm bảo kiểm soát huyết áp và chức năng tuần hoàn.
  • Người cần chụp mạch, thay máu thông qua đường tĩnh mạch vào – động mạch ra.
  • Trường hợp đặc biệt không thể đo áp huyết bằng cách thông thường.
huyet ap dong mach xam lan
Bệnh nhân gặp vấn đề về huyết động trong và sau phẫu thuật cần đặt Catheter

Kỹ thuật đo chính xác

Trước khi thực hiện đo cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  • Monitor hiển thị dữ liệu.
  • 1 chai NaCl 0,9% dung tích 500ml và 1 bơm tiêm 1ml.
  • Brassa, thước thợ, 1 dây cáp, 1 bộ đo huyết áp động mạch xâm lấn.

Quy trình thực hiện như sau:

  • Gắn chai dung dịch NaCl 0,9% đã pha Heparin vào Brassa và sử dụng bơm tiêm để tạo áp suất trên 200mmHg.
  • Mồi dịch vào bộ đo, sau đó đặt vào Catheter.
  • Xác định vị trí zero để điều chỉnh thiết bị.
  • Nối bộ cảm biến đo áp lực với dây cáp và kết nối dây cáp với Monitor để hiển thị dữ liệu.
  • Tiến hành định mức zero.
  • Theo dõi sóng điển hình của huyết áp động mạch xâm lấn và số liệu trên Monitor để đảm bảo quá trình đo diễn ra chính xác.
huyet ap dong mach xam lan
Các dụng cụ cần thiết khi đo huyết áp động mạch xâm lấn

Lưu ý trong quá trình đặt Catheter động mạch

Một số lưu ý quan trọng khi đặt Catheter động mạch:

  • Tuân thủ vô khuẩn từ khâu chuẩn bị cho đến chăm sóc sau phẫu thuật đặt Catheter để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Trong quá trình đặt Catheter động mạch, có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như nhiễm trùng tại chỗ hoặc nhiễm trùng toàn thân, mất máu do lấy mẫu để xét nghiệm, tắc mạch do đông máu, sưng đau, viêm tại vị trí nối Catheter, thiếu máu chi và tắc Catheter. Vì vậy cần theo dõi thường xuyên để phát hiện vấn đề và xử lý sớm.
  • Thay băng cho bệnh nhân 2-3 ngày/lần để đảm bảo vệ sinh và ngăn chặn nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở vị trí đặt Catheter.
  • Hạn chế lưu Catheter quá 7 ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chọn mức báo động cho huyết áp tâm thu và tâm trương để phát hiện sớm các biến động không mong muốn.
  • Kiểm tra lưu thông của Catheter nếu huyết áp không dao động và theo dõi các chỗ nối trên bộ đo để tránh rủi ro chảy máu ồ ạt.

Việc đo huyết áp động mạch xâm lấn là một phương pháp chính xác để đánh giá sức khỏe tim mạch của bệnh nhân. Tuy nhiên, để thực hiện đúng và hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh, kỹ thuật và theo dõi sau khi đặt Catheter để đảm bảo an toàn trong quá trình đo.

Tài liệu tham khảo:

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác